Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Vài nét lịch sử các kí hiệu cộng, trừ, nhân, chia

Ngay từ khi bắt đầu đi học, ai cũng được làm quen với những kí hiệu của các phép toán cơ bản là cộng (+), trừ (-), nhân ( ×, * hoặc .), chia (:, / hoặc ÷), bằng (=). Ngày nay, những kí hiệu trên được dùng trong nhà trường ở nhiều quốc gia. Chúng ta cùng tìm hiểu vài nét về lịch sử ra đời của những kí hiệu trên nhé.

Ban đầu, khi chưa có những kí hiệu trên, người Hy Lạp cổ đại phải dùng đến lời và chữ số để miêu tả. Chẳng hạn: 2 cộng 3 bằng 5 hoặc 4 cộng 2 nhân 3. Ngày nay, khi học về hỗn số, ta biết khi viết thì hiểu là. Cách viết này được người Hy Lạp cổ đại và người Ấn Độ cổ đại sử dụng từ lâu. Cũng vậy, họ viết hai số cách nhau để biểu thị phép trừ . Nhà toán học người Trung Hoa Lý Thiện Lan đã dùng kí hiệu và T để chỉ phép cộng và phép trừ. Thế kỷ XV, L. Pasoli, một nhà toán học người Italia, đã dùng các kí hiệu chữ Latin là p (từ chữ plus) thay cho phép cộng và chữ m (từ chữ minus) thay cho phép trừ. Chẳng hạn 3p2 và 3m2 hiểu là 3 cộng 2 và 3 trừ 2. Đến năm 1630, sau một thời gian dài được nhà toán học người Pháp F. Vìete (1540-1603) ra sức phổ cập, hai kí hiệu + và - mới được mọi người công nhận rộng rãi. Có lẽ các nhà buôn ở châu Âu thời trung cổ là những người đầu tiên sử dụng hai kí hiệu này để ghi trên hàng hóa của mình. Họ viết như thế có nghĩa là trọng lượng hơi thừa và trọng lượng hơi thiếu của kiện hàng được đánh dấu. Kí hiệu này cũng xuất hiện trong một số tác phẩm của danh họa người Italia L. de Vinci (1452-1519), một người rất say mê toán học. Sách đầu tiên được in có sử dụng hai kí hiệu trên là của J. Widman, người Đức. Sách in năm 1489 tại Leipzig, Đức. Tuy nhiên, trong sách này, hai kí hiệu trên cũng chỉ được hiểu là phần dư và phần khuyết. Năm 1514, G. V. Hoecke, một nhà toán học người Hà Lan, đã xuất bản sách sử dụng dấu + và - trong các biểu thức đại số. Năm 1518, cuốn sách của H. Grammateus về Đại số và Số học đã sử dụng dấu + và - với ý nghĩa phép cộng và phép trừ như ta sử dụng ngày nay.
Khoảng thế kỷ thứ VIII-X ở Ấn Độ đã sử dụng cách viết hai số liền nhau biểu thị tích hai số. Thế kỷ XV, cách viết này cũng được sử dụng trong một bản thảo của M. Stifel. Dấu X được hiểu như là phép nhân được in lần đầu trong sách năm 1631 tại London, Anh của W. Oughtred. Để biểu thị phép nhân, trong bức thư gửi J. Bernoulli, G. W. Leibniz (1646-1716) đã sử dụng kí hiệu. (năm 1694) và × (năm 1698). Năm 1659, sách của nhà toán học người Thụy Sỹ J. Rahn (1622-1676) đã dùng kí hiệu * cho phép nhân.
Người Hindu cổ đại viết số chia dưới số bị chia để biểu thị phép chia. Thế kỷ thứ VIII, M. Ibn AlKhowarizmi, người Udơbêkixtan, đã kí hiệu 6/2 hoặc để chỉ 6 chia cho 2. Kí hiệu ÷¸ lần đầu được sử dụng bởi John Pell (1610-1685), người Anh, năm 1630 và được in trong sách của J. Rahn năm 1659 (đã nói ở trên). G. W. Leibniz sử dụng dấu hai chấm (:) để biểu thị phép chia hoặc phân số lần đầu vào năm 1684.
Dành cho các bạn học sinh. Kí hiệu = của dấu bằng ra đời từ khi nào? 5 phần quà cho những bạn giải đúng gửi đến địa chỉ: Hoàng Trọng Hảo, tạp chí Toán Tuổi thơ, 361 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội, ngoài phong bì ghi rõ: “Dự thi Học mà chơi - chơi mà học của Báo Hànôịmới”.

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Những trò chơi luyện kỹ năng ghi nhớ cho bé

Ghi nhớ là kỹ năng "cầu nối" giữa tập trung và xử lý tình huống. Khả năng này rất quan trọng với sự thành công của mỗi người trong cuộc sống. Vì vậy, trẻ cần được rèn luyện kỹ năng ghi nhớ ngay từ nhỏ để phát huy tiềm năng học hỏi sau này.
Dưới đây là một số trò chơi giúp bé rèn luyện kỹ năng ghi nhớ được giới thiệu trong sự kiện Enfa A+ Brain Expo tại TP HCM và Hà Nội vừa qua.
Hinh_1.JPG
Trò chơi chiếc ly bí mật giúp bé rèn luyện khả năng quan sát và ghi nhớ.
1. Chiếc ly bí mật
Cha mẹ hãy bày một số cặp ly nhựa đồng màu trên bàn, cho một viên kẹo vào một trong những chiếc ly. Bé cần quan sát sự di chuyển của những chiếc ly này để đoán viên kẹo nằm ở vị trí nào. Mẹ cũng có thể cho các viên kẹo đồng màu vào những chiếc ly khác nhau và yêu cầu bé đưa ra đáp án cặp ly nào đang chứa những chiếc kẹo có màu sắc giống nhau. Có câu trả lời chính xác nghĩa là bé có kỹ năng quan sát và ghi nhớ rất tốt.
Hinh_2.JPG
Trò chơi đuổi âm bắt ảnh có sự tương tác phối hợp giữa âm thanh và hình ảnh.
2. Đuổi âm bắt ảnh
Trò chơi này có sự tương tác phối hợp giữa âm thanh và hình ảnh. Mẹ hãy bày ra những bức ảnh loài vật trước mặt bé, cho bé nghe những tiếng kêu của chúng để bé đoán xem tiếng kêu ấy là của loài vật nào. Qua trò này, bé sẽ học hỏi được nhiều hơn về thế giới loài vật quanh mình. Mẹ có thể dễ dàng thực hiện trò chơi này ngay tại nhà bằng cách bắt chước âm thanh của các loài vật quen thuộc.
Hinh_3.JPG
Từ 2 tuổi, bé đã có thể nhận dạng và phân biệt các hình khối qua những trò chơi nhỏ ở nhà.
3. Núi tròn núi vuông
Từ 2 tuổi, bé đã có thể nhận dạng và phân biệt các hình khối qua những trò chơi nhỏ ở nhà. Với các đồ vật có hình tam giác, hình vuông, hình tròn có kích thước khác nhau, bé cần sắp xếp chúng theo đúng hình dáng và kích cỡ. Ở nhà, mẹ cũng có thể cho bé chơi trò này với những hình khối bé hơn được làm từ những mảnh xốp. Trò chơi này sẽ giúp bé ghi nhớ và học hỏi khả năng phân bố màu sắc, kích thước tương ứng của từng loại đối tượng.
Hinh_4.jpg
Mẹ có thể kể chuyện cho bé nghe và minh họa một cách sinh động bằng những con rối nhỏ xinh phù hợp với nội dung câu chuyện.
4. Múa rối
Mẹ có thể kể chuyện cho bé nghe và minh họa một cách sinh động bằng những con rối nhỏ xinh phù hợp với nội dung câu chuyện. Trong lúc đó, cha mẹ đừng quên đặt câu hỏi để bé trả lời. Đây là cách để tạo hứng thú cho bé khi nghe mẹ kể chuyện và từ đó phát triển kỹ năng ghi nhớ của bé. Mẹ nên chọn những câu chuyện phù hợp với lứa tuổi của bé hay những chủ đề mà bé yêu thích. Ví dụ như chuyện kể về loài vật, chuyện cổ tích với các ông bụt bà tiên hay những câu chuyện đương đại dành cho trẻ nhỏ.
Ngọc Bích - VNExpress

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

TÌM 2 SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU

TÌM 2 SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU
Số bé = (Tổng - Hiệu) : 2
Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
Gia sư tiểu học tại nhà
           *.Khi đã tìm được một số nên hướng dẫn học sinh biết lấy Tổng trừ đi số vừa tìm được để được số kia.

         *.Và ta nên hướng dẫn học sinh tìm 2 lần số bé trước bằng Tổng trừ đi Hiệu. Như thế sẽ thuận tiện hơn khi các em gặp trường hợp tìm 3; 4… số khi biết Tổng và các Hiệu của chúng
.

BÀI TẬP

Bài 1:       (Bài giải)
            75-. Tìm 2 số. Biết trung bình cộng của chúng là 36 và số này hơn số kia là 6 đơn vị.


Bài 2:      (Bài giải)
    
        76-.Tìm 2 số lẻ liên tiếp có tổng là 64.


Bài 3:      (tương tự bài 1)            77-.Biết trung bình cộng của 2 số à 84, nếu lấy số lớn trừ đi số bé ta được 12. Tìm 2 số đó.

Bài 4:            78-.Tìm 2 số biết tổng của chúng bằng số chẵn lớn nhất có 2 chữ số và nếu lấy số lớn trừ đi số bé ta được kết quả là12.

Bài 5:            79-.Tìm 3 số lẻ liên tiếp có tổng bằng 219.

Bài 6:            80-.Tìm hai số biết tổng và hiệu của chúng bằng nhau.
                    (Bài 6 - Trang 193 - SGK lớp 4 – NXB GD – 1998)


Bài 7:            81-.Chu vi một hình tam giác là 28dm. Biết một cạnh bé hơn tổng 2 cạnh kia là 8dm. Hai cạnh còn lại chúng hơn kém nhau 6dm.  Tìm số đo mỗi cạnh.

Bài 8:            82-.Một hình chữ nhật có chu vi là 44m. Nếu giảm chiều dài 5m và thêm chiều rộng 3m thì sẽ trở thành hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật.

Bài 9:            83-.Cho tam giác ABC có chu vi là 48m. Cạnh AB hơn cạnh AC 3m nhưng ngắn hơn cạnh BC là 6m.  Tìm số đo mỗi cạnh.

Bài 10:            84-.Tìm 4 số chẵn liên tiếp. Biết tổng của chúng là 484.

Bài 11:            85-.Tìm 3 số. Biết trung bình cộng của chúng là 210. Nếu bớt đi số thứ nhất 40 và thêm vào số thứ hai 10 đơn vị thì được 3 số bằng nhau.

Bài 12:            86-.Tìm 2 phân số. Biết tổng của chúng là17/30 và hiệu là 7/30.

Bài 13:            87-.Trung bình cộng của 2 số là 15. Biết số lớn hơn số bé 8 đơn vị. Tìm 2 số đó.

Bài 14:            88-.An và Bình có tất cả 48 hòn bi. Nếu An cho Bình 3 hòn bi và Bình cho lại An 1 hòn bi thì hai người có số bi bằng nhau. Hỏi trước khi cho nhau, mỗi người có bao nhiêu hòn bi?

Bài 15:            89-.Một cửa hàng bán sách, trên giá có tất cả là 105 quyển sách Toán, Tiếng Việt và sách Khoa Học.Số sách Toán nhiều hơn sách Tiếng Việt là 6 quyển, sách Khoa Học kém sách Toán 9 quyển. Hỏi trên giá sách của cửa hàng có bao nhiêu quyển sách mỗi loại?

Bài 16:            90-.Trong một tuần ba bạn Tý, Sửu và Dần ghi được 87 từ vào một cuốn sổ tay.Tý ghi được nhiều hơn Sửu 5 từ và kém Dần 2 từ. Hỏi trong tuần ấy mỗi bạn ghi được bao nhiêu từ vào sổ ?
                    (
Hướng dẫn: Tương tự bài 104     -   Đáp số:       Sửu  25 ;    30 ;  Dần  32 )

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Các di tích lịch sử nổi tiếng thế giới

Nguồn: vnschool.net

Mời bạn chiêm ngưỡng những công trình cổ được xây dựng từ hàng nghìn năm trước, in dấu tích của những nền văn minh hay triều đại xa xưa, như Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, đền Taj Mahal của Ấn Độ hay tháp Chàm ở Ninh Thuận, Việt Nam.
Venice


Pháo đài Agra, Ấn Độ, cách đền Taj Mahal 2,5 km.

Làng cổ Ait Ben Haddou, Morocco.

Tháp Alcazar, Segovia, Tây Ban Nha.

Đền Taj Mahal, Ấn Độ.

Tháp Po Klong Garai (cụm tháp Chàm) của người Chăm cổ, ở tỉnh Ninh Thuận.

Thành phố cổ Avdat, trên sa mạc Negev, Israel.

Các vũ công Bali bên đền cổ, Indonesia.

Nhà thờ Plaza de Armas, Lima, Peru.

Nhà hát Chan Chaya, cung điện Hoàng Gia, Phnom Penh, Campuchia.

Hoa anh đào nở bên đền Ninna-Ji, Kyoto, Nhật Bản.

Bên kim tự tháp Ai Cập.

Lâu đài Eilean Donan, Loch Duich, Scotland.

El Castillo, Tulum, Yucatan, Mexico.

Pháo đài tại Bonifacio Corsica, Pháp.

Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc.

Lâu đài Himeji, Himeji, Nhật Bản.

Jerusalem, Israel.

Số tự nhiên

I. KIẾN THỨC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
    1. Số tự nhiến nhỏ nhất là 0. Không có số tự nhiên lớn nhất.
    2. Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị. Lấy một số tự nhiên cộng với 1 ta được số liền sau.
    3. Hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị. Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
    4. Giữa hai số tự nhiên liên tiếp không có số tự nhiên nào.
    5. Với 10 chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ta viết được tất cả các số tự nhiên.
    6. Số nhỏ nhất có 1 chữ số là 0, số lớn nhất có 1 chữ số là 9.
    Có bao nhiêu số có 1 chữ số? Có 9 - 0 + 1 = 10 (số)
    7. Số nhỏ nhất có 2 chữ số là 10, số lớn nhất có 2 chữ số là 99.
    Có bao nhiêu số có 2 chữ số? Có 99 - 10 + 1 = 90 (số)
    8. Số nhỏ nhất có 3 chữ số là 100, số lớn nhất có 3 chữ số là 999.
    Có bao nhiêu số có 3 chữ số? Có 999 - 100 + 1 = 900 (số)
    Từ số 5 đến số 27 có bao nhiêu số? Có 27 - 5 + 1  = 23 (số)     Danh sách cán bộ, giáo viên được đánh số thứ tự từ 1 đến 31. Ban giám hiệu từ số 1 đến 4, giáo viên từ 5 đến 27, nhân viên từ 28 đến 31. Hỏi có bao nhiêu giáo viên?

    9. Thêm 1 chữ số 0 vào bên phải của một số, ta đã gấp số đó lên 10 lần.
        Thí dụ: thêm 0 vào số 12 ta được số 120
                                                            120 = 12 x 10.
    10. Thêm 2 chữ số 0 vào bên phải một số, ta đã gấp số đó lên 100 lần; thêm chữ số 0 vào bên phải một số, ta đã gấp số đó lên 1000 lần.
    11. Thêm 1 chữ số vào bên phải của một số, ta đã gấp số đó lên 10 lần và đơn vị bằng chữ số viết thêm .
        Thí dụ: Thêm 2 vào số 12 ta được số 122
                                                            122= 12 x 10 + 2
    12. Thêm chữ số 1 vào bên trái một số có 2 chữ số, ta đã thêm số đó 100 đơn vị
        Thí dụ: Thêm 1 vào số 23 ta được số 123
                                                            123 = 23 + 100
    (Thêm 1 vào bên trái một số có 3 chữ số, ta đã thêm số đó 1000 đơn vị; Thêm 1 vào bên trái một số có 4 chữ số, ta đã thêm số đó 10000 đơn vị)
    (Thêm 2 vào bên trái một số có 3 chữ số, ta đã thêm số đó 2000 đơn vị; Thêm 2 vào bên trái một số có 4 chữ số, ta đã thêm số đó 10000 đơn vị)

Ôi quyển sách Tiếng Việt! Em cảm ơn sách rất nhiều, rất nhiều!

Em không ham những thứ đồ chơi ngộ nghĩnh, cũng không thích những bộ quần áo lòe loẹt. Em chỉ yêu quyển sách Tiếng Việt của em.


Mỗi khi bắt đầu một học kì mới, mỗi năm học mới, cái đợi trông của em chính là quyển sách Tiếng Việt. Nó hấp dẫn em lạ lùng. Cầm nó trong tay, em  không  muốn  rời,  em  cảm  thấy  nó  gắn  bó  với  em  như  một  người  bạn thân. Em vội vàng lật giở từng trang và xem nhanh một lượt. Rồi vào năm học mới, ngày nào em cũng đọc không biết bao nhiêu lần quyển Tiếng Việt này. Trước khi đi học, em đọc lại bài một lượt. Rồi trưa về, thì chiều và tối em lại làm bài tập, lại làm bạn với nó.

Cuốn sách không dày lắm chỉ khoảng hơn trăm trang nhưng chứa đựng biết bao điều mà em chưa biết. Bìa sách giày, láng bóng kính và in hình rất đẹp. Ngay ngắn chính giữa bìa là dòng chữ in đậm và to Tiếng Việt 4. Bìa không phải là một màu đâu nhé mà rất nhiều màu nên trong sách thật mát mắt và sinh động. Đâu phải chỉ có thế, bên trong sách dường như trang nào cũng có hình vẽ. Chỗ là tranh chân dung, chỗ là trang phong cảnh, chỗ lại là tranh con vật, cây cối… Tranh nào trông cũng sống động phù hợp với nội dung các bài tập đọc trong sách. Tất cả học sinh lớp em, ai cầm cuốn sách Tiếng Việt lên cũng cảm thấy thích thú và hấp dẫn.

Ôi!  Quyển  sách  Tiếng  Việt  của  em,  em  yêu  quý  nó  biết  mấy.  Sách  là nguồn tri thức không bao giờ vơi cạn đối với chúng em. Sách dắt dẫn em hành trình đến với những xứ sở xa xôi, đến với châu Âu, châu Mĩ, đến với những thiên tài trong nước và trên thế giới. Em còn được học cách nói năng, cách ứng xử, cách giao tiếp với bạn bè, với bố mẹ, với người thân qua cuốn sách Tiếng Việt này. Sách cho em biết thế nào là chữ nghĩa, thế nào là văn chương,  là  ngôn  từ.  Em  học  được  bao  điều  hay  lẽ  phải  trong  cuốn  sách Tiếng Việt.

Ôi quyển sách Tiếng Việt! Em cảm ơn sách rất nhiều, rất nhiều!

Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Chiến lược học tập dành cho học sinh lớp 12

Bước vào năm học cuối cấp, khác hẳn với những năm học trước, học sinh khối 12 thật sự cần một chiến lược học tập tốt để có thể trải qua những kì thi quan trọng và cũng là ngưỡng cửa quyết định hướng đi sau này.


Nhiều học sinh lớp 12 mang một nỗi ngán ngẩm lớn khi đối mặt với chương trình học cuối cấp. Không riêng những học sinh “chơi bời” hơi nhiều ở những năm trước, những học sinh khá giỏi cũng không thoát khỏi tâm trạng lo lắng về việc học và thi. Những bậc phụ huynh lại cắt đứt ngay những thú vui thường ngày của con cái như xem TV, internet, thể thao với mục đích duy nhất: tập trung học hành chuẩn bị cho thi cử.

Tập trung học cho năm cuối cấp là điều tốt, nhưng tập trung thế nào để việc học tập được hiệu quả là vấn đề không nhỏ. Chưa kể năm học cuối cấp còn rất nhiều điều để nhớ, để làm với bạn bè và thầy cô. Không phải cứ học, học và học là sẽ có kết quả tốt. Bạn có muốn bước ra khỏi trường phổ thông mà không có kỷ niệm gì đáng nhớ? Chiến lược học và chơi mà Hiếu Học giới thiệu sau đây hi vọng sẽ mang đến cho các bạn cái nhìn khả quan và thích thú cho một năm học đầy thành công và đáng nhớ.

Rà soát lại bản thân

Đầu tiên, hãy ngẫm nghĩ và viết ra những gì mình thích làm, thường làm, những gì mình còn thiếu trong học tập, trong tâm lý và trong hoạt động thường ngày. Ví dụ như bạn thích chơi bóng đá, hay ngủ nướng, còn tự ti về bản thân, môn lý, hóa hay văn, sử còn yếu,... Hãy viết thật nghiêm túc về bản thân để chuẩn bị khắc phục những khuyết điểm và phát huy những ưu điểm của mình. Tìm hiểu hướng nghiệp cho bản thân, chọn ban thi cuối năm cũng cần xác định sớm ngay từ thời điểm này. Nếu ví năm cuối cấp như một chiến dịch lớn cả về học tập và giải trí, thì việc nhìn lại bản thân trước khi xung trận là rất cần thiết. Càng hiểu rõ bản thân, bạn sẽ càng có chiến lược thật tốt cho năm học này.


Tớ sợ môn Lí!

Biết mình yếu phần nào

Năm học cuối cấp hầu hết học sinh đều tham gia những lớp học thêm để bổ sung kiến thức cho mình. Lực chọn một lớp học phù hợp đóng vai trò rất lớn trong kết quả học tập của học sinh. Nếu cảm thấy mình hổng khá nhiều kiến thức, hãy theo học những lớp học phù hợp trình độ hoặc nhờ một gia sư dạy kèm riêng cho mình ở nhà. Chọn được giáo viên thích hợp, phương pháp học thích hợp có nghĩa là bạn đã thành công 50% rồi đấy.

Lập kế hoạch, tăng cường thời gian tự học

Gọi là chiến lược, bạn cần có một kế hoạch thật chi tiết cho toàn năm học của mình. Hãy lập kế hoạch dài hạn trước, rồi thời gian biểu ngắn hạn sau. Kế hoạch dài hạn có nghĩa là hãy viết ra những mục tiêu cần đạt được khi hết học kỳ I, hết học kỳ II hay sau Tết, sau tháng 3 cần phải nắm rõ đến chương mấy của mỗi môn học. Để làm được điều này, bạn cần có sự hỗ trợ của thầy cô và những anh chị đi trước. Vậy là bạn cần có trong tay bộ sách giáo khoa thật sớm cùng những mục tiêu cụ thể, rõ ràng.


Tự học!

Sau kế hoạch dài hạn là những bảng thời gian biểu chi tiết hơn. Với những mục tiêu lớn như trên kết hợp cùng những chi tiết về bản thân mà bạn đã lập từ trước, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được thời gian biểu cụ thể cho mình. Lập thời gian biểu thật chi tiết, có cả những giờ tự học, giờ chơi, thời gian giải trí, gặp gỡ bạn bè. Chú ý là kế hoạch được lập ra để ta tôn trọng nó. Trong kế hoạch đã quy định rõ thời lượng học và chơi như thế nào, nếu tuân thủ tốt, bạn sẽ hoàn thành việc học của mình mà vẫn có mặt trong những cuộc vui chơi cùng bạn bè. Nên nhớ là học phải nhiều hơn giải trí bạn nhé.

Trong quá trình học tập, bạn phải thường xuyên rà soát lại kiến thức của mình. Trong thời gian biểu, bạn hãy dành hẳn những khoảng trống đáng kể cho việc xem xét đánh giá lại quá trình học tập của mình. Ví dụ như mỗi cuối tuần phải nhìn lại những điểm tốt, điểm xấu. Mỗi cuối tháng hãy xem lại mình có đi đúng tiến độ học tập của kế hoạch dài hạn chưa. Ghi chú rõ ràng cụ thể những điểm mình còn yếu, còn chậm, còn chưa đạt được để khắc phục ngay trong thời gian sắp tới.

Chơi vào lúc nào?

Bạn hãy dành những khoảng thời gian cụ thể trong thời gian biểu cho việc giải trí, vui chơi. Bạn cần lựa chọn cho mình những phương pháp giải trí không gây nghiện. Có thể là chơi thể thao với bạn bè, đi dạo, qua nhà bạn chơi, xem TV hay lướt web. Nếu là tín đồ của một game online nào đó, có lẽ bạn nên từ bỏ nó thôi. Các game online rất hay gây nghiện, làm bạn sẽ sa đà vào nó và quên mất kế hoạch học tập của mình.


Cùng vui chơi!

Năm học cuối cấp là năm học nhiều kỷ niệm nhất của thời phổ thông. Hãy sống và học tập thật hết mình, thật lành mạnh để có được những ký ức đẹp thời cắp sách đến trường. Lựa chọn, cân nhắc học và chơi sao cho hợp lý không phải là khó, cái khó là bạn có đủ quyết tâm, kỷ luật với bản thân để làm tốt nhiệm vụ của mình hay không. Một tuần có 7 ngày, mỗi ngày có 3 buổi sáng chiều tối, vị chi là 21 buổi. Không lẽ 21 buổi mà bạn không tìm được kế hoạch học tập và giải trí thật hợp lý cho mình? Hãy lập cho mình một chiến lược thật chi tiết, tuân thủ nó một cách tích cực, ước mơ đại học sẽ nằm trong tầm tay và bạn sẽ có thật nhiều điều để nhớ về một năm 12 đầy ắp bạn bè.

Giúp bạn cải thiện khả năng tập trung

7 bí quyết cực kỳ hữu dụng này sẽ giúp bạn tăng khả năng tập trung không chỉ trong việc học hành, mà còn có thể áp dụng khi làm việc, và nhiều môi trường khác.

Thiếu tập trung là trạng thái tư tưởng bị phân tán thành nhiều luồng khác nhau. Hậu quả là bạn làm việc kém hiệu quả và không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn. Điều đáng tiếc đó là bạn không thể xóa bỏ tất cả những sự phân tán tư tưởng luôn ngăn cản bạn tập trung. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát nhiều yếu tố. Dưới đây là một vài chỉ dẫn giúp bạn cải thiện khả năng tập trung để học tập, làm việc một cách hiệu quả.

1. Đặt ra những mục tiêu cụ thể
    
Đặt ra những mục tiêu cụ thể cho buổi học của bạn. Tốt nhất, bạn hãy lập ra danh sách những việc cần làm và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Mục tiêu rõ ràng, hợp lý, khả quan, cụ thể và thích hợp sẽ tạo cho bạn sự tập trung tốt nhất.

2. Thay vì xem ti vi hãy ngủ nhiều

Giúp bạn cải thiện khả năng tập trung 1
Bạn không thể học 24/24 giờ. Cơ thể con người cần được thư giãn và nghỉ ngơi sau khi học tập và làm việc căng thẳng. Bạn hãy dành thời gian cho giấc ngủ thay vì xem ti vi. Thật sự sai lầm khi hy sinh giấc ngủ cho các chương trình giải trí khi bạn có một thời gian biểu học tập nặng nề. 

Nhiều người nghiện ti vi, máy nghe nhạc và trò chơi điện tử. Những thứ này chính là “kẻ đánh cắp” thời gian và khả năng tập trung của họ. Bạn sẽ lãng phí 30%-70% thời gian học tập nếu không được nghỉ ngơi đầy đủ.

3. Nghỉ ngơi đúng lúc
     
Ngay khi bạn nhận ra thể trạng mình đã quá mệt mỏi và bạn không thể tập trung vào bất cứ việc gì thì hãy nghỉ ngơi. Bạn đừng cố gắng học nữa và cũng đừng vội thất vọng với bản thân. Nếu bạn đã thật sự nỗ lực hãy cho phép bản thân nghỉ ngơi, hồi phục năng lượng để quay lại với việc học sớm nhất. Hãy thư giãn và đừng lo lắng về những bài học, coi như hôm nay là ngày nghỉ và hãy xem đó là phần thưởng cho sự nỗ lực, cố gắng của bạn.

4. Chú ý đến chế độ ăn uống
     
Bạn hãy hạn chế ăn các chất béo và đường, đặc biệt là ăn trước khi học. Đồ ngọt sẽ làm bạn buồn ngủ và giảm khả năng tập trung. Thậm chí, cà phê cho nhiều đường sữa cũng làm bạn buồn ngủ hơn. Bạn hãy chú ý đến chế độ ăn uống, ăn vừa đủ protein và càng nhiều trái cây và rau củ càng tốt. Chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung của bạn.

5. Sử dụng nhạc cổ điển

Giúp bạn cải thiện khả năng tập trung 2
Âm nhạc có khả năng hàn gắn những tâm hồn bị tổn thương và khơi dậy cảm hứng sáng tạo. Đối với việc học, âm nhạc mang lại sự thư giãn cho người học. Sử dụng âm nhạc kích thích việc học sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời. Tuy nhiên, không phải bất cứ thể loại nhạc nào cũng thích hợp đối với việc học của bạn, ngược lại còn làm bạn kém tập trung, hạn chế khả năng suy nghĩ.

Nhạc cổ điển là thể loại duy nhất có hiệu quả trong việc học. Bạn có thể tìm đến thể loại nhạc Baroc của phương tây, nhạc phẩm Ấn Độ, Nhật Bản cổ xưa. Thể loại nhạc hiện đại như rock, rap, hiphop. Pop,… không có tác dụng. Nếu bạn biết cách, âm nhạc sẽ giúp bạn cải thiện khả năng tập trung.

6. Tập thể dục
     
Một người có cơ thể cân đối sẽ có khả năng tập trung tốt hơn những người quá béo hoặc quá gầy. Bạn không cần tập luyện những môn thể thao tốn sức như điền kinh, cử tạ,… Những bài thể dục nhẹ nhàng hay đi bộ hàng ngày cũng hỗ trợ cho khả năng tập trung của bạn.

7. Vui vẻ
     
Nếu bạn có chuyện buồn, lo lắng, bạn sẽ không thể tập trung cho việc học. Hãy vui vẻ! Bạn hãy cố gắng cân bằng cảm xúc của mình, nghĩ đơn giản và cười thật nhiều để luôn sống vui vẻ. Bạn có thể nói chuyện với những người lạc quan, đi dạo vào những lúc căng thẳng, nấu ăn, đọc vài quyển sách tâm lý… cố gắng hướng tới cuộc sống cân bằng.

Trên đây là một vài chỉ dẫn đơn giản giúp bạn cải thiện khả năng tập trung. Chỉ cần bạn cố gắng vận dụng nhất định việc học của bạn sẽ đạt hiệu quả cao. Mỗi khi nhận ra sự tiến bộ, bạn hãy khích lệ bản thân bằng một món quả nhỏ hoặc một ngày đi chơi cùng những người bạn. Chúc bạn thành công!

Chủ Nhật, 22 tháng 9, 2013

Bí quyết dạy con thành tài của người Do Thái

Chỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Một trong những “bí quyết” là dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi… từ nhỏ.

Những “bí quyết" này được chia sẻ trong hội thảo về phương pháp nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái, diễn ra tại Hà Nội sáng 30/6.
dothai-1372650188_500x0.jpg
Một bà mẹ Do Thái nuôi con tài năng. Ảnh minh họa: Guardian.co.uk.
Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý, người đã trực tiếp đến Isarel - đất nước của người Do Thái - để tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ tại đây cho biết, cách nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con "tình yêu đống lửa" - tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu "tình yêu tử cung" như phần lớn các bà mẹ Việt. 
Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình yêu khác nhau. Giữa "Tình yêu dòng nước mát" và "tình yêu dòng máu đào", người Israel quan niệm nước mát chỉ giải cơn khát nhất thời còn "dòng máu đào" là tình yêu con  phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời. 
Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.
"Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý  tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ - chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này", bà Hải Lý chia sẻ. 
Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.
Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý  muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”. 
Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản. Theo một nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel thì tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình. Họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi, và thông thường, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.
“Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi”, bà Hải Lý chia sẻ. 
Đồng quan điểm này, bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Israel tại Việt Nam cho rằng, trong thế giới đầy biến động hiện nay, việc giáo dục con luôn cần sự điều chỉnh và đầu tư lâu dài.
Theo bà, ở bất kỳ đâu trên thế giới, cha mẹ và giáo viên luôn là hình mẫu gần gũi của trẻ, vì thế có mối liên hệ tự nhiên, ý nghĩa giữa cha mẹ và con cái. Việc giáo dục trẻ ngày nay phức tạp hơn trước đây nhiều. Thế giới ngày nay thay đổi chóng mặt và người làm cha mẹ đôi khi không bắt kịp. Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin, có khi đi trước bố mẹ một bước, chúng ngày càng độc lập và phụ huynh không thể áp đặt, nhưng vẫn phải giữ vững vị trí là người đi đầu, hướng dẫn. 
Bà cho rằng không một phương pháp giáo dục nào có thể áp dụng cho tất cả trẻ. Bản thân bà có 3 người con, con trai đầu 13 tuổi, con gái thứ hai 8 tuổi và cậu út 5 tuổi, và cũng không thể dạy các con giống nhau vì mỗi bé có một cá tính và khả năng nhận thức khác nhau. 
Nhưng có một điều chung cần thực hiện là các con đều cần được tôn trọng. Bố mẹ khuyến khích trẻ đưa ra ý tưởng riêng, có thể ra ngoài những khuôn mẫu thông thường, thậm chí tranh luận với người lớn. Khuyến khích con đặt câu hỏi để giúp con luôn sáng tạo, linh động... "có lúc tôi cũng thấy hối hận khi không thể thoát ra quanh những câu hỏi bất tận của con", bà Shahar đùa vui. Bà cũng động viên con tham gia các hoạt động ngoại khóa để trẻ phát huy các thiên hướng và những sở trường của mình. 
“Khen ngợi con cũng rất cần thiết, khi con được điểm cao, lúc con thể hiện là một người bạn tốt ở trường... Với trẻ, thất bại cũng quan trọng. Phải để trẻ thử điều mới, phải biết liều lĩnh, để trẻ hiểu rằng không phải mọi điều đều thành công. Khi con làm sai, không phán xét trẻ, để trẻ học hỏi từ thất bại của chính mình và tìm ra cách có thể làm khác vào lần sau”, bà nói. 
Là một nhà ngoại giao, phải đi nhiệm kỳ ở nhiều nước khác nhau, các con của bà Meirav Eilon Shahar cũng gặp nhiều khó khăn khi phải liên tục thay đổi nơi sống và học tập, tìm cách thích nghi với môi trường mới, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau. Bà luôn dạy con tôn trọng người khác, sự khác biệt.
Đến Việt Nam 10 tháng trước, các con đều thấy mới lạ, bà không yêu cầu trẻ phải thích nghi ngay mà chỉ bảo các cháu giữ tư duy tích cực, để ý đến em út. Bé út 5 tuổi không nói được tiếng Anh nên gặp khó khăn khi đến trường, giao tiếp với bạn bè. Bà đã đặt ra một thử thách cho cậu con đầu trong việc giúp em, và cậu bé 13 tuổi đã tự nguyện đi cùng em lên xe bus, kiểm tra xem ở lớp em có làm được bài tập hay có vui chơi với các bạn không... và cháu đã  làm tốt hơn cả mẹ mong đợi. Sau việc này, cháu thể hiện trách nhiệm người anh hướng dẫn em chu đáo.
"Trẻ em ngoài nghĩa vụ còn có các quyền lợi: được tôn trọng, được thất bại, được có ý kiến. Nên đặt trách nhiệm cho con nhưng chỉ vừa sức vì trẻ con luôn cần được vui chơi. Bố mẹ tạo điều kiện tốt nhất cho con, ai cũng muốn con cái thành công nhưng chỉ là người tư vấn, khuyên bảo chứ không ép buộc", bà Shahar chia sẻ.

Học sinh quốc tế du học tại Việt Nam

41 sinh viên quốc tế vừa nhập học chương trình kéo dài 4 năm tại Đại học FPT với học phí du học sinh phải trả rất thấp so với theo học tại châu Âu có nội dung đào tạo không khác biệt.

Trong dịp khai giảng khóa 9 của Đại học FPT hôm qua, ông Nguyễn Thành Nam, Viện trưởng Viện Hợp tác quốc tế của trường cho biết, năm nay trường có nhóm sinh viên quốc tế đầu tiên theo học chương trình đại học chính quy do trường cấp bằng. Học phí cho những du học sinh này là 12.000 USD cho 3 năm và tất cả đều ở nội trú.
"Có 200 sinh viên quốc tế đăng ký du học tại trường, bao gồm cả các nước lớn như Anh, Pháp...Năm học này, 41 em đến từ Hàn Quốc, Nigeria, Cameron, Lào đã sang nhập học, những em khác đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sẽ nhập học trong các năm tiếp theo", ông Nam cho hay.
Các sinh viên quốc tế sẽ theo học hai ngành Công nghệ thông tin và Quản trị kinh doanh. Nội dung và giáo trình đào tạo đồng nhất với chương trình dành cho sinh viên Việt Nam. Du học sinh sẽ học chương trình chính thức vào buổi sáng và học tiếng Việt vào buổi chiều. Cuối tuần, các em sẽ được đi tham quan, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
fpt2.jpg
Các du học sinh dự khai giảng Đại học FPT. Ảnh: HT.
Việc có sinh viên quốc tế du học tại trường không phải theo chương trình hợp tác, trao đổi sinh viên được ông Nam kỳ vọng sẽ tạo môi trường học tập quốc tế năng động. "Lớp có vài chục người nhưng chỉ cần một 'ông Tây' là tất cả sẽ nói bằng tiếng Anh dù không phải đi du học. Vì vậy, dù chỉ có 41 sinh viên quốc tế nhưng sẽ tác động tốt đến cả nghìn sinh viên", ông Nam nói.
Cựu CEO tập đoàn FPT cho rằng, hiện nay Việt Nam đang muốn cạnh tranh với thế giới, nhưng điều quan trọng nhất để có thể cạnh tranh là phải biết tiếng Anh và phải trả lời cho thế giới biết "Việt Nam ở đâu". Mặt khác, Việt Nam cũng cần định vị đúng vị trí của mình trong bức tranh chung của giáo dục thế giới.
Theo báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu 2013-2014 của diễn dàn Kinh tế Thế giới công bố đầu tháng 9/2013, Việt Nam đang xếp thứ 95/148 nước về giáo dục đại học. Theo ông Nam, giáo dục cần được quan tâm ở cấp độ quốc gia và Chính phủ phải "dám" biến Việt Nam thành một điểm du học bởi so với Malaysia, chúng ta cũng có đầy đủ năng lực để tiếp nhận sinh viên quốc tế. 
Nếu làm được điều này, sinh viên Việt Nam được hưởng lợi, các trường đại học cũng có động lực để nâng cao chất lượng, hướng tới các chuẩn mực của một trường đại học quốc tế. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực Việt Nam. 
"Chúng ta tuyển sinh sinh viên quốc tế ở những ngành hiện đại, ít lạc hậu, chương trình đào tạo tương thích với quốc tế. Khi khẳng định được việc du học ở Việt Nam chất lượng không kém gì các nước khác như Anh, Singapore mà học phí lại thấp hơn rất nhiều lần thì dần dần học sinh các nước sẽ lựa chọn du học tại Việt Nam", ông Nam nói.
Tuy nhiên, ông e ngại việc "trí tuệ Việt Nam không kém thế giới nhưng ý chí thì kém hơn nhiều quá". Dẫn chứng việc Malaysia năm 1992 đã đặt ra vấn đề cân bằng sinh viên quốc tế với sinh viên trong nước, họ đã quyết tâm thực hiện và thành công khi cân bằng được lượng tiền thu về và chảy ra trong giáo dục, đồng thời mở được văn phòng tuyển sinh du học Malaysia giữa London.
Vì vậy, theo ông Nam, thương hiệu quốc gia rất quan trọng. Việc tuyển học sinh quốc tế cũng cần nhiều trường đại học trong nước tham gia bởi nhu cầu của người học không chỉ dừng lại ở các ngành mà Đại học FPT đào tạo.
"Đại học FPT mới thành lập còn tuyển sinh được, không cớ gì các trường công lâu năm với cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cao lại không làm được. Các trường chỉ cần lập phòng tuyển sinh quốc tế, còn mạng lưới đại lý và phương pháp thu hút sinh viên quốc tế chúng tôi sẵn sàng chia sẻ", ông Nam nói.
Lee Jaedong, sinh viên người Hàn Quốc cho biết, khi lựa chọn trường để du học đã rất ấn tượng với ĐH FPT bởi đây là trường đại học Việt Nam đầu tiên được công nhận xếp hạng quốc tế ba sao theo chuẩn QS Stars - một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho trường đại học trên toàn thế giới. Điều này chứng tỏ đây là một trong những trường hàng đầu ở châu Á.
 "Việt Nam còn là một đất nước vô cùng xinh đẹp và dễ mến. Tôi rất yêu quý đất nước và con người nơi đây. Tôi lựa chọn học đại học ở Việt Nam cũng một phần vì lý do đó, tôi muốn được học tập và trải nghiệm trong một môi trường hoàn toàn mới, từ đó có thể khám phá nhiều hơn khả năng của chính mình", Lee Jaedong nói.
Hoàng Thùy

 

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Học Thạc sĩ Vi sinh ở tuổi 13

Tại một quốc gia mà nhiều bé gái không được khuyến khích tới trường, Sushma Verma cũng có một thời thơ ấu như nhiều bạn bè cùng trang lứa nhưng lại làm nên một điều khác biệt.

Học Thạc sĩ Vi sinh ở tuổi 13 1
Sushma Verma, 13 tuổi, đọc sách tại nhà ở Lucknow, Ấn Độ
Sushma Verma - cô bé có dáng vóc mảnh khảnh với mái tóc ngang vai, không phải là người duy nhất đạt thành tích cao trong học tập trong gia đình cô. Anh trai cô cũng đã tốt nghiệp trung học khi 9 tuổi và năm 2007 đã trở thành người tốt nghiệp ĐH ngành công nghệ thông tin trẻ nhất Ấn Độ ở tuổi 14.
Cô bé 13 tuổi xuất thân từ một gia đình nghèo phía bắc Ấn Độ này đã bắt đầu theo học chương trình thạc sĩ ngành vi sinh học, sau khi cha cô bán đất để trả học phí cho con với hy vọng đưa con gái vào tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh tại Ấn Độ.
Sushma Verma đã học xong trung học khi mới 7 tuổi và có bằng ĐH khi 13 tuổi. Đó là những thành quả mà cô nói rằng chỉ có thể có được bằng sự hy sinh và động viên của bố mẹ cô - những người nghèo không được học hành.
“Họ cho phép em làm điều em muốn” - Sushma Verma nói trong một cuộc phỏng vấn bằng tiếng địa phương Hindi - “Em hy vọng các bậc phụ huynh khác không áp đặt lên sự lựa chọn của con cái mình”.
Sushma Verma hiện sống một cuộc sống rất khiêm tốn với bố mẹ và 3 đứa em. Cô ăn, ngủ và học cùng với chúng trong một căn phòng chật hẹp ở Lucknow, thủ phủ bang Uttar Pradesh.
Thu nhập duy nhất của họ là khoản lương 200 rupee (3,5 USD) mà hàng ngày của cha cô kiếm được khi lao động tại các công trình xây dựng. Tài sản quý giá nhất của họ bao gồm 1 chiếc bàn học và 1 chiếc máy vi tính cũ. Đây không phải là nơi học tập lý tưởng, cô thừa nhận, “có rất nhiều giấc mơ… tất cả đều chưa thành hiện thực” – Sushma Verma nói và cho biết thêm rằng, không có TV lại là một lợi thế vì “không có gì làm ngoài việc học”.
Sushma Verma học thạc sĩ tại ĐH trung tâm B.R.Ambedkar, thế nhưng trước khi vào học cha cô đã đưa đón cô hàng ngày từ trường về nhà trên chiếc xe đạp để cô bé có thể gặp gỡ các thầy cô giáo trước khi bắt đầu vào học.
Học Thạc sĩ Vi sinh ở tuổi 13 2
Người cha 50 tuổi đưa con gái tới trường
Sự lựa chọn của cô là trở thành một bác sĩ, tuy nhiên cô không thể tham dự kỳ thi vào trường Y cho tới khi 18 tuổi. “Do đó em chọn ngành vi sinh học và sau đó sẽ làm tiến sĩ” – cô bé nói.
Trong gia đình khác, có thể Sushma Verma không thể vào ĐH. Hàng triệu trẻ em Ấn Độ vẫn không được vào trường tiểu học và nhiều em trong số đó là em gái, cha mẹ các em luôn ưu tiên con trai hơn. Một số em đến từ những ngôi làng còn hủ tục chỉ chờ đợi lấy chồng và sau đó gia đình các em sẽ rơi vào cảnh nợ nần vì phải lo hồi môn cho con gái.
Cha của Sushma Verma đã bán mảnh đất 930 mét vuông trong một ngôi làng ở Utar Pradesh với giá tương đương 400 USD để trả một số khoản học phí cho cô. “Điều này bị gia đình và bạn bè phản đối nhưng tôi không còn sự lựa chọn nào khác” – cha cô, ông Tej Bahadur Verma nói.
Một tổ chức từ thiện cũng đã chi khoảng 12.600 USD để hỗ trợ học phí cho cô. “Cô bé này là nguồn cảm hứng cho HS từ gia đình khá giả” – những người có mọi thứ, tiến sĩ Bindeshwar Pathak, người quyết định giúp đỡ sau khi xem một chương trình truyền hình nói về Sushma. Cô bé cũng nhận được hỗ trợ tài chính từ những cá nhân và tổ chức từ thiện khác.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Bài văn tả cảnh thanh bình của miền quê

Bài văn tả cảnh thanh bình của miền quê

Quê tôi là một vùng quê tuyệt đẹp nhưng có lẽ cái làm tôi nhớ nhất vẫn là sự thanh bình ở nơi đây.

Vào buổi sáng sớm , những chú gà trống đứng trên đống rơm trước nhà cất tiếng gáy ò…ó...o…Tiếng gáy như một chiếc đồng hồ báo thức quen thuộc gọi mọi người thức dậy chuẩn bị cho một ngày mới bắt đầu.

Từ các ngôi nhà , những làn khói bếp bay ra hòa quyện cùng không khí làm cho mọi người có cảm giác ấm cúng. Xa xa, mặt trời từ từ hiện lên sau lũy tre làng tỏa từng tia nắng ấm áp làm sương tan dần. Lúc ấy, tôi thường đưa tay đón lấy từng giọt sương như đón lấy những điều may mắn, tốt đẹp cúa một ngày mới. Sương đã tan dần, con đường làng trở nên nhộn nhịp bởi các bác nông dân đang ra đồng gặt lúa.

Trên cánh đồng, lúa đã chín rộ báo hiệu cho một vụ mùa bội thu. Những bông lúa nặng trĩu hạt như trả công cho người nông dân sau bao nhiêu ngày tháng vất vả “dãi nắng dầm sương”. Ánh nắng chiếu rọi làm cánh đồng như một thảm lụa vàng khổng lồ. Đó là cảnh thanh bình giản dị ở quê ngoại em

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Khám phá thư viện ACET

Mỗi ngày thư viện trung tâm ACET (Independent Learning Centre – ILC) đón nhận hơn 200 lượt học viên đến học tiếng Anh, tra cứu tài liệu để trau dồi kỹ năng Anh ngữ.

Hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao các bạn thích đến học tại ILC nhé!
 
Tài liệu tiếng Anh phong phú 
 
Nguồn tài liệu tại thư viện của trung tâm là phong phú và khá đầy đủ. Ở trình độ lớp AE1B của em hiện tại có rất nhiều tài liệu để em tham khảo giúp em dễ dàng nâng cao vốn tiếng Anh của mình…” – Phạm Trần Tiến Đạt (lớp AE1B) chia sẻ.
 
 
Khám phá thư viện ACET 1
ILC tại ACET Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM
 
Theo thông tin từ chị Trương Thị Mạc Đan – Quản lý Tài liệu Học vụ tại Trung tâm ACET, nguồn tài liệu ACET cung cấp cho học viên hiện nay rất đặc biệt bao gồm: “Nguồn tài liệu tự học được ACET đặc biệt tuyển chọn: giúp học viên tự khai thác thông tin mà không cần có người hướng dẫn, có thể áp dụng phù hợp cho từng đối tượng học viên. Bên cạnh đó, ACET cung cấp tài liệu dưới hình thức là những thẻ từ vựng (Vocabulary cards) với mục đích phát triển vốn từ tiếng Anh; thẻ hình ảnh (Images cards) tạo tình huống giúp nâng cao khả năng giao tiếp của học viên. ACET cố gắng cung cấp nguồn tài liệu có thật dựa trên nguồn thông tin từ báo, tập san, website nổi tiếng… giúp học viên kịp thời nắm bắt những sự kiện và diễn biến trên thế giới, từ đó dễ dàng hòa nhập môi trường học tập quốc tế”.
 
Chỉ có tại ACET
 
Giáo trình mới từ UTS: Insearch tích hợp tính năng online study, mỗi học viên sẽ được cung cấp tài khoản truy cập vào nguồn tài liệu của thư viện, bao gồm giáo trình trên lớp và những nguồn tài liệu hỗ trợ phát triển bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết phù hợp với cấp độ của mỗi bạn. Hệ thống Internet Wifi tốc độ cao hỗ trợ học viên dễ dàng truy cập thông tin ở mọi nơi dưới nhiều hình thức khác nhau (điện thoại, máy tính bảng, máy tính cá nhân…).
 
Câu lạc bộ tiếng Anh diễn ra hàng tuần vào các ngày thứ Ba, thứ Tư, thứ Năm (12:15 – 13:15) luôn nhận được sự quan tâm của nhiều học viên. “Mình rất thích cùng thầy  và các bạn hát với nhau bằng tiếng Anh. Khi mình phát âm sai, ngay lập tức được thầy sửa lại ngay. Ngoài ra, trong giờ thảo luận, mọi người cùng nhau chia sẻ những đề tài trong cuộc sống, vừa nâng cao kiến thức, vốn từ vựng, vừa có thêm nhiều cơ hội thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh”. – Hà Kim Ngọc Hà (lớp AE2B).
 
Khám phá thư viện ACET 2
Đề tài thảo luận đa dạng giúp học viên tích cực phát huy khả năng nói tiếng Anh.
 
Khám phá thư viện ACET 3
Giáo viên luôn tận tình giúp đỡ học viên nâng cao trình độ tiếng Anh.
 
Môi trường học tập trung
 
Thư viện ACET được chia thành nhiều khu vực với những tính năng khác nhau phục vụ nhu cầu học tập của từng cá nhân bao gồm: phòng lab, khu vực học tập mở, và khu vực thảo luận. Cho dù ở môi trường nào các bạn đều phải sử dụng tiếng Anh. Học viên khi vào học tại ILC cần tuân thủ nội quy của thư viện, điều này giúp học viên không bị phân tâm trong quá trình học tập.
 
Thư viện ACET là một khu vực học tập vô vùng lý tưởng. Sự tập trung khi học là điều rất quan trọng. Thật ra, có những lúc em rất buồn ngủ, nhưng khi nhìn xung quanh thấy các bạn vẫn miệt mài học tập nên tự nhủ bản thân mình cũng phải cố gắng tỉnh táo rồi học tiếp”; (Phạm Trần Tiến Đạt (lớp AE1B). Đó cũng là một động lực to lớn và lý do các bạn thích đến học tại thư viện trường hơn là tự học tại nhà.
 
Khám phá thư viện ACET 4
Khu vực học tập của các bạn tại phòng lab của thư viện
 
Trung tâm Anh ngữ ACET được thành lập từ năm 2002, tự hào với hơn 10 năm danh tiếng đào tạo  Anh ngữ học thuật và luyện thi IELTS tại Việt Nam. Hiện tại, thư viện Trung tâm Anh ngữ ACET (ILC) tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có 2 cơ sở chính thức: 187 Võ Thị Sáu Quận 3 và 226 Lê Văn Sỹ Quận Tân Bình; ở Hà Nội, hai trung tâm ILC có mặt tại: 26 Bích Câu, Đống Đa và Số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa (Tầng 1 Tòa nhà Ocean Park).
 
Tất cả trung tâm ILC ACET đều được trang bị cơ sở vật chất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu học tốt nhất dành cho học viên.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Được điểm cao đôi khi cũng phải học cách ứng xử khéo

Khi được điểm cao hơn các bạn trong lớp, chúng mình cũng cần phải cư xử sao cho thật khéo để không khiến các bạn cảm thấy khó chịu.

Đi học được điểm cao là niềm mong ước của tất cả các bạn học sinh. Tuy nhiên trên lớp cũng có những tình huống đòi hỏi các bạn phải biết ứng xử một cách khéo léo, tránh gây bất hòa và khiến mọi người có cảm giác thiếu thiện cảm với mình. Bởi được lòng người này thì mếch lòng người kia.

Chẳng hạn, trong giờ kiểm tra Toán, bạn ôn trúng tủ dạng câu hỏi cô đưa ra, nên 4 câu trong đề bạn giải quyết một cách “ngon ơ”. Điều hiển nhiên là bạn được điểm cao. Nhưng các bạn xung quanh và thậm chí là "mặt bằng chung" của lớp điểm lại thấp hoặc chỉ đạt trung bình thì bạn phải ứng xử ra sao? Khoe khoang điểm số của mình hay cười hớn hở trong khi mọi người đang ỉu xìu vì điểm thấp?

Để vừa được mọi người yêu quý, cảm thấy nể phục vì thành tích học tập lại không bị coi là kênh kiệu, khoe khoang, bạn cần phải có cách ứng xử phù hợp.

Được điểm cao đôi khi cũng phải học cách ứng xử khéo 1
Không khoe khoang điểm số

Nếu cả lớp cùng được điểm cao thì bạn có thể trao đổi điểm số với các bạn xung quanh, xem ai được điểm cao hơn, ai sai ở đâu để sửa. Nhưng nếu chỉ một số ít người được điểm cao, trong đó có bạn thì điều này hoàn toàn là không nên.

Hô to: “Tao được 9. Vui quá. Chúng mày được mấy thế. Biết ngay là làm đúng mà” – nếu bạn không muốn nhận được những ánh mắt khó chịu từ một số bạn trong lớp thì tốt hơn hết hãy yên lặng và đừng tỏ vẻ quá khích với điểm số mình đạt được.

Không lên mặt dạy đời

Việc bạn được điểm cao có thể là do sức học của bạn rất tốt hoặc thần may mắn điểm trúng bạn. Những người xung quanh bạn bị điểm thấp không có nghĩa là họ học dốt, đôi khi chỉ là do sơ suất, bất cẩn. Do đó, khi cô trả điểm và nhận bài kiểm tra, bạn không nên quay ngang quay dọc ngó bài của các bạn khác và không cần đợi họ hỏi tại sao chỗ này sai, chỗ kia thiếu chỗ nào mà lại không được điểm tuyệt đối, bạn đã thao thao bất tuyệt phải làm thế này, thế kia. Điều này dễ khiến nhiều bạn có cảm giác khó chịu vì nghĩ rằng bạn đang thể hiện. Thay vào đó, hãy thật điềm tĩnh và khi có bạn nào đó hỏi hãy giải đáp thắc mắc và giải thích giúp họ cách làm bài.

Không thao thao bất tuyệt “Mình thật may mắn”

Khi bị điểm kém, mọi người thường có xu hướng tiêu cực, buồn, bực, khó chịu và cho rằng mình kém may mắn. Do đó, nếu bạn được điểm cao mà lại luôn miệng nói “Mình thật may mắn, hôm qua trúng tủ, đúng là ở ăn ở có phúc đức” sẽ khiến không ít bạn thấy bực mình. Chưa kể, với những bạn được coi là “mọt sách” mà lại luôn mồm nói do mình may mắn sẽ càng khiến ngọn lửa khó chịu trong mắt một số bạn ở lớp dâng cao hơn.

Khiêm tốn, thật thà, giúp đỡ bạn bè

Một lần được điểm cao, hai lần, ba lần hay thậm chí là nhiều lần thì bạn cũng cần phải tỏ ra khiêm tốn, thái độ kênh kiệu, tự tin thái quá sẽ khiến bạn mất điểm thân thiện trong mắt mọi người.

Thà thà là khi bạn bè trong lớp hỏi bạn được mấy điểm thì bạn nên trả lời thật, đừng vì thấy cả lớp điểm thấp mà cũng hạ điểm của mình xuống vài bậc. Điều này tạm thời có thể khiến các “chiến hữu” vui vẻ trong giây lát vì có kẻ đồng cảnh ngộ với mình. Nhưng cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra, khi bị phát hiện điểm số thật, bạn sẽ phải đối mặt với sự nghi ngờ và thiếu niềm tin từ bạn bè.

Khi bạn được điểm cao do sức học của mình, ắt sẽ có nhiều bạn thấy ngưỡng mộ và muốn bạn giúp đỡ giảng bài cho. Đừng từ chối cơ hội này, cũng đừng nghĩ rằng như vậy bạn ấy sẽ giỏi hơn mình. Một vài phút bỏ ra giảng bài giúp các bạn sẽ giúp bạn thu lại rất nhiều: tình bạn, sự ngưỡng mộ, cảm phục và quan trọng nhất là bạn được nhiều người trong lớp yêu quý.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Các bài toán suy luận tiểu học

Các bài toán suy luận tiểu học

Bài 1.

Bác bảo vệ có chùm 10 chìa khoá để mở 10 ổ khoá ở các phòng học. Mỗi chìa chỉ mở được một ổ. Do sơ ý nên Bác không nhớ chìa khoá tương ứng với các ổ. Hỏi Bác phải thử nhiều nhất bao nhiêu lần để tìm được các chìa khoá tương ứng với các ổ khoá ở các phòng học trên?
Giải: Lấy chìa thứ nhất, ta phải thử nhiều nhất là 9 lần thì ta chọn được ổ khoá tương ứng. Như vậy còn lại 9 chìa và 9 ổ.
Tiếp tục lấy chìa thứ hai, ta phải thử nhiều nhất là 8 lần thì ta tìm được ổ tương ứng. Như vậy còn lại 8 chìa và 8 ổ.
Tiếp tục lấy chìa thứ ba, ta phải thử nhiều nhất là 7 lần thì ta tìm được ổ tương ứng. Như vậy còn lại 7 chìa và 7 ổ.
Cứ tiếp tục như thế đến chìa thứ 9 thì ta phải thử nhiều nhất là 1 lần thì tìm được ổ tương ứng. Còn chìa thứ 10 ta không cần phải thử nữa.
Vậy số lần thử nhiều nhất để mở được tất cả các phòng là:
9 + 8 + 7 + 6 + 5 + 4 + 3 + 2 + 1 = 45 (lần)
Đáp số: 45 lần
Bài 2. Trong kho của một đơn vị dân công còn đúng 1 bao gạo nặng 39 kg gạo. Bác cấp dưỡng muốn lấy ra 11/13 số gạo đó để nấu ăn cho dân công. Nhưng trong kho chỉ có một chiếc cân loại cân 2 đĩa thăng bằng và 1 quả cân 1 kg. Bác cấp dưỡng đã làm thế nào để chỉ sau 3 lần cân đã lấy ra đủ số gạo cần dùng ?
Giải:
Số gạo bác cấp dưỡng cần lấy ra là : 39 x 11/13 = 33 kg
Số gạo còn lại sau khi đã lấy ra là : 39 - 33 = 6 kg
Thực hiện như sau:
Lần 1: Đặt quả cân 1kg lên 1 đĩa. Rồi đổ gạo vào đĩa bên kia cho đến khi thăng bằng ta được 1kg gạo.
Lần 2: Đặt quả cân 1kg sang đĩa có 1kg gạo. Rồi đổ gạo vào đĩa bên kia cho đến khi thăng bằng ta được 2kg gạo nữa.
Lần 3: Bỏ quả cân 1kg đi. Cho tất cả 3kg gạo vào 1 đĩa. Rồi đổ gạo vào đĩa bên kia cho đến khi thăng bằng ta được 3kg gạo nữa.
Vậy là ta đã có 3 + 3 = 6kg gạo để lại. Sau đó đem 33 kg gạo trong bao đi nấu cơm.
Bài 3. Một bài kiểm tra trắc nghiệm có 15 câu hỏi. Nếu khoanh đúng 1 câu thì được 5 điểm, khoanh sai hoặc không khoanh một câu bị trừ 5 điểm. Bạn An làm bài được 25 điểm. Hỏi bạn An khoanh đúng bao nhiêu câu?
Giải:
Vì điểm số là 25 nên số câu trả lời đúng nhiều hơn số câu trả lời sai là 5 câu
Tổng các câu hỏi là 15. Số câu trả lời đúng là : (15 + 5) : 2 = 10 (câu)
Số câu trả lời sai là : 15 -10 = 5 (câu).
Nếu đem 1/5 số trâu và 1/3 số bò gộp lại thì được 25 con. Nếu đem 2/3 số trâu và 1/8 số bò gộp lại thì được 36 con. Tính số trâu và số bò.
Giải:
Dùng PP khử : 1/5a + 1/3b = 25 (1) và 2/3a + 1/8b = 36 (2) → 2/3 : 1/5 = 10/3.
Lấy (1) x 10/3
Bài 5. Để lọt vào đội tuyển Giao lưu Toán tuổi thơ, An đã tham gia một số bài kiểm tra, bạn đó tính rằng: Nếu được thêm 3 điểm 10 và 3 điểm 9 nữa thì điểm trung bình của tất cả các bài là 8, nếu được thêm 1 điểm 9 và 2 điểm 10 thì điểm trung bình tất cả các bài sẽ là 7,5. Hỏi bạn An đã được kiểm tra mấy bài?
Giải:
* Trường hợp 1: Điểm trung bình của tất cả các bài là 8
Số bài được kiểm tra thêm là: 3 + 3 = 6 (bài)
Số điểm được tăng thêm là: 10 x 3 + 9 x 3 = 57 (điểm)
Để được điểm trung bình là 8, thì phải “thêm vào” cho các bài đã kiểm tra là:
57 – (8 x 6) = 9 (điểm)
* Trường hợp 2: Điểm trung bình tất cả các bài sẽ là 7,5
Số bài được kiểm tra thêm là: 1 + 2 = 3 (bài)
Số điểm được tăng thêm là: 9 x 1 + 10 x 2 = 29 (điểm)
Để được điểm trung bình là 7,5 thì phải “thêm vào” cho các bài kiểm tra là:
29 – 7,5 x 3 = 6,5 (điểm)
Vậy để tăng điểm trung bình của tất cả các bài kiểm tra từ 7,5 lên 8 điểm thì số điểm phải tăng thêm là: 9 – 6,5 = 2,5 (điểm)
Do đó số bài bạn An đã kiểm tra là: 2,5 : (8 – 7,5) = 5 (bài)
Bài 6. Một người khách trọ có một dây chuyền bằng bạc gồm 7 vòng tròn nối móc vào nhau. Người khách ăn mỗi ngày phải trả cho chủ quán 1 vòng . Người đó ăn trong 7 ngày. Hỏi làm thế nào mà chỉ với 1 lần cắt ở 1 vòng , người khách trả cho ông chủ quán đúng mỗi ngày một vòng ?
Giải:
Đánh số thứ tự các vòng của dây chuyền từ 1 đến 7. Người khách cắt vòng số 3.
Ngày 1: trả vòng số 3.
Ngày 2 trả 2 vòng số 1 và số 2, lấy lại vòng số 3
Ngày 3: trả vòng số 3.
Ngày 4: trả 4 vòng : 4 ; 5 ; 6 ; 7 - lấy lại vòng số 3 và 1, 2
Ngày 5: trả vòng số 3.
Ngày 6: như ngày 2.
Ngày 7: trả nốt vòng số 3
Bài 7. Mẹ lĩnh lương được 2.480.000đồng gồm 50 tờ giấy bạc với 3 loại tờ: 100.000 đồng, 50.000 đồng và 20.000 đồng. Tính số tờ của mỗi loại tiền. Biết số tờ loại 20.000 đồng nhiều gấp đôi số tờ loại 50.000 đồng
Giải:
Trung bình cộng 2 tờ giấy bạc 20.000 đồng và 1 tờ giấy bạc 50.000 đồng là:
(20.000 x 2 + 50.000): 3 = 30.000 (đồng).
Giả sử cả 50 tờ giấy bạc đều là loại 100.000 đồng thì tiền lương mẹ lĩnh là: 100.000 x 50 = 5. 000.000 đồng
Tiền lương thực tế mẹ lĩnh ít hơn tiền lương giả sử là:
5.000.000 – 2.480.000 = 2.520.000 (đồng)
Thay 1 tờ giấy bạc 100.000 đồng bằng 1 tờ giấy bạc trung bình cộng của 2 tờ giấy bạc 20.000 đồng và 1 tờ giấy bạc 50.000 đồng thì tổng số tờ sẽ không thay đổi nhưng tiền lương mẹ lĩnh sẽ thay đổi là: 100.000 – 30.000 = 70.000 (đồng)
Số tờ 2 loại 20.000 đồng và 50.000 đồng là: 2.252.000 : 70.000 = 36 (tờ)
Số tờ loại 100.000 đồng là: 50 – 36 = 14 (tờ)
Số tờ loại 50.000 đồng là: 36 : (1 + 2) x 1 = 12 (tờ)
Số tờ loại 20.000 đồng là : 36 – 12= 24 (tờ)
Thử lại: 100.000 x 14 + 50.000 x 12 + 20.000 x 24= 2.480.000 đồng
Đáp số: Loại 100.000đ: 14 tờ, Loại 50.000đ: 12 tờ, Loại 20.000đ: 24 tờ
Trong phong trào thi đua đạt nhiều điểm mười chào mừng ngày sinh nhật Bác, ngày hôm qua lớp 5A có 4 bạn đạt được điểm 10. Hôm nay lớp 5A có 7 bạn đạt được điểm 10. Hỏi cả hai ngày lớp 5A có bao nhiêu bạn đạt được điểm 10 ?
Giải:
Nếu không có một bạn nào đạt điểm 10 cả hai ngày thì
số bạn đạt điểm 10 cả hai ngày là : 4 + 7 = 11 (bạn)
Nếu có một bạn đạt điểm 10 cả hai ngày thỡ số bạn đạt điểm 10 cả hai ngày là:
4 + 7 – 1 = 10 (bạn)
Nếu có hai bạn đạt điểm 10 cả hai ngày thỡ số bạn đạt điểm 10 cả hai ngày là:
4 + 7 – 2 = 9 (bạn)
Nếu có ba bạn đạt điểm 10 cả hai ngày thỡ số bạn đạt điểm 10 cả hai ngày là:
4 + 7 – 3 = 8 (bạn)
Nếu có bốn bạn đạt điểm 10 cả hai ngày thỡ số bạn đạt điểm 10 cả hai ngày là:
4 + 7 – 4 = 7 (bạn)
Bài 9. Có 100 học sinh giỏi, trong đó có 10 học sinh không phải là học sinh giỏi Toán và Văn, có 75 học sinh giỏi Toán và 83 học sinh giỏi Văn . Hỏi trong số 100 học sinh nói trên có bao nhiêu học sinh giỏi cả Toán và Văn ?
Giải:                                              100 học sinh giỏi
* Số học sinh gỏi Toán hoặc giỏi Văn là: 100 – 10 = 90 (học sinh)
* Trong 90 học sinh giỏi Toán hoặc giỏi Văn thì cứ:
+ Số học sinh giỏi Văn mà không giỏi Toán là: 90 – 75 = 15 học sinh
+ Số học sinh giỏi Toán mà không giỏi Văn là: 90 – 83 = 7 (học sinh)
* Số học sinh giỏi cả Toán và Văn là: 90 – (15+7) = 68 (học sinh)
Đáp số: Giỏi cả Toán và Văn: 68 học sinh.
Bài 10. Ba khối 3,4,5 của một trường có khoảng 570 đến 590 học sinh. Biết 1/2 số học sinh khối 3 bằng 2/3 số học sinh khối 4 và bằng 3/4 số học sinh khối 5. Tính số học sinh mỗi khối? Biết số học sinh cả 3 khối xếp hàng 5 thì không thừa bạn nào.
Giải:
Vì 1/2 số học sinh khối 3 bằng 2/3 số học sinh khối 4 và bằng 3/4 số học sinh khối 5. Do đó ta có: 6/12 số học sinh khối 3 bằng 6/9 số học sinh khối 4 và bằng 6/8 số học sinh khối 5.
Vậy tổng số học sinh của ba khối 3,4,5 là số chia hết cho (12 + 9 + 8) = 29.
Mặt khác số học sinh của cả 3 khối xếp hàng 5 thì không thừa bạn nào nên số học sinh của cả 3 khối là số chia hết cho 5. Trong các số từ 570 đến 590 có các số chia hết cho 5 là: 570, 575, 580, 585, 590. Trong các số đó chỉ có 580 chia hết cho 29. Vậy tổng số học sinh của cả 3 khối là 580 học sinh. Số học sinh của khối 3 là:
580 : 29 12 = 240 (H/S)
Số học sinh của khối 4 là: 580 : 29 9 = 180 (H/S)
Số học sinh của khối 5 là: 580 : 29 8 = 160 (H/S)
Bài 11. Có 4 thùng A; B; C; D trong đó có hai thùng C và D có thể tích như nhau. Giả sử hai thùng A và B đựng đầy nước, nếu rót nước từ thùng A cho đầy thùng C thì trong thùng A chỉ còn 1/6 là nước. Nếu rót nước từ thùng B cho đầy thùng D thì trong thùng B chỉ còn 1/8 là nước.
Giải:
- Vì sau khi rút nước từ thùng A sang thùng C, thì thùng A chỉ còn lại 1/6 là nước nên thể tích thùng A bằng 6/5 thể tích thùng C.
- Vì sau khi rút nước từ thùng B sang thùng D, thì thùng B chỉ còn lại 1/8 là nước nên thể tích thùng B bằng 8/7 thể tích thùng D.
- Vì thể tích 2 thùng C và D bằng nhau nên thể tích cả 2 thùng A và B so với thùng C là:
Theo bài ra 12/35 thể tích thùng C là 12 lít.
Thể tích thùng C (thể tích thùng D) là: 12 : 12/35 = 35 (lít)
Thể tích thùng A là: 35 x 6/5 = 42 (lít)
Thể tích thùng B là: 35 x 8/7 = 40 (lít)
Đáp số: C; D: 35 lít; A: 42 lít; B: 40 lít
Bài 12. Trong mỗi bài kiểm tra Lan đều được điểm 8 hoặc điểm 9 hoặc điểm 10. Số điểm các bài đó Lan cộng lại được 100 điểm. Bạn tính xem Lan đã làm được bao nhiêu bài kiểm tra và mỗi loại điểm có mấy bài? Biết rằng số bài kiểm tra của Lan nhiều hơn 11 bài.
Giải:
Theo đầu bài: số bài kiểm tra của Lan nhiều hơn 11 bài.
Giả sử bạn Lan có 13 bài kiểm tra thì số điểm ít nhất sẽ là:
8 x 11 + 9 x 1 + 10 x 1 = 107 (điểm)
Điều này không thể xảy ra vì: tổng số điểm của Lan chỉ có 100 điểm.
Vậy bạn Lan dự kiểm tra 12 lần.
Số điểm ít nhất của 12 bài kiểm tra:
8 x 10 + 9 x 1 + 10 x 1 = 99 (điểm)
(thiếu 1 điểm so với tổng 100 điểm của Lan)
Nếu Lan có 10 bài điểm 8 và 2 bài điểm 10: 8 x 10 + 10 x 2 = 100 (điểm) thì lại không có bài điểm 9 (không đúng với đầu bài).
Vậy Lan phải có 9 bài điểm 8 và 2 bài điểm 9 và 1 bài điểm 10:
8 x 9 + 9 x 2 + 10 x 1 = 100 (điểm)
Bài 13: Có 10 ví đựng tiền, trong mỗi ví đựng 10 đồng tiền vàng giống hệt nhau, nhưng trong đó có một ví đựng toàn tiền giả. Các đồng tiền thật mỗi đồng tiền nặng đúng 10 gam, các đồng tiền giả mỗi đồng nặng hơn mỗi đồng tiền thật đúng 1 gam. Với một lần cân có quả cân hãy tìm ra ví đựng tiền giả.
Giải:
Ta đánh số các ví tiền từ số 1 đến số 10. Lấy ra từ ví số 1 một đồng, từ ví số 2 hai đồng,... từ ví số 9 chín đồng, còn ví số 10 không lấy ra đồng nào.
Tất cả số tiền lấy ra từ 9 ví là: 1 + 2 + 3 + ... + 9 = 45
Đem 45 đồng tiền vàng này lên cân:
-Nếu cân đúng 450 gam thì ví thứ 10 là ví đựng toàn đồng tiền giả.
-Nếu cân được 450 gam cộng với một số gam lẻ thì số gam lẻ đó chính là số thứ tự ứng với ví đựng tiền giả mà ta cần tìm.
Bài 14. Ban tổ chức của một giải bóng đá xếp lịch thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt (sân khách và sân nhà). Người ta dự tính tổng số trận đấu khi chưa biết rõ số đội tham gia và đưa ra các con số sau đây:
a) 235; b) 240; c) 246; d) 250
Sau khi xem lại, Trưởng ban tổ chức khẳng định chỉ có 1 số chính xác. Bạn thứ kiểm tra xem tổng số trận đấu của giải là số nào? Khi đó sẽ có bao nhiêu đội tham gia thi đấu?
Giải:
Ban tổ chức của một giải bóng đá xếp lịch thi đấu theo thể thức vòng tròn 2 lượt (sân khách và sân nhà). Gọi n là số đội tham gia thi đấu...
Theo quy tắc đấu vòng tròn 1 lượt thì số trận đấu là: n x (n - 1): 2
Như vậy tổng số trận cả lượt đi và lượt về sẽ được tổ chức là: n x (n - 1) BTC người ta dự tính tổng số trận đấu và đưa ra các con số:
a) 235; b) 240; c) 246 ; d) 250
Ta thấy chỉ có số 240 là phù hợp vì: 240 = 2 x 2 x 2 x 2 x 3 x 5 = 16 x 15 → n = 16
Vậy tổng số trận thi đấu là 240 trận và có 16 đội bóng tham gia thi đấu.
Bài 15. Bạn Bình đã có một số con điểm của các bài kiểm tra. Bạn tính rằng trong 5 bài kiểm tra sắp tới nếu được bốn điểm 9 và một điểm 10 thì điểm trung bình của tất cả các bài là 8,5; nếu được bốn điểm 10 và một điểm 9 thì điểm trung bình của tất cả các bài là 8,8. Hỏi bạn Bình đã có mấy con điểm của các bài kiểm tra?
Giải:
Bốn điểm 9 và một điểm 10 so với bốn điểm 10 và một điểm 9 hơn kém nhau tổng số điểm là:
(10 × 4 + 9) - (9 × 4 + 10) = 3 (điểm)
Điểm trung bình của tất cả các bài kiểm tra (theo hai lần tính) hơn kém nhau là: 8,8 - 8,5 = 0,3 (điểm)
Tổng số bài kiểm tra được tính điểm trung bình là:
3: 0,3 = 10 (bài)
Vậy số con điểm của các bài kiểm tra đã có là:
10 - 5 = 5 (con điểm)
Đáp số: 5 con điểm
Bài 16. Chị Hà đi chợ mua bốn loại quả: xoài, táo, cam và lê. Về đến nhà em Nga hỏi chị: “Hôm nay chị mua tất cả bao nhiêu quả?” Chị Hà trả lời:
- Nếu không tính xoài thì có 46 quả.
- Nếu không tính Lê thì có 41 quả.
- Nếu không tính cam thì có 44 quả.
- Nếu không tính Táo thì có 37 quả.
Em hãy tính xem chị Thanh mua bao nhiêu quả mỗi loại?
Giải:
Theo bài ra ta có: Lê + Cam + Táo = 46 quả
Cam + Táo + Xoài = 41 quả
Lê + Táo + Xoài = 44 quả
Lê + Cam + Xoài = 37 quả
Cộng: (Lê + Cam + Táo + Xoài) x 3 = 168 quả
Vậy tổng số 4 loại quả là: 168: 3 = 56 (quả)
Số quả xoài: 56 - 46 = 10 (quả)
Số quả cam: 56 - 44 = 12 (quả)
Số quả Lê: 56 - 41 = 15 (quả)
Số quả Táo: 56 - 37 = 19 (quả)
Bài 17: Có 9 chiếc nhẫn bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có 1 chiếc nhẫn nhẹ hơn. Chỉ dùng 1 chiếc cân đĩa (không có quả cân) thì em dùng ít nhất mấy lần cân để tìm ra chiếc nhẫn nhẹ hơn ấy ?
Giải:
Ít nhất 2 lần cân.
- Chia 9 chiếc nhẫn thành 3 phần mỗi phần 3 chiếc
- Lần 1: Đặt mỗi bên cân đĩa 3 chiếc nhẫn nếu bên nào nhẹ hơn thì chiếc nhẫn nhẹ hơn ở bên đó.
- Lần 2: Lấy 2 chiếc nhẫn ở bên đĩa cân nhẹ hơn bỏ vào 2 đĩa cân: nếu cân thăng bằng thì chiếc nhẹ hơn ở ngoài; nếu cân không thăng bằng thì bên nhẹ hơn là chiếc nhẫn cần tìm.
* Nếu lần 1 cân mà 2 đĩa cân thăng bằng thì chiếc nhẫn nhẹ hơn ở bên ngoài và ta lấy 3 chiếc nhẫn ở ngoài cân như lần 2.
Bài 18: Có 5 đội thi đấu bóng đá với nhau theo thể thức đấu vòng tròn một lượt (hai đội bất kỳ đều phải đấu với nhau đúng một trận). Mỗi trận, đội thắng được 3 điểm, đội thua được 0 điểm, còn nếu hòa thì mỗi đội được 1 điểm. Sau khi đấu xong thì thấy tổng điểm của 5 đội là 19 điểm. Em hãy cho biết đội vô địch được bao nhiêu điểm?
Bài 19. Mẹ đi chợ mua về 5 túi táo và cam. Mỗi túi đựng 1 kg cam hoặc táo. Biết giá 1 kg cam đắt hơn 1 kg táo là 3000 đồng, mẹ đã trả tiền mua cam là 45 000 đồng, tiền mua táo là là 24 000 đồng. Hỏi mẹ đã mua mỗi loại bao nhiêu ki lô gam?
Giải:
Dùng phương pháp thử chọn.
Có tất cả cam và táo là: 1 x 5 = 5 kg. Vì mỗi túi chỉ đựng hoặc cam hoặc táo:
+ Nếu có 1 túi đựng táo, suy ra 1 kg táo giá 24 000đ, vậy 1 kg cam giá:
24 000 + 3 000 = 27 000 đ.
Vậy 4kg cam giá: 27 000 x 4 = 108 000 đ (không thoả mãn)
+ Nếu có 2 túi đựng táo, suy ra 1 kg táo giá:
24 000: 2 = 12 000 đ.
Và do đó giá 1 kg cam là:
12 000 + 3 000 = 15 000 đ.
Vậy có 3 túi cam (là 3 kg) mua với số tiền là:
15 000 x 3 = 45 000 đ. (Thoả mãn đề bài).
+ Nếu có 3 túi táo trở lên thì số tiền mua cam lại ít hơn 45 000 đ .(Không thoả mãn đề bài).
Đáp số: 2 kg táo; 3 kg cam.
Bài 20. Lớp 5A làm bài kiểm tra Toán gồm có 3 bài. Sau khi chấm, cô giáo nhận thấy: cả lớp mỗi em đều làm được ít nhất 1 bài . Trong lớp có 20 em giải được bài 1; 14 em giải được bài 2; 10 em giải được bài 3; 5 em giải được bài 2 và bài 3; 2 em giải được bài 1 và bài 2; 6 em giải được bài 1 và bài 3; có mỗi 1 em giải được cả 3 bài. Hỏi lớp 5A đó có bao nhiêu học sinh?
Giải:
Vẽ sơ đồ: 3 vòng tròn giao nhau. Điền các số vào các ô sao cho: ô trong cùng = 1
ô làm được bài 3 = 1+4+5+0= 10;
ô bài 2 = 1+4+1+8 = 14;
ô bài 1= 1+5+1+13 = 20.
Suy ra số HS cả lớp = 1+1+4+5+8+13= 32 em.
Bài 21. An mang hồng đi đổi lấy lê và táo. Cứ 7 hồng đổi được 2 táo và 1 lê, cứ 3 táo đổi được 2 lê. An đổi hết số hồng thì được 18 táo và 15 lê. Hỏi An mang đi bao nhiêu hồng?
Giải:
Giải bài toán bằng đơn vị quy ước: lấy táo làm đơn vị tính
- 1 lê đổi được số táo là: 3: 2 = 1,5 (táo)
7 hồng đổi được số táo là: 2 + 1,5 = 3,5 (táo)
1 táo đổi số hồng là: 7: 3,5 = 2 (hồng)
Tổng số táo cuối cùng đổi được là = 18 + (15 x 1.5) = 40,5
Số hồng đem đi đổi là: 40,5 x 2 = 81 (hồng)

Tăng hứng thú bằng cách cải thiện môi trường học

Cách hiệu quả nhất để khắc phục khả năng tập trung kém và tăng hứng thú đó là cải thiện môi trường học tập.

Bạn không thể vừa học vừa nghe đài hay xem ti vi. Bạn cũng không thể học trên bàn ăn, nơi những món ngon luôn kích thích vị giác. Bạn càng không thể học bên cạnh chiếc điện thoại kêu “tít tít” suốt ngày. Cách hiệu quả nhất để khắc phục khả năng tập trung kém và tăng hứng thú đó là cải thiện môi trường học tập. Vậy nên bạn cần:
Tag: gia sư tại nhà | gia su tai nha

1. Tạo ra một nơi chỉ dành cho việc học

Tăng hứng thú bằng cách cải thiện môi trường học 1

Nơi lý tưởng dành cho việc học là nơi có không gian yên tĩnh và tạo cho bạn cảm giác thoải mái. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không được học trên giường. Chiếc giường êm ái có thể mang lại cho bạn hứng thú ban đầu nhưng bạn sẽ nhanh chóng mất tập trung và không tỉnh táo. Bạn cũng không thể học trên bàn ăn hay phòng bếp, nơi những món ngon luôn kích thích vị giác của bạn. Hơn nữa, khu vực bếp núc là nơi mọi người thường xuyên ra vào, điều đó sẽ khiến bạn bị xao nhãng. Bạn đừng hy vọng sẽ tập trung đọc sách hay làm bài tập ở đây.

Bạn hãy tự tạo cho mình một không gian quen thuộc dành riêng cho việc học. Bạn nên chọn một nơi riêng tư, ít yếu tố gây xao nhãng, cám dỗ. Cho dù bạn là người có khả năng tập trung cực kì tốt thì cũng không nên chọn những nơi đông người như căng tin hay quán cà phê. Những nơi đó chỉ dành cho lúc thư giãn, trò chuyện với bạn bè, không phải dành cho việc học tập. Bạn có thể chọn cho mình một góc nhỏ quen thuộc trong thư viện trường. Thói quen sẽ giúp não của bạn nhận biết đây chính là nơi để học và bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn. Nơi dễ tìm và thích hợp hơn cả chính là bàn học trong phòng riêng của bạn. Đây là nơi bạn có toàn quyền sử dụng và không bị bất cứ ai khác làm phiền.

Nếu bạn chưa có một nơi học tập lí tưởng, hãy tìm kiếm nó. Bạn cũng nên tìm kiếm một nơi dự phòng để việc học không bị trì hoãn bởi những lúc bạn không thể sử dụng nơi học tập lý tưởng. Nơi học tập chính là cơ sở của sự tập trung và hứng thú.

2. Tạo ra một nơi học tập thoải mái và gây hứng thú

Học tập là một hoạt động diễn ra trong một thời gian dài và rất dễ gây nhàm chán và mệt mỏi. Vì vậy, trước tiên bạn hãy tạo cho mình một nơi học tập thật thoải mái. Một chiếc bàn chắc chắn, chiếc ghế êm ái sẽ làm bạn dễ chịu hơn khi mỗi khi ngồi học. Bạn cần đảm bảo để cơ thể được thoải mái, không gò bó. Bạn nên đặt bàn học cạnh cửa sổ, nơi có đầy đủ ánh sáng và không khí trong lành. Ánh sáng tự nhiên tốt hơn ánh sáng nhân tạo.

Tăng hứng thú bằng cách cải thiện môi trường học 2

Không khí trong lành sẽ cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết để não hoạt động hiệu quả. Không khí mát mẻ sẽ khiến bạn tỉnh táo và tập trung. Khi bạn học vào ban đêm hãy dùng bóng đèn đỏ thay vì bóng đèn huỳnh quang. Đèn huỳnh quang làm cho mắt bị nhức mỏi, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến thị lực. 

Sau khi nơi học tập của bạn đã thoải mái hơn, bạn hãy nghĩ cách để nó trở nên lôi cuốn. Bạn có thể để một chậu hoa, xương rồng, cây xanh trên bàn học để mang lại màu sắc tự nhiên và sự sáng sủa. Hương hoa thơm nhẹ hoặc màu xanh dịu mát có tác dụng làm tinh thần sảng khoái, kích thích sự sáng tạo. Bạn cũng có thể treo những bức ảnh của mình, gia đình, bạn bè ở xung quanh, chúng sẽ làm bạn vui vẻ, giảm ức chế và căng thẳng. Thỉnh thoảng, bạn hãy sắm một cuốn sổ xinh xinh, một vài chiếc bút ngộ ngĩnh.

Bạn cần tạo ra một môi trường cảm xúc và tinh thần tích cực giúp bạn học tập. Góc học tập phải là nơi bạn thích sử dụng. Nếu đó là một nơi yên tĩnh, dễ chịu và lôi cuốn, nó sẽ có tác dụng tốt đối với việc học tập của bạn. Bạn hãy kích thích hứng thú bằng cách cải thiện môi trường học tập. Cuối cùng, khi bạn đã có một nơi lý tưởng dành cho việc học thì bạn cần sẵn sàng học tập ngay lập tức để tiến tới thành công.