Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

Kinh nghiệm làm bài thi Vật lý của thủ khoa


Thủ khoa các trường đại học lớn chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi môn Vật lý, đặc biệt nhấn mạnh đọc kỹ câu hỏi của đề bài để biết được mục tiêu cần giải quyết.

Trước hết, các em phải học theo lối tư duy bài tập và phải nhớ một điều “cách giải chỉ nằm trong đề bài”. Để tư duy được một bài tập chúng ta nên đi theo một trình tự như sau:
+ Nhấn mạnh vào câu hỏi của đề bài nhằm biết được mục tiêu cần giải quyết ở đây là gì.
+ Biết được mục tiêu rồi thì cần liên hệ đến các dữ kiện đề bài cho. Mỗi dữ kiện ta phải suy ra, tính toán được một hệ quả cần thiết liên quan đến yếu tố của câu hỏi. Điều này đặc biệt quan trọng, nếu không xử lý được hết dữ kiện của bài tập thì chúng ta sẽ không làm được bài tập đó và hãy nhớ là “không được bỏ sót một dữ kiện nào”.
Ví dụ:
Đề thi đại học 2011: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 là:
Từ mục tiêu tính khoảng cách giữa 2 vật m1 và m2, chứng tỏ quá trình chuyển động của 2 vật này sẽ khác nhau => phân tích quá trình chuyển động của 2 vật: Ta thấy ban đầu 2 vật ghép sát và chuyển động nhanh dần và không có yếu tố nào tách 2 vật ra cả => 2 vật chuyển động cùng vận tốc cho tới vị trí cân bằng. Khi tới vị trí cân bằng, tại đây là một vị trí đặc biệt. Khi bắt đầu qua vị trí này vật m1 gắn với lò xo sẽ chuyển động chậm dần còn vật m2 chuyển động thẳng đều vì bỏ qua ma sát. 2 vật chuyển động cùng vận tốc cho tới vị tới vị trí cân bằng nên vận tốc chuyển động thẳng đều của m2 chính bằng vận tốc cực đại của 2 vật ở tại vị trí cân bằng.
Có thể các em sẽ cho rằng cách giải trên dài trong khoảng thời gian đi thi. Nhưng đây là một trong những bước đi đầu tiên của việc phân tích bài toán. Còn khi đã quen với cách tư duy + làm nhiều + phân tích dữ kiện nhanh thì chúng ta chỉ gói gọn bài toán trong 1, 2 công thức bởi đơn giản các dữ kiện đã được chúng ta xử lý ngay trong đầu theo thói quen của bộ não.
Chính vì vậy mà đôi khi đọc bài làm của một học sinh khác hoặc của một quyển sách nào đó thì thường có câu hỏi là tại sao họ lại làm được như thế này? Hay làm sao mà nghĩ được như vậy. Các bạn học giỏi chỉ cần ngồi nhẩm nhẩm là ra kết quả. Câu trả lời đơn giản rằng họ đã làm quá nhiều bài tập, các dữ kiện trong bài tập đó đơn giản họ đã từng xử lý ở một bài tập khác liên quan cho nên khi đọc bài tự bộ não sẽ tìm đến kết quả của dữ kiện luôn chứ không cần phải làm dài dòng như trên.
Do đó, phương pháp nêu trên cũng chỉ chiếm một phần định hướng cho các bạn mà thôi. Muốn đạt được kết quả cao thì rất cần phương pháp nhưng thời gian rèn luyện lại càng quan trọng hơn, có phương pháp mà không rèn luyện thì cũng không có tác dụng. Cái tiên quyết vẫn là chăm chỉ đặt lên hàng đầu.
Khi đã rèn luyện một thời gian lâu thì bài toán trên bạn sẽ chỉ đơn giản là giả quyết như sau:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét