Đầu tư cho cả 2 con học ở một trường đại học lớn, ông Tạ Đức Toan phải vay hàng trăm triệu đồng nhưng chưa bao giờ ông thấy lăn tăn về "chiến lược" của mình. Hiện, các con ông đều giành được học bổng sang Nhật.
Hồi thi đại học, Tạ Đức Tùng đỗ cả 2 Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học FPT. Muốn con trở thành kỹ sư cơ khí, bố Tùng còn chủ động đem hồ sơ của con trai nộp vào trường Bách khoa. Nhưng mong muốn của Tùng là trở thành dân IT nên ông Toan đành chịu thua. Kết quả học tập của Tùng ngay năm đầu tiên ở Đại học FPT khiến ông ngày càng tin tưởng con.
Một mình Tùng học ở FPT đã tốn gần 50 triệu đồng mỗi năm nhưng đến khi cô con gái muốn "theo gót anh", cả gia đình ông Toan đều ủng hộ, dù biết con đường phía trước rất khó khăn. Để lo cho việc học của Tùng và Hòa, số tiền vay nợ của gia đình ông Toan cứ theo đó tăng thêm. Nhưng từ ngày 2 con được học bổng sang Nhật, khoản nợ đó đã được gia đình ông Toan trả quá nửa, một phần nhờ số tiền anh em Tùng kiếm được.
Tag: gia sư tại nhà
Nhìn thành quả bước đầu của Tùng và Hòa, ông cho rằng có phải vay mượn cho con đi học cũng xứng đáng. "Không phải cứ học trường lớn là giỏi nhưng tôi thấy môi trường với các cháu quan trọng lắm. Chọn được trường tốt, lại đúng nguyện vọng của con thì khó khăn mấy tôi cũng đầu tư. Kể cả con tôi không được đi Nhật thì với kỹ năng, tri thức, vốn ngoại ngữ các cháu có được, tôi tin chúng có thể vững vàng sống, làm việc ở bất kỳ công ty nào trong nước. Đó là hành trang quý nhất mà vợ chồng tôi có thể cho các con", ông nói.
Cách đây 2 năm, gia đình bà Nguyễn Thị Hà, chủ một quán cơm nhỏ trên phố Hoàng Hoa Thám cũng phải bán nhà cho con sang Canada du học. Khi đó, Phạm Anh Tú (con trai bà Hà) là học sinh lớp 12 của một trường chuyên ở Hà Nội. Tú đam mê ngành khoa học máy tính nhưng lĩnh vực này ở Việt Nam chưa phát triển nên cậu quyết tâm thi lấy học bổng sang Canada.
Sau nhiều vòng thi, Tú giành được học bổng 50% sang Canada học đúng lĩnh vực yêu thích. Nhưng kinh tế gia đình cậu không dư dật, để Tú được thực hiện ước mơ của mình, bà Hà bàn với chồng bán căn nhà ở phố Hoàng Hoa Thám, mua một ngôi nhà nhỏ trong hẻm để lấy tiền gửi ngân hàng chứng minh tài chính cho Tú lên đường nhập học.
"Ngày đó gia đình cũng đắn đo lắm, cả nhà chỉ trông vào cửa hàng đó để sinh sống, bán đi là phải thuê chỗ mở tiệm cơm. Nhưng cháu có khả năng, lại được học bổng, không tạo điều kiện cho con thì không được. Nghĩ lại hồi đấy mình cũng liều, con xa bố, xa mẹ mà hư là mình mất tất, nhưng cũng may, giờ Tú đã có thể vừa đi học, vừa đi làm, tự lo được cho bản thân ở bên đó", bà Hà khoe.
Trao đổi với VnExpress.net, Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho rằng: việc đầu tư cho con cái học tập không nhất thiết phải tính toán theo kiểu lời - lỗ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần đầu tư một cách khôn ngoan, dựa trên khả năng học tập và triển vọng thực sự của con trẻ; sự hứng thú và sự mong mỏi đích thực của con; kỹ năng sống và khả năng thích nghi; khả năng kinh tế của gia đình...
Ở góc độ quản lý tài chính, ông Sơn cho rằng việc vay mượn không hẳn là không tốt nhưng không được phép quá phiêu lưu. Hơn nữa, cha mẹ cần lường trước một đoạn đường dài về việc phát triển kinh tế của cá nhân, gia đình; cần khảo sát thông tin học tập và các chi phí đầu tư theo toàn khóa cũng như tất cả khoản phí phát sinh; cần dự báo được những rủi ro... Theo ông, có như vậy mới làm chủ, đảm bảo được quá trình học tập cho con và khả năng thành công về sau.
"Việc cố sức quá có thể làm cho gia đình khánh kiệt và bản thân con cái cũng chịu đựng những áp lực, việc học tập của con theo đó chưa chắc hiệu quả. Cha mẹ cũng nên khuyến khích và giao nhiệm vụ cho con trẻ sau một thời gian học tập như giành được học bổng, tìm được công việc phù hợp... ", ông Sơn tư vấn.
Đồng tình với những ý kiến đó, giảng viên của một trường đại học ở Hà Nội cho rằng: việc cha mẹ gắng sức đầu tư cho việc học của con là điều không mới. Theo bà, xưa nay, bố mẹ nào cũng cố cho con học đến nơi đến chốn, việc cố đó thường hơn khả năng của bản thân và gia đình một chút. Nhưng khác với ngày trước là chỉ cố cho con đi học, hoàn thành việc học tập thì phụ huynh ngày này có xu hướng đầu tư cho con học trường tốt, đi du học...
Đứng về góc độ tâm lý, bà cho rằng: lo cho con cái, muốn con cái thành đạt là nhu cầu chính đáng của hầu hết người làm cha, làm mẹ. Vì vậy, việc đầu tư cho con ăn học ở những môi trường tốt là điều nên làm. Tuy nhiên, điều đó còn phải căn cứ vào nhu cầu thực sự của con cái và khả năng tài chính của gia đình, tránh chạy theo số đông hay xu hướng.
Một mình Tùng học ở FPT đã tốn gần 50 triệu đồng mỗi năm nhưng đến khi cô con gái muốn "theo gót anh", cả gia đình ông Toan đều ủng hộ, dù biết con đường phía trước rất khó khăn. Để lo cho việc học của Tùng và Hòa, số tiền vay nợ của gia đình ông Toan cứ theo đó tăng thêm. Nhưng từ ngày 2 con được học bổng sang Nhật, khoản nợ đó đã được gia đình ông Toan trả quá nửa, một phần nhờ số tiền anh em Tùng kiếm được.
Tag: gia sư tại nhà
Nhìn thành quả bước đầu của Tùng và Hòa, ông cho rằng có phải vay mượn cho con đi học cũng xứng đáng. "Không phải cứ học trường lớn là giỏi nhưng tôi thấy môi trường với các cháu quan trọng lắm. Chọn được trường tốt, lại đúng nguyện vọng của con thì khó khăn mấy tôi cũng đầu tư. Kể cả con tôi không được đi Nhật thì với kỹ năng, tri thức, vốn ngoại ngữ các cháu có được, tôi tin chúng có thể vững vàng sống, làm việc ở bất kỳ công ty nào trong nước. Đó là hành trang quý nhất mà vợ chồng tôi có thể cho các con", ông nói.
Cách đây 2 năm, gia đình bà Nguyễn Thị Hà, chủ một quán cơm nhỏ trên phố Hoàng Hoa Thám cũng phải bán nhà cho con sang Canada du học. Khi đó, Phạm Anh Tú (con trai bà Hà) là học sinh lớp 12 của một trường chuyên ở Hà Nội. Tú đam mê ngành khoa học máy tính nhưng lĩnh vực này ở Việt Nam chưa phát triển nên cậu quyết tâm thi lấy học bổng sang Canada.
Sau nhiều vòng thi, Tú giành được học bổng 50% sang Canada học đúng lĩnh vực yêu thích. Nhưng kinh tế gia đình cậu không dư dật, để Tú được thực hiện ước mơ của mình, bà Hà bàn với chồng bán căn nhà ở phố Hoàng Hoa Thám, mua một ngôi nhà nhỏ trong hẻm để lấy tiền gửi ngân hàng chứng minh tài chính cho Tú lên đường nhập học.
"Ngày đó gia đình cũng đắn đo lắm, cả nhà chỉ trông vào cửa hàng đó để sinh sống, bán đi là phải thuê chỗ mở tiệm cơm. Nhưng cháu có khả năng, lại được học bổng, không tạo điều kiện cho con thì không được. Nghĩ lại hồi đấy mình cũng liều, con xa bố, xa mẹ mà hư là mình mất tất, nhưng cũng may, giờ Tú đã có thể vừa đi học, vừa đi làm, tự lo được cho bản thân ở bên đó", bà Hà khoe.
Trao đổi với VnExpress.net, Phó giáo sư, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho rằng: việc đầu tư cho con cái học tập không nhất thiết phải tính toán theo kiểu lời - lỗ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần đầu tư một cách khôn ngoan, dựa trên khả năng học tập và triển vọng thực sự của con trẻ; sự hứng thú và sự mong mỏi đích thực của con; kỹ năng sống và khả năng thích nghi; khả năng kinh tế của gia đình...
Ở góc độ quản lý tài chính, ông Sơn cho rằng việc vay mượn không hẳn là không tốt nhưng không được phép quá phiêu lưu. Hơn nữa, cha mẹ cần lường trước một đoạn đường dài về việc phát triển kinh tế của cá nhân, gia đình; cần khảo sát thông tin học tập và các chi phí đầu tư theo toàn khóa cũng như tất cả khoản phí phát sinh; cần dự báo được những rủi ro... Theo ông, có như vậy mới làm chủ, đảm bảo được quá trình học tập cho con và khả năng thành công về sau.
"Việc cố sức quá có thể làm cho gia đình khánh kiệt và bản thân con cái cũng chịu đựng những áp lực, việc học tập của con theo đó chưa chắc hiệu quả. Cha mẹ cũng nên khuyến khích và giao nhiệm vụ cho con trẻ sau một thời gian học tập như giành được học bổng, tìm được công việc phù hợp... ", ông Sơn tư vấn.
Đồng tình với những ý kiến đó, giảng viên của một trường đại học ở Hà Nội cho rằng: việc cha mẹ gắng sức đầu tư cho việc học của con là điều không mới. Theo bà, xưa nay, bố mẹ nào cũng cố cho con học đến nơi đến chốn, việc cố đó thường hơn khả năng của bản thân và gia đình một chút. Nhưng khác với ngày trước là chỉ cố cho con đi học, hoàn thành việc học tập thì phụ huynh ngày này có xu hướng đầu tư cho con học trường tốt, đi du học...
Đứng về góc độ tâm lý, bà cho rằng: lo cho con cái, muốn con cái thành đạt là nhu cầu chính đáng của hầu hết người làm cha, làm mẹ. Vì vậy, việc đầu tư cho con ăn học ở những môi trường tốt là điều nên làm. Tuy nhiên, điều đó còn phải căn cứ vào nhu cầu thực sự của con cái và khả năng tài chính của gia đình, tránh chạy theo số đông hay xu hướng.
Tạ Đức Tùng và Tạ Thị Khánh Hòa (con ông Toan) đều là cựu sinh viên trường Đại học FPT. Sau khi tốt nghiệp, Tùng được sang Nhật học thạc sĩ ngành Công nghệ thông tin với mức học bổng hơn 50 triệu đồng mỗi tháng. Còn Khánh Hòa giành được "tấm vé" du học đến đất nước mặt trời mọc khi mới là sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Gia đình ông Toan làm nghề kinh doanh nhỏ, chuyển về sinh sống ở Hà Nội gần chục năm nay. Kinh tế không khá giả nên để cho con học ở Đại học FPT với mức học phí hơn 200 triệu cho 4 năm học, vợ chồng ông đã phải vất vả sớm hôm. "Thấy con cái đứa nào cũng học tốt, không chỉ giỏi chuyên môn ở trường mà đi đâu chúng cũng tự tin, giao tiếp nhanh nhẹn, tôi mừng lắm, chưa bao giờ thấy mệt. Cháu Tùng hồi vào trường còn kém tiếng Anh, chưa biết tiếng Nhật, thế mà tốt nghiệp còn thi được cả học bổng sang Nhật nữa", ông Toan phấn khởi chia sẻ.
Theo VNEXPRESS
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét