Các nam châm thế hệ mới được làm từ những vật liệu hầu như
không làm mất từ tính theo thời gian như các loại nam châm hình chữ U trước
kia.
http://giasutainhaedu.blogspot.com/
Nam châm gồm rất nhiều vùng từ tính nhỏ gọi là miền. Từ
trường của nam châm đi theo hướng ngược chiều với các miền tạo ra từ trường đó.
Điều này có xu hướng làm các miền quay ngược chiều từ trường của chúng lại.
Với nam châm hiện đại, các miền ở mức độ nào đó bị tê liệt
về mặt năng lượng, làm chúng không dễ bị tác động bởi hiệu ứng trên. Cục nam
châm chỉ mất từ tính khi bị đun nóng ở nhiệt độ cao hoặc bị rung động mạnh.
Các nam châm kiểu mới sử dụng những chất liệu như alnico
(hợp chất gồm nhôm – nickel - cobalt) và cobalt samarium có cấu trúc nội tại
ngăn chặn sự thoái hoá của các mạch từ. Chúng được chia thành nhiều mảnh vụn
nhỏ, mỗi mảnh là một miền. Ngược lại, nam châm hình chữ U kiểu cũ có miền lớn
hơn rất nhiều, là những mẩu sắt cứng với miền được bao bọc bởi các tạp chất
carbua sắt. Một điều tưởng như nghịch lý ở đây là những mảnh vụn nhỏ với kích
thước tối ưu lại có tính năng ổn định hơn những mảnh lớn trong các chất từ
tính. Do vậy, loại nam châm chữ U kém bền vững hơn nhiều so với nam châm kiểu
mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét