Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

Phương pháp giải bài tập bảo toàn động lượng trong vật lý

1. Định luật bảo toàn động lượng:
- Điều kiện áp dụng: HỆ KÍN
- Xác định động lương của hệ trước và sau tương tác.
- \vec{p} = \vec{p'} Hay: \vec{p_1}+ \vec{p_2} + \ldots = \vec{p'_1} + \vec{p'_2} + \ldots
- Vẽ hình các \vec{p} . Các em cần chú ý: \left\{\begin{array}{c} \vec{v} {\nearrow}{\nearrow} \vec{p} \\ p = mv \\ \end{array} \right.
- Chuyển về biểu thức đại số:
Cách 1: Chọn hệ trục Ox, Oy thích hợp và dùng phương pháp hình chiếu.
Cách 2: sử dụng quy tắc hình bình hành. Thường cách này được sử dụng khi các vectơ \vec{p} tạo thành các tam giác vuông, tam giác đều, tam giác cân.
2. Ví dụ minh họa:
 Một viên đạn khối lượng 2 kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250 m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Biết mảnh 1 bay với vận tốc 250 m/s theo phương ngang. Hỏi mảnh thứ hai bay theo phương nào với vận tốc bằng bao nhiêu?
Giải:
- Trước tiên, các em sẽ nhận thấy hệ này là hệ kín vì:
\vec{F_{noi luc}} (làm cho viên đạn nổ) >> \vec{P} (ngoại lực)
- Trước khi nổ, ta có: \vec{p} = \vec{p_{dan}} = m.{\vec{v}}
- Sau khi nổ, viên đạn tách ra thành 2 mảnh nên: \vec{p'} = \vec{p_1} + \vec{p_2} với \vec{p_1} , \vec{p_2} lần lượt là động lượng của mảnh 1 và 2.
- Theo định luật bảo toàn động lượng, các em sẽ có: \vec{p} = \vec{p_1} + \vec{p_2} (*)
Sau khi phân tích các yếu tố xong,theo yêu cầu của đề bài, các em phải xác định phương và vận tốc của mảnh 2. Nghĩa là: cần phải xác định được \vec{p_2} .
- Muốn vậy, ta tiến hành vẽ hình bình hành để xác định \vec{p_2}
- Đầu tiên, vẽ vectơ \vec{p}, \vec{p_1} đã biết hướng.
  • dongluong2\vec{p} : \uparrow ;
  • |p| = mv = 2. 250 = 500 (kg.m/s)
  • \vec{p} : \rightarrow
  • |p_1| = m_1.v_1 = 1.250 = 250 (kg.m/s)
- Dùng quy tắc hình bình hành vẽ vectơ \vec{p_2}
- Chuyển về biểu thức đại số:
Cách 1: Chọn trục Oxy như hình vẽdongluong1.
Chiếu (*) xuống 2 trục Ox, Oy. Ta có:
\left\{\begin{array}{l} Ox: 0 = p_1 - p_{2x} \\ Oy: p = p_{2y} \\ \end{array} \right.
\Rightarrow \left\{\begin{array}{l} p_1 = p_{2x}= p_2sin{\alpha} (1)\\ p = p_{2y}= p_2cos{\alpha} (2) \\ \end{array} \right.
Lấy (1) chia cho (2) ta có: \tan{\alpha} = { \dfrac{p_1}{p}} = { \dfrac{1}{2}} \Rightarrow \alpha = 26^o33'
Suy ra: p_2 = { \dfrac{p_1}{\sin{\alpha}}} = 559 (kg.m/s)
Do đó: v_2 = { \dfrac{p_2}{m_2}} = 559 (m/s )
Cách 2:
dongluong3\vec{p} \perp \vec{p_1} nên  xét tam giác vuông OAB.
Theo định lý Pitago ta có:
p_2 = \sqrt{p^2+p_1^2} = 559 (kg.m/s)
Suy ra: v_2 = { \dfrac{p_2}{m_2}} = 559 (m/s )
Ta lại có, Trong tam giác vuông OAB:
\tan{\alpha} = { \dfrac{p_1}{p}} = { \dfrac{1}{2}} \Rightarrow \alpha = 26^o33'
Vậy sau khi nổ, mảnh 2 bay theo hướng chếch lên, hợp với phương thẳng đứng 1 góc 26^o33' , với vận tốc 559 m/s
Nhận xét:
- Với bài toán này, thì ta sử dụng cách 2 sẽ cho kết quả nhanh hơn.
3. Bài tập áp dụng:
Bài 1: Giải lại ví dụ trên nếu mảnh 1 bay theo phương lệch 1 góc 60 so với đường thẳng đứng.
Đ/S: 433 m/s, hợp với phương thẳng đứng góc 3o^o
Bài 2: Viên đạn khối lượng m = 0,8 kg đang bay ngang với vận tốc v_0 = 12,5 m/s thì vỡ làm hai mảnh. Mảnh 1 có khối lượng m_1 = 0,5 kg , ngay sau khi vỡ rơi thẳng đứng xuống với vận tốc 20{\sqrt{3}} m/s . Tìm độ lớn và hướng vận tốc của mảnh 2 ngay sau khi vỡ.
Đ/s: 66,7 m/s, hợp với phương ngang 1 góc 6o^o
Bài 3: Viên đạn khối lượng m = 0,8 kg đang bay ngang với vận tốc v_0 = 12,5 m/s thì vỡ làm hai mảnh ở độ cao H = 20 m.
Mảnh 1 có khối lượng m_1 = 0,5 kg , ngay sau khi vỡ rơi thẳng đứng xuống đứng và khi sắp chạm đất có vận tốc v_1^{'}40 m/s . Tìm độ lớn và hướng vận tốc của mảnh 2 ngay sau khi vỡ. Bỏ qua lực cản không khí.
———————————————————————————————————————————————-
Nguyễn Hoàng Trúc (Mrs)
Thạc sĩ Quang học.
Giáo viên bộ môn Vật Lý.
Trường Trung học thực hành – ĐH Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh

Nguồn: go

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét