Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

MỘT SỐ BÀI TOÁN CRACKING


Tổ bộ môn Hóa – trung tâm gia sư sư phạm Tài Đức Việt xin giới thiệu với các em học sinh một số bài toán về cracking và lời giải. Nhằm phục vụ các em đang ôn thi tốt nghiệp và luyện thi đại học:

Một số bài toán về Cracking
Bài 1: Craking n-butan thu được 35 mol hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị craking. Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Cho A  qua bình nước brom dư thấy còn lại 20 mol khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn A thì thu được x  mol CO2.
a. Hiệu suất phản ứng tạo hỗn hợp A là:
A. 57,14%.                  B. 75,00%.                  C. 42,86%.                  D. 25,00%.
b. Giá trị của x là:
            A. 140.                        B. 70.                          C. 80.                          D. 40.
Lời giải:
a, Gọi a là số mol C4H10 phản ứng, b là số mol C4H10 dư.
Ta có:
C4H10 -> (H2, CH4, C2H6) + (C4H8, C3H6, C2H4)
Cracking a mol C4H10 được 2a mol (H2, CH4, C2H6, C4H8, C3H6, C2H4) trong đó có: a mol (H2, CH4, C2H6) và a mol (C4H8, C3H6, C2H4).
Vậy A gồm: a mol (H2, CH4, C2H6) và a mol (C4H8, C3H6, C2H4) và b mol C4H10 dư => 2a + b =35 (1)
Không tác dụng với dd Br2 gồm: a mol (H2, CH4, C2H6) và  b mol C4H6 dư => a + b = 20 (2)
Từ (1) và (2) => a = 15, b = 5.
=> H = 15/20*100% = 75%
b, Dùng bảo toàn C suy ra mol CO2 = 4(a + b) => mol CO2 = 80 mol. Đáp án C.
Bài 2: Khi crackinh hoàn toàn một thể tích ankan X thu được ba thể tích hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2  bằng 12. Công thức phân tử của X là:
A. C6H14.           B. C3H8.          C. C4H10.         D. C5H12.
Lời giải:
Nhận xét: Trong phản ứng cacking M(trước) = M(sau).
Vậy: M(X) = 3M(Y). d(Y/H2) = 12 => M(Y) = 24 => M(X) = 72. => Đáp án D.
Bài 3: Khi crackinh hoàn toàn một ankan X thu được hỗn hợp Y (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất); tỉ khối của Y so với H2 bằng 29. Công thức phân tử của X là:
A. C6H14.           B. C3H8.          C. C4H10.                     D. C5H12 
Lời giải:
Tương tự bài 2 => M(X) = 58 => Đáp án C. C4H10.
Bài 4: Craking 8,8 gam propan thu được hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C3H6 và một phần propan chưa bị craking. Biết hiệu suất phản ứng là 90%. Khối lượng phân tử trung bình của A là:
A. 39,6.                       B. 23,16.                     C. 2,315.         D. 3,96.
Lời giải
Dễ thấy: a = 0.18, b = 0.02 (a là số mol C3H8 phản ứng, b là số mol C3H8 dư).
số mol A = 2a + b = 0.38
Mtb = 8.8/0.38 = 23.16 => Đáp án B.
Trên đây là một số bài toán đặc sắc về carking. Các em có thể xem tiếp những phần tiếp theo tại: gia sư tại nhà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét