Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Trương Hán Siêu

Trương Hán Siêu (…- Giáp Ngọ 1354)
Danh sĩ, tác giả đời Trần Anh tông, tự Thăng Phủ, quê làng Phúc Thành, huyện An Khánh (sau đổi là Gia Khánh) tỉnh Ninh Bình.
Tag: gia sư lịch sử tại nhà.
Ông vốn là môn khách của Hưng Đạo vương, năm 1308 ông được Anh tông bổ làm Hàm lâm học sĩ. Đời Minh tông giữ chức Hành khiển. Sang đời Hiến tông làm Môn hạ hữu ti Lang trung, đến đời Dụ tông đổi sang Tả Tư lang kiêm chức Kinh lược sứ ở Lạng Giang, rồi thăng Gián nghị Đại phu Tham chính sự.
Năm Qúi Tị 1353, ông lãnh Thần sách quân trấn nhậm ở Hóa Châu. Không bao lâu ông cáo bệnh xin về nghỉ, nhưng về chưa đến kinh sư thì ông mất năm 1354.
Sau khi mất ống được truy tặng là Thái Bảo.
Ông có bài Bạch Đằng giang phú được truyền tụng và soạn:
Linh Tế tháp kí (bài kí Tháp Linh tế)
Quảng Nghiêm tự bi văn (bài văn bia chùa Quảng Nghiêm).
Ngoài ra ông và Nguyễn Trung Ngạn hợp soạn bộ Hoàng triều đại điển, Hình luật thư (X. Nguyễn Trung Ngạn).
Ông có danh tiếng về văn chương, chính trị. Các vua Trần Hiến tông, Trần Dụ tông đều gọi ông bằng thầy.

Nguồn:Thư viện Trung tâm sưu tầm và tập hợp.

Thứ Ba, 26 tháng 8, 2014

Sự liên quan giữa não bộ và ngôn ngữ của trẻ

(GDVN) - Việc đưa trẻ đi mầm non không chỉ đơn giản để cho bé có môi trường vui chơi cùng bạn bè, mà còn có những khía cạnh khác mà phụ huynh cần quan tâm hơn.

Có không ít phụ huynh nghĩ rằng lý do nên đưa trẻ đi mầm non vì không có thời gian chăm sóc và theo dõi con cái.

Tuy nhiên, việc đưa trẻ đi mầm non không chỉ đơn giản là để cho bé có một môi trường vui chơi cùng bạn bè, hoặc được các cô cho ăn theo đúng lịch trình dinh dưỡng, mà việc đi mầm non còn có những khía cạnh khác mà phụ huynh cần quan tâm hơn. 
Một trong số đó chính là sự phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn từ 18 tháng tuổi trở lên. Đây chính là thời điểm mà các bé nên đi mầm non để có môi trường cọ sát với ngôn ngữ một cách thực tế và linh hoạt, là lúc mà ba mẹ nên bắt đầu có sự  quan sát kỹ càng cũng như dành thời gian quan tâm  chia sẻ cùng trẻ, giúp trí não trẻ được phát triển tối ưu nhất.
Não bộ và sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Não của trẻ em được lập trình sẵn về mặt di truyền với các quá trình cần thiết cho việc học tập và đặc biệt là học tập ngôn ngữ.

Những khả năng được lập trình sẵn này tương tác với môi trường mà trẻ học được từ nền văn hoá và hệ thống ngôn ngữ mà trẻ sống ở trong môi trường đó. Đối với trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ được chia làm 2 giai đoạn: Trước 12 tháng tuổi – giai đoạn tiền ngôn ngữ và Sau 12 tháng tuổi – giai đoạn ngôn ngữ.
Chính ngôn ngữ đã góp phần quan trọng trong việc phát triển tư duy, hình thành và định hình nhân cách, kích thích trẻ tích cực trong các hoạt động sáng tạo… Ngôn ngữ là phương tiện hữu hiệu để giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh chính xác, rõ ràng, sâu sắc.

Thông qua ngôn ngữ, trẻ cũng biết những gì nên, không nên, từ đó sẽ dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức. Khi não xử lý nhiều thông tin ngôn ngữ nhập vào hơn, não sẽ trở thành một bộ xử lý ngôn ngữ có kỹ năng và hiệu quả hơn. 
Giai đoạn trẻ từ 18 tháng tuổi chính là giai đoạn cần tập trung nhiều nhất để trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai.
Một trong những khám phá quan trọng nhất về sự phát triển não bộ của trẻ cho thấy rằng bộ não trải qua những giai đoạn then chốt trong việc học hỏi.

Nếu bạn ngăn bộ não không cho nó tiếp xúc thông tin trong khoảng thời gian trọng yếu này, thì bộ não có thể sẽ không bao giờ có được cơ hội phát triển tối ưu như ở giai đoạn này so với các giai đoạn khác.

Mặt khác, một số trải nghiệm sớm có thể giúp tăng cường sự phát triển của bộ não còn đang hoàn thiện, và có khả năng làm thay đổi hành vi trong suốt đời người.
Vậy còn vấn đề phát triển song ngữ cho trẻ?
Giai đoạn trẻ từ 18 tháng tuổi chính là giai đoạn cần tập trung nhiều nhất để trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai.

Đối với các gia đình có dự định hướng cho bé học trong môi trường quốc tế thì đây chính là giai đoạn mà phụ huynh nên bắt đầu lên kế hoạch để bé được học song ngữ ở độ tuổi này.

Nghiên cứu gần đây cho biết trẻ em không chỉ có thể phân biệt được hai ngôn ngữ ở bất kì độ tuổi nào, mà những thuận lợi về khả năng tri nhận (nhận thức, tư duy, suy nghĩ), bắt nguồn từ việc tiếp xúc ngôn ngữ thứ hai, bắt đầu từ sớm khi chúng còn là trẻ sơ sinh.
Tiến sĩ Mike Assel (Phó Giáo sư University of Texas Health Science Center ở Houston) cho biết, nếu một đứa bé dưới 2 tuổi thường sử dụng câu ngắn, không có chủ ngữ thì những trẻ mẫu giáo bắt đầu nói được những câu hoàn chỉnh và diễn đạt cảm xúc của mình tốt hơn hẳn.

Chúng trả lời câu hỏi chính xác hơn, dùng những từ mới và nói những điều thực sự vui nhộn. Và thay vì lặp lại những câu nói nghe được, chúng còn bắt đầu diễn giải thêm cách hiểu của mình về thế giới.

Đặc biệt, các bé sẽ trải qua thời kì phát triển kĩ năng nói trong độ tuổi từ 2 đến 5, vốn từ của trẻ sẽ tăng lên (tới mức không thể đếm được) và bé sẽ kết hợp ba hoặc nhiều từ hơn trong một câu, phát âm rõ ràng hơn.

Đồng thời, những kĩ năng về ngôn ngữ, vận động và xã hội của các em bộc lộ một cách vượt trội ở lứa tuổi này, đem đến những cột mốc phát triển đặc biệt lí thú và rất đáng yêu.
Việc phát hiện ra trẻ em tiếp xúc với hai ngôn ngữ trước tuổi lên 10 sẽ đạt tới những cột mốc ngôn ngữ then chốt.
Trong một nghiên cứu công bố năm 2010, nhà tâm lí học Esther Adi-Japha (Trường Bar-Ilan Universit, Israel) đã phát hiện rằng những đứa trẻ song ngữ từ 4 đến 5 tuổi cho thấy tính sáng tạo nhiều hơn những đứa trẻ đơn ngữ khi được yêu cầu vẽ một căn nhà hay một bông hoa tưởng tượng. 

Trong khi đó, dữ liệu từ cuộc nghiên cứu 2008 từ phòng thí nghiệm của Laura-Ann Petitto (Nhà thần kinh học, Gallaudet University ở Washington) phát hiện ra trẻ em tiếp xúc với hai ngôn ngữ trước tuổi lên 10 sẽ đạt tới những cột mốc ngôn ngữ then chốt, như việc nói ra những ngôn từ đầu tiên và học cách đọc sách.
Bà cho biết “Những đứa trẻ này hiểu được chúng có hai ngôn ngữ khác biệt nhau ngay từ ban đầu và chúng không bị lúng túng gì cả”.

Đơn cử là trong một trường hợp điển hình từ những gia đình nói tiếng Anh, với những đứa trẻ trong gia đình này khi được học tại những trường nửa Tây Ban Nha, nửa Anh thì sẽ làm những bài kiểm tra đọc tốt hơn các bé chỉ học duy nhất chương trình tiếng Anh. (Nguồn: Scientific American Mind)
Những dẫn chứng trên có thể cho ta thấy rằng, về cơ bản, não bộ của trẻ trong độ tuổi đi mầm non không hề có phản ứng mạnh mẽ nào đối với việc học song ngữ; mà ngược lại, chính môi trường học song ngữ hoặc điều kiện được tiếp xúc với ngoại ngữ thứ hai ngay từ bé sẽ giúp cho con bạn có được một nền tảng vững chắc.

Riêng đối với tiếng Anh, nếu có lợi thế từ nhỏ thì trẻ không chỉ đọc hiểu một cuốn sách hay, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức từ kho tàng tri thức trên thế giới mà còn có thể  kết nối cùng bạn bè quốc tế và tự tạo cơ hội cho chính mình  trên con đường học vấn và sự nghiệp trong tương lai.
Tại trường Mầm non Canada Maple Bear, các phương pháp học tiếng Anh sinh động như: học theo chủ đề, giảng dạy tích hợp.
Thế nhưng, trên thực tế thì để kích thích sự phát triển tư duy ngôn ngữ, trẻ cần có được cơ hội sinh hoạt và học tập trong một môi trường mà đòi hỏi sự giao tiếp ngôn ngữ liên tục không ngừng. 

Và một ngôi trường mầm non quốc tế với bạn bè từ những quốc tịch khác nhau, đội ngũ giáo viên bản ngữ nhiều năm kinh nghiệm, tận tâm trong công việc và tâm lý với con trẻ… sẽ là một môi trường thực sự phù hợp cho bé.
Tại trường Mầm non Canada Maple Bear, các phương pháp học tiếng Anh sinh động như: học theo chủ đề, giảng dạy tích hợp, trung tâm học tập và học tiếng Anh "hòa trộn" dành cho các bé từ 18 tháng đến 6 tuổi sẽ giúp các bé phát huy tối đa tiềm năng Anh ngữ của mình.
Phương châm “Trẻ em là trung tâm, an toàn và yêu thương” của Maple Bear sẽ khiến phụ huynh an tâm và hài lòng hơn khi gởi gắm con trẻ học tập tại đây.
Với Maple Bear, học không chỉ là tiếp thu mà còn là quá trình khám phá, thúc đẩy sáng tạo, không ngừng đặt câu hỏi, vận dụng kiến thức để thực hành và vui chơi tập thể, rèn luyện sức khỏe. Đây là những yếu tố giúp cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Có một người thầy như thế

(GDVN) - Bỏ lại môi trường dạy học thuận lợi ở đất liền, thầy quyết định đến với các em vùng biển đảo xa xôi để cống hiến.
Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh chị em ở thôn Cổ Lũy, xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa ( Quảng Ngãi), tuổi thanh thiếu niên trải qua thời kỳ bao cấp đầy khốn khó, bao chúng bạn cùng trang lứa nghỉ học giữa chừng nhưng cậu học trò nhỏ Lê Văn Linh vẫn lặng lẽ, kiên trì đến trường, đến lớp, ôm ấp ước mơ sau này trở thành thầy giáo dạy học.

Lựa chọn nơi khó khăn để đến
Bản tính luôn biết vượt khó, cần cù, chăm chỉ, siêng năng học hành đã giúp cậu học trò của trường THPT số 1 Tư Nghĩa sớm đạt được ước mơ, bằng kết quả thi đỗ vào khoa Sử- Giáo dục công dân khóa 10 của trường Đại học sư phạm Quy Nhơn. Sau 4 năm trời đèn sách vất vả, môi trường đại học nơi đây đã tôi luyện, cung cấp, trang bị cho cậu sinh viên Lê Văn Linh những kiến thức và phương pháp dạy học cần thiết để bước vào nghề dạy học. Tốt nghiệp ra trường, về quê nhà, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi có quyết định phân công thầy giáo trẻ Lê Văn Linh công tác ở một nơi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đó là: trường THPT Lý Sơn thuộc huyện đảo Lý Sơn, cách đất liền 20 hải lý.

Có cậu con trai, học hành nỗ lực, ra trường trông mong con làm việc  gần nhà để đỡ tần, phụ giúp cha mẹ già yếu, nay  phải đi công tác nơi biển đảo xa xôi đầy sóng gió nên gia đình ai ai cũng buồn và lo lắng. Một số anh em bạn cùng lứa đại học thương  cảm, muốn tốt cho thầy, còn  bảo thầy tìm người có thân có thế,  nhờ xin lãnh đạo Sở cho ở trong đất liền, chứ ra ngoài đảo cực khổ, nguy hiểm khôn lường. 
Thầy Linh với nhóm học sinh giỏi môn Lịch sử.
Thầy giáo trẻ Lê Văn Linh không hề hoang mang, dao động mà trái lại rất bản lĩnh, tự tin, tìm cách động viên, trấn an  gia đình, cha mẹ và vui vẻ khăn gói ra đảo nhận nhiệm vụ mới.

Thầy Linh tâm sự: “Thời gian đầu ra đảo, thấy trường lớp mới thành lập tạm bợ, ọp ẹp, chẳng có mấy học sinh, vả lại điều kiện sinh hoạt nơi đó rất tùng tú, khó khăn, thiếu điện nước trầm trọng, mùa biển động tàu bè, đi lại đầy trắc trở, tôi và nhiều thầy cô giáo từ đất liền nản lắm. Song tình yêu nghề tha thiết có từ thuở nhỏ và thương lắm cái bản chất mộc mạc, hiền hòa, đáng yêu của người dân và học sinh biển đảo là động lực chính để tôi vượt qua chính mình đồng thời gắn bó và làm việc hết mình. Nơi đây đã giúp tôi trưởng thành”
12 năm công tác tại Lý Sơn, thầy Linh có những tình cảm và kỷ niệm khó quên với đồng nghiệp, học sinh và người dân biển đảo.

Thầy Huỳnh Văn Long, Phó Hiệu trưởng, trường THPT Lý Sơn ( Quảng Ngãi) cho biết khi cho biết về thầy Linh đã nói: “Tôi là dân gốc ở đây. Có thời gian dài, thầy Linh công tác tại ngôi trường  đặc biệt này, tôi nhận thấy Thầy Linh là thầy giáo tuyệt vời. Rất tận tụy giúp đỡ học sinh, nhất là các em nhà nghèo. Công việc được giao: đoàn thanh niên, giám thị, quản lý tổ chuyên môn…thầy Linh làm việc nhiệt tình, chu đáo, kỹ lưỡng khó ai sánh bằng. Sống làm việc nơi đất đảo, trong điều kiện khắc nghiệt mà lúc nào thầy Linh cũng vui vẻ, hào hứng, nhiệt huyết, hiếm khi thấy thầy nề hà, than thở, so đo thiệt hơn”.
Không một ngày vơi cạn nhiệt huyết, trách nhiệm
Do hoàn cảnh cha mẹ già yếu, ốm đau luôn, cần người chăm sóc, đến năm 2003, thầy Linh được  Sở GD & ĐT  thuyên chuyển công tác vào đất liền, về  trường THPT Huỳnh Thúc Kháng ( Sơn Tịnh). Người thầy từng nếm sương gió biển đảo xa xôi này sớm hòa nhập, bắt nhịp với công việc, nhiệm vụ ngôi trường mới. 
Thầy Linh nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thầy dành nhiều thời gian đầu tư, củng cố, nâng cao nhiệm vụ chuyên môn. Tình yêu môn Lịch sử, môn Giáo dục công dân cộng với ý thức trách nhiệm cao trong giảng dạy, thầy Linh đã khơi dậy và truyền được niềm hứng thú học bộ môn đến các thế hệ học trò bằng những chi tiết, dẫn chứng phong phú, sống động từ sách vở và đời sống thực tế.

Huỳnh Thúc Kháng là trường mới lên công lập ( trước đây thuộc hệ bán công), ít có nhân tố tốt để chọn, bồi dưỡng, dự thi học sinh giỏi, nhưng khi được nhà trường giao nhiệm vụ  bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử dự cấp tỉnh, thầy Linh năng nổ, tâm huyết đến từng lớp, gặp từng giáo viên để lựa chọn, thuyết phục các em tham gia.

Nhờ vậy, đội tuyển học sinh thi môn Lịch sử của trường do thầy đảm nhiệm năm nào cũng dành thành tích cao trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Mặc dù, nhiều cô cậu học trò ra trường đã lâu, song mỗi khi nhắc đến thầy Linh đều có ấn tượng tốt đẹp, không quên những tiết dạy sâu sắc, thú vị của thầy. 
Đối với công tác giáo chủ nhiệm, ở trường Huỳnh Thúc Kháng khó tìm được giáo viên nào nhiệt tình, thương học trò bằng thầy. Những em cá biệt, hư hỏng, thầy luôn kiên trì với biện pháp giáo dục cảm hóa, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, các giáo viên, bộ phận trong nhà trường để theo dõi uốn nắn, giúp đỡ các em tiến bộ.

Những trường hợp học sinh khó khăn, cá biệt, cha mẹ bất lực, đi làm ăn xa, thầy thường xuyên liên lạc, lặn lội đến tận nhà để tìm hiểu, động viên, khuyên răn con em, phụ huynh.

Em Nguyễn Hữu Hậu, sinh viên môn Lịch sử, khóa 37, trường Đại học Quy Nhơn, vừa mới tốt nghiệp  đại học cũng là một trong những học sinh cá biệt năm nào được thầy Linh cảm hóa.

Giờ gặp lại em vẫn nhớ: “Em là học sinh cá biệt của lớp 12 C7, năm 2009 do thầy Lê Văn Linh chủ nhiệm. Năm đó, nếu không có thầy giáo chủ nhiệm tận tình động viên, giúp đỡ, chỉ ra những lỗi lầm, sai phạm thì em đã bỏ học, đi bụi  đời rồi. Có được thành công bước đầu như ngày hôm nay, em vô cùng biết ơn nhà trường, thầy giáo chủ nhiệm. Em, gia đình em luôn coi thầy Linh là nhân ân, người cha thứ hai của mình vậy” Hậu cảm động cho biết.

Không chỉ giỏi về chuyên môn, say mê với nghề dạy học, công tác chủ nhiệm, thầy Linh còn hoàn thành tốt nhiều công việc khác nhà trường giao. Làm chủ tịch công đoàn trường 8 năm qua, thầy Linh có nhiều đầu tư, biện pháp đổi mới, cải tiến cách thức hoạt động của tổ chức công đoàn  nhà trường, ngày càng đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao hơn.

Trên vách tường vôi đã phai màu của nhà thầy, treo trang trọng khá nhiều giấy khen, bằng khen của huyện ủy Huyện Sơn Tịnh, Công đoàn ngành giáo dục Quảng Ngãi, Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ngãi, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành giáo dục Việt Nam.

Sắp tới đây, thầy còn được nhà trường, Sở GD &ĐT Quảng Ngãi hoàn tất hồ sơ và đề nghị Chủ tịch nước khen thưởng Huân chương lao động hạng ba. Với quá trình 23 năm công tác bền bỉ, chưa một ngày nào vơi cạn nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc, trường lớp, học trò thân yêu, thầy giáo Lê Văn Linh hoàn toàn xứng đáng lời khen ngợi của đồng nghiệp, học sinh và các phần thưởng của các cấp.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Co-mot-nguoi-thay-nhu-the-post148681.gd

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Cha Mẹ Học Cùng Con Như Thế Nào

Mời cả nhà đọc mẩu đối thoại sau giữa người mẹ và người con (học lớp 3).
- Mẹ: Hnay con học những môn gì?
- Con: Toán, TV, Tự nhiên và Xã hội mẹ ạ. 
- Mẹ: Hồi kia, mẹ thích môn Tự nhiên và Xã hội lắm. Thế, hnay con học bài gì vậy? Hay không?
- Con: "Khả năng kì diệu của lá cây", con biết thêm về lá cây mẹ ạ.
- Mẹ: Nội dung chính thế nào con?
- Con: Lá cây có 3 chức năng là hô hấp, quang hợp và thoát hơi nước. Lá cây có nhiều lợi ích cho con người.
- Mẹ: Hay nhỉ! Này con, tại sao khi trời nắng mẹ con mình trú dưới bóng cây lại cảm thấy mát mẻ nhỉ?
- Con: Tại vì lá cây thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ không khí ở đó, lá cây thải ra khí ô-xi làm cho thở dễ chịu mà mẹ.
- Mẹ: Con nói phải! Nhưng đồng thời lá cây hô hấp cũng "lấy đi" ô-xi mà. Vậy, khi đó lượng ô-xi được lá cây thải ra và hấp thụ có cân bằng không con nhỉ? 
- Con: Ờ nhỉ, con không biết mẹ ạ.
- Mẹ: Khi học bài này, con có hỏi gì cô giáo không?
- Con: Con hỏi cô là, về mùa đông, cây bàng trụi lá, khi đó, quá trình quang hợp và hô hấp của cây thế nào?
- Mẹ: Câu hỏi hay quá! Cô trả lời con thế nào?
- Con: Cô bảo, câu hỏi này rất thú vị. Cô cười với con, nói là con về nhà tìm hiểu qua sách báo, in-tơ-nét, cha mẹ... rồi tiết sau cho cô và các bạn biết với.
- Mẹ: Vậy thì con tìm hiểu đi, mẹ cũng muốn biết điều đó.
- Con: Con sử dụng máy tính, hỏi bác "Gù" xem mẹ nhé...
Đây là một ví dụ cha mẹ học cùng con.
1) Có mấy kiểu cha mẹ học cùng con?
- Làm thầy của con: Cha mẹ có thể dạy cho con những cái mới mà con chưa được học ở trường hoặc giúp trẻ vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày. Khi đó, cha mẹ nên đưa con vào tình huống có vấn đề để tạo hứng thú, kích thích tư duy của trẻ. Ví dụ: sau khi con học bài diện tích hình chữ nhật (lớp 3), cha mẹ có thể hỏi: Nhà ta định lát lại sân bằng gạch mới, con tính giúp bố cần bao nhiêu viên gạch, diện tích mạch ghép coi như không đáng kể?
- Làm bạn học với con: Cha mẹ cùng con giải quyết các vấn đề liên quan việc học tập (cùng con làm bài tập, cùng thảo luận, tranh luận với con, cùng giải quyết tình huống có vấn đề với con...). Ví dụ: Sáng mai chủ nhật, mẹ con cùng đi chợ mua thực phẩm cho bữa trưa có khách nhé. Mẹ dự tính chi 300.000 đồng cho việc này. Mẹ con mình cùng bàn xem, mình cần mua bán như thế nào?
- Làm học trò của con: Cha mẹ khéo léo gợi ý, khuyến khích trẻ nhớ lại, dạy lại cho mình những kiến thức trẻ đã học ở trường, trong đó, nêu những câu hỏi "thắc mắc" để phát triển tư duy của trẻ, đề cao những câu hỏi mà trẻ đặt ra cho thầy cô ở trường, khích lệ trẻ tự tìm tòi, tự tìm hiểu những điều mình muốn biết, muốn giúp người khác biết... Trong những trường hợp này, nhiều khi cha mẹ phải "giả vờ" không biết để trẻ khẳng định bản thân. Mẩu đối thoại trên là một ví dụ cho kiểu này. Trong ví dụ trên có 3 câu hỏi đáng lưu ý: 1) Này con, tại sao khi trời nắng mẹ con mình trú dưới bóng cây lại cảm thấy mát mẻ nhỉ?; 2) Nhưng đồng thời lá cây hô hấp cũng "lấy đi" ô-xi mà. Vậy, khi đó lượng ô-xi được lá cây thải ra và hấp thụ có cân bằng không con nhỉ?; 3) Khi học bài này, con có hỏi gì cô giáo không?
2) Tại sao nên tăng cường học cùng con?
- Tạo tình cảm gắn bó giữa cha mẹ và con cái, con cái cảm nhận được sự gần gũi, quan tâm của cha mẹ dành cho mình nói chung và đối với việc học tập của mình nói riêng.
- Giúp trẻ cảm nhận được ý nghĩa của sự học đối với thực tiễn cuộc sống của mình, tạo cho trẻ thói quen gắn nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
- Giúp trẻ học tập một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, hứng thú, qua đó, trẻ củng cố được kiến thức, hình thành được những kỹ năng, nhất là kỹ năng tư duy.
- Cha mẹ biết được việc học tập ở trường của con, học lực của con; từ đó, có biện pháp thích hợp để bù khuyết hay phát triển khả năng của trẻ.
3) Có những thách thức gì khi học cùng con?
- Tra vấn trẻ bởi "ta là cha, là mẹ có quyền đó" (kiểu hỏi này làm trẻ sợ sai, thiếu tự tin...).
- Áp đặt trẻ, nổi nóng với trẻ khi trẻ thất bại (trẻ hoảng sợ, co người lại và "xù lông nhím" làm cho việc cùng học thất bại).
- Thiếu hiểu biết khả năng, năng lực của trẻ, đưa ra nội dung không vừa sức - quá khó hay quá đơn giản (nội dung không vừa sức dễ làm cho trẻ mất hứng thú).
- Thiếu thời gian dành cho trẻ (năm thì bảy họa mới hỏi trẻ vài câu thì cũng ít tác dụng).
- Thiếu kiến thức sư phạm của cha mẹ (cha mẹ không biết đặt ra những câu hỏi, vấn đề thú vị, vừa sức thì khó kích thích được tư duy, gây hứng thú đối với trẻ hay cha mẹ muốn "cùng học" này vào thời điểm không thích hợp đối với trẻ...).
@Làm được người cha mẹ tốt khó quá, các bạn nhỉ.

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

Âu Cơ

Âu Cơ. Tị tổ nòi giống Lạc Việt, vợ Lạc Long Quân. Truyền thuyết kể rằng: Bà sinh một bọc trứng, nở được trăm người con. Các con khôn lớn bà đem 50 người lên núi, 50 người theo cha định cư ở vùng đồng bằng…
Người con cả về sau nối truyền trị nước, xưng hiệu Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang. Thế cho nên trong văn chương truyền khẩu có câu nam nữ đối ca đầy tính sử thi:
Gần nhà xa ngõ khó hỏi thăm/
Con chim chi đẻ trứng ấp ngàn năm rứa bạn tề?
Nở ra nam nữ bộn bề,
Nửa theo quê mẹ nửa về quê cha.
Thiếp hỏi chàng, chàng phải nói ra, /
Em về làm vợ luận là cưới cheo.”


Nguồn:Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Bá Thế 2006, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh, Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Tr. 14.

Tag: gia sư lịch sử tại nhà hà nội

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Chủ Nhật, 3 tháng 8, 2014

Tư Tưởng Nhân Văn Hồ Chí Minh Trong Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9

Tư Tưởng Nhân Văn Hồ Chí Minh Trong Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9
Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. ở Người - một trong những tố chất quan trọng bậc nhất sáng ngời là tư tưởng nhân văn, dòng hợp lưu trí tuệ của nhân loại.

Ngày 28/8/1945 trên căn gác hai của nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội), Bác Hồ bắt đầu dự thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau này Bác nói: "Đó là những giây phút sung sướng nhất của đời mình". Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ở Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945 không chỉ có ý nghĩa đối với nền độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn là sự mở đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới. Bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 đã đánh dấu mốc son lịch sử chói lọi của dân tộc, độc lập và tự do, dân chủ cho nhân dân. Mọi người được bình đẳng, bác ái, được sống, tự do và tìm được hạnh phúc, đó là những từ ngữ đ‹p với nội hàm chất chứa những nội dung nhân văn lớn và sâu sắc mà hàng triệu triệu người mong đợi.
Tag: gia sư lịch sử tại nhà Hà Nội chất lượng cao

Tuyên ngôn Độc lập 2/9 được bắt đầu với một định đề triết học nhân văn dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc". Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: suy rộng ra câu  y có nghĩa là: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".

Kế tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng trích bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, một Nhà nước ra đời trước hết là đảm bảo tính lập hiến, cho nên ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á, đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một trong sáu vấn đề cấp bách hơn cả của chính quyền cách mạng là: "Chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội với chế độ phổ thông đầu phiếu". Ngày 6/1/1946, tất cả công dân Việt Nam, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến... từ 18 tuổi trở lên đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội - cơ quan quyền lực tối cao có quyền lập hiến, lập pháp.

Hơn một năm sau dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9/11/1946, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá I, đã thảo luận dân chủ và thông qua bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và đầu tiên ở Đông Nam á, làm nền tảng pháp lý vững chắc, luật cơ bản của Nhà nước dân chủ nhân dân. Đây là đạo luật đầu tiên khẳng định "Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể chia cắt" (Điều 2 Hiến pháp năm 1946). "Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam..." (Điều 1 Hiến pháp năm 1946) 

Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc luôn gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Bác nói "...nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì". Do vậy, ngay trong những năm tháng đầy thử thách, gian nan như "nghìn cân treo sợi tóc", Bác thường sử dụng "dĩ bất biến, ứng vạn biến" để làm phương châm chỉ đạo cách mạng. Cụm từ "bất biến" theo Bác, đó là "lòng dân". Từ "lòng dân" là chúng ta có mọi lực lượng, sức mạnh để "ứng vạn biến"! Và thực hiện di huấn của Người, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, dân tộc Việt Nam đã tiến hành hai cuộc kháng chiến thần thánh chống hai "đế quốc to" Pháp và Mỹ, giành lại thống nhất đất nước.

60 năm trôi qua, tư tưởng nhân văn, tư tưởng vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày  2/9/1945 trở thành sức mạnh trí tuệ, đến ngay những kẻ thù thực dân xâm lược cũng phải tôn kính, cảm phục; tranh thủ được sự đồng tình của các tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, về với cội nguồn dân tộc, với lẽ sống cao đẹp. Hơn thế nữa, tố chất nhân văn đã giúp Bác tập hợp và lập ra Nhà nước gồm những nhà trí thức trên nhiều lĩnh vực của quốc gia lúc bấy giờ. Đây chính là sự toả sáng của lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc, lòng yêu nước thương dân, niềm khát khao độc lập, tự do của cả dân tộc.

Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 vang vọng mãi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thể hiện rõ chân lý chính nghĩa, pháp lý đanh thép và đạo lý cao cả của dân tộc Việt Nam giành độc lập, tự do. ánh sáng của Tuyên ngôn Độc lập đã khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách mạng Việt Nam hướng lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1092&Itemid=69

Thứ Sáu, 1 tháng 8, 2014

Milky Way nhỏ hơn chúng ta từng nghĩ

Theo một nghiên cứu mới, Milky Way nhỏ hơn so với các nhà thiên văn từng nghĩ. Lần đầu tiên, các nhà khoa học có thể đo lường chính xác khối lượng thiên hà chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta.
- Gia sư hà nội, chúng tôi nhận gia sư tại nhà Hà Nội.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khối lượng Milky Way bằng khoảng một nửa của thiên hà láng giềng Andromeda - thiên hà có cấu trúc tương tự thiên hà của chúng ta. Milky Way và Andromeda là hai thiên hà lớn nhất trong một khu vực các thiên hà, mà các nhà thiên văn học gọi là cụm thiên hà địa phương (Local Group)

Các nhà khoa học nói rằng khối lượng dư của Andromeda phải tồn tại dưới dạng vật chất tối, một chất vô hình mà chúng ta chưa có nhiều hiểu biết, tạo ra hầu hết các khu vực phía ngoài của các thiên hà. Họ uớc tính rằng Andromeda có chứa vật chất tối gấp đôi so với Milky Way, đó là lí do khiến nó có khối lượng gấp đôi thiên hà của chúng ta.

Các nhà nghiên cứu nói rằng công việc này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về cấu trúc của các khu vực bên ngoài các thiên hà. Phát hiện của họ cũng cung cấp thêm bằng chứng ủng hộ thuyết vũ trụ đang mở rộng.

Mặc dù hai thiên hà có dạng giống nhau, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể chứng minh được thiên hà nào là lớn hơn.

Các nghiên cứu trước đây chỉ có thể đo đựoc khối lượng bên trong ở cả hai thiên hà. Trong nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu còn đo được cả khối lượng của vật chất vô hình được tìm thấy ở khu vực bên ngoài hai thiên hà, và cho biết tổng khối lượng của chúng. Họ nói rằng 90% vật chất của cả hai thiên hà là vô hình.

Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Edinburgh gần đây đã công bố dữ liệu về khoảng cách được biết giữa các thiên hà, cũng như vận tốc của chúng, để tính toán tổng khối lượng của Andromeda và Milky Way.

Tiến sĩ Jorge Penarrubia từ trường Vật lý và Thiên văn của Đại học Edinbrugh, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết "Chúng tôi luôn nghi ngờ rằng khối lượng của Andromeda lớn hơn Milky Way, nhưng đo khối lượng cả hai thiên hà cùng một lúc để chứng minh được, là một điều vô cùng khó khăn. Nghiên cứu của chúng tôi đã kết hợp các đo lường chuyển động liên quan giữa thiên hà của chúng ta và Andromeda với các thiên hà trong danh sách lớn nhất các thiên hà lân cận đã có, để thực hiện công việc này".

Ngọc Ánh (VACA)
Theo Spacedaily