Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Tổng hợp vocabulary của topic " energy and environment"

Trong task 2, từ vựng của các bạn càng chuyên môn và đặc thù riêng cho topic thì điểm càng cao. Tránh dùng các từ chung chung như "good, popular..." đi các bạn nhé!

- conserve/save/consume/waste energy
giữ gìn/tiết kiệm/tiêu thụ/lãng phí năng lượng
- manage/exploit/be rich in natural resources
quản lí/khai thác/giàu có về tài nguyên thiên nhiên
- dump/dispose of hazardous/toxic/nuclear waste
thải ra những chất thải nguy hiểm/độc hại/nguyên tử
- dispose of/throw away litter/(especially British English) rubbish/(especially North American English) garbage/(North American English) trash/sewage
thải ra/vứt rác, nước thải.
- use/be made from recycled/recyclable/biodegradable material
sử dụng/được làm từ vật liệu được tái chế/có thể tái chế được/có thể phân hủy được
- recycle bottles/packaging/paper/plastic/waste
tái chế chai/bao bì/giấy/nhựa plastic/rác thải
- promote/encourage recycling/sustainable development/the use of renewable energy
thúc đẩy/khuyến khích việc tái chế/sự phát triển bền vững/việc sử dụng năng lượng tái tạo được
- develop/invest in/promote renewable energy
phát triển/đầu tư vào/thúc đẩy năng lượng tái tạo được
- reduce your dependence/reliance on fossil fuels
giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch (than,dầu mỏ…)
- get/obtain/generate/produce electricity from wind, solar and wave power/renewable sources
lấy/tạo ra/sản xuất điện từ năng lượng gió, mặt trời và sóng
- build/develop a (50-megawatt/offshore) wind farm
xây dựng/phát triển nguồn năng lượng gió (50 MW/xa bờ)
- install/be fitted with/be powered by solar panels
lắp đặt/được cung cấp năng lượng bởi các tấm pin mặt trời

5 bước để đạt 8.0 Ielts reading

Bước 1: Bạn nên đọc câu hỏi trước khi đến với bài text vì câu hỏi giúp bạn định hướng được thông tin mà mình cần tập trung hơn hay cần tìm kiếm trong bài text. Ngoài ra việc đọc câu hỏi trước cũng trả lời giúp bạn xem bài text viết về chủ đề gì và có nội dung chính như thế nào. Ví dụ điển hình là dạng bài tập nối tên một người nào đó với hoạt động hay một phát biểu là do người nào đề cập. Câu hỏi sẽ được liệt kê 3 – 4 tên riêng vì thế nên bạn có thể định hướng là khi đọc bài text bạn sẽ cần gạch chân những tên riêng cùng với những hoạt động liên quan và các keywords chính.

Bước 2: Đọc bài text 1 đến 2 lần để hiểu được nội dung của bài. Đây là lúc bạn áp dụng kĩ năng skimming của mình để đọc bài trong một khoảng thời gian khá hạn chế. Bạn nên thiên vị hơn chút vào đoạn đầu tiên và đoạn cuối cùng, cũng như câu đầu tiên và câu cuối cùng của từng đoạn vì nó là những điểm mấu chốt hơn trong một bài đọc chứa những thông tin quan trọng. Lý do là hầu hết các đoạn văn hay các bài viết đều được viết theo kiểu quy nạp hay diễn dịch mà thôi. Định hướng và ghi nhớ trong đầu ý chính của từng đoạn vì nó sẽ rất quan trọng khi bạn trả lời các câu hỏi sau đó. Không nên dừng lại ở các từ mới mắc phải mà đặt vào văn cảnh để nắm được nghĩa cơ bản của câu, hoặc không thì bỏ qua từ mới đó.

Bước 3: Bắt đầu trả lời với các câu hỏi chung như câu hỏi về nối heading vì nó thêm một lần nữa giúp bạn hiểu được cấu trúc của bài viết.

Bước 4: Đi vào những câu hỏi mang tính chất chi tiết hơn. Ý của mình là câu hỏi đó nhằm đánh vào một chi tiết nhỏ nào đó trong bài text. Ví dụ như dạng điền từ để hoàn thành đoạn summary, cần chú ý xem đoạn đó summarize lại toàn bài text hay chỉ một số đoạn nào đó. Định hướng cho từ loại cần điền vào là danh từ, động từ hay tính từ và nội dung đó nằm ở đoạn nào trong bài. Sau đó, bạn cần đọc và gạch chân những từ ngữ liên quan đến từ bị thiếu, nhất là chú ý những từ đi trước và những từ đi sau từ bị thiếu đó. Vì đây thông thường là đoạn tổng kết lại đoạn text/ bài text, thứ tự của bài tổng kết sẽ theo sát thứ tự xuất hiện trong bài text. Theo nguyên tắc như trên, bạn phân tích ổ khóa rồi tìm chiếc chìa khóa tương thích, lưu ý manh mối quan trọng nhất là những từ được sử dụng chính xác trong bài text hoặc những từ đồng nghĩa của chúng. Dạng bài mà theo mình là khó xơi nhất trong IELTS reading là dạng True, False, Not given

Bước 5: Đọc lại lần cuối và hoàn thành những câu hỏi mà mình chưa làm được trước đó. Nếu còn thời gian bạn hãy dà soát lại những câu mình chưa chắc chắn để tìm ra đáp án khiến bạn cảm thấy tự tin khi ra khỏi phòng thi.

Kết bài: Khi các bạn luyện tập với những tài liệu mà mình đang có, hãy biến nó là cơ hội để bạn sửa sai từ những lần đọc trước và áp dụng kinh nghiệm mà mình đọc được từ bài viết này. Nếu bạn chỉ dừng lại ở việc đếm xem bạn đúng bao nhiêu câu khi làm bài, bạn đã thực sự lãng phí thời gian của mình. Tìm lí do vì sao bạn mắc lỗi sai vì chỉ khi bạn biết lỗi của mình, bạn mới có thể sửa sai được và lần sau sẽ không mắc lỗi nhé.

Chúc các bạn học tốt!!!

Thủ khoa tốt nghiệp điểm cao nhất nước

Là thủ khoa cao nhất cả nước thời điểm hiện tại, Bùi Thị Cẩm Thùy (An Giang) được ba tặng chiếc điện thoại. Tuy nhiên, cô chưa nhận vì sợ… nghiện
Học sinh Bùi Thị Cẩm Thùy (lớp 12A1, THPT Nguyễn Quang Diêu, huyện Tân Châu, An Giang) đang là thủ khoa tốt nghiệp có số điểm cao nhất cả nước. Thùy đạt 39,5 điểm, các môn Hóa, Toán, Sinh được 10, Văn được 9,5.
Ngay khi có điểm thi, Thùy được giáo viên dạy Văn chia sẻ thông tin. Cả cô và trò đều bất ngờ với số điểm đạt được. "Em không nghĩ mình lại được 9,5 điểm Văn vì em làm không tốt bài làm văn về tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt . Bài này không quan trọng nên em không ôn kỹ, thi xong cũng chỉ nghĩ được 7 điểm Văn là mừng. Các môn khác em đều dự đoán sẽ được 10", Thùy chia sẻ. Trong khi đó, Ngữ Văn cũng là môn mà Thùy tự nhận học kém nhất. Sở trường của em là môn Hóa, và Thùy từng là học sinh giỏi cấp tỉnh môn này.

Tự nhận mình là một cô gái năng động nhưng Thùy lại không xài điện thoại như nhiều bạn bè trong lớp. Vì thế, trước khi thi tốt nghiệp, ba hứa sẽ tặng cho cô một chiếc điện thoại nếu đạt trên 38 điểm. "Tuy nhiên, sau khi suy nghĩ thì em chưa muốn nhận quà ngay. Em để đến khi thi đại học, làm bài tốt thì nhận, như vậy mới ý nghĩa. Bây giờ có điện thoại, em lại sợ mình nghiện, không tập trung ôn thi", cô thủ khoa cho biết.
ADVERTISEMENT
Thùy cũng ít tiếp xúc với Internet, không xài Facebook. Mỗi ngày, Thùy chỉ dành chưa đến một tiếng xài máy tính để đọc báo và làm bài tập trên mạng. Về bí quyết học tập, Thùy nói: "Em chưa bao giờ đi học thêm hay học gia sư tại nhà. Theo em, học sinh chỉ cần chịu khó lắng nghe thầy cô giảng trên lớp và về nhà ôn lại ngay kiến thức, kết hợp thêm bài tập nâng cao. Mỗi ngày em dành 3 tiếng buổi tối cho việc học, làm bài ở nhà".
Ngoài thành tích học tập nổi trội, Thùy còn làm tốt nhiệm vụ lớp trưởng của lớp suốt 3 năm học. Cô gái có biệt danh "heo sữa" luôn năng động, hòa đồng với bạn bè trong lớp, có trách nhiệm trong nhiều hoạt động văn nghệ, ngoại khóa của nhà trường.
Em Nguyễn Hoàng Thạch Thảo, bạn của Thùy chia sẻ: "Môn nào Thùy cũng học giỏi nên trong lớp bạn nào không hiểu bài đều tìm đến và được Thùy. Hơn nữa, có nhiều bạn học yếu, khi được giáo viên giao cho Thùy kèm cặp đều học khá hẳn lên".Sau khi thi xong tốt nghiệp, cô thủ khoa tập trung ngay vào việc ôn thi đai học ở trong trường. Thùy tự đạp xe 3 km đến trường cả hai buổi sáng, chiều để ôn thi với mục tiêu đậu vào ngành Bác sĩ đa khoa, ĐH Y Dược Cần Thơ.
Thùy bộc bạch: "Đây là ước mơ từ nhỏ của em dù họ hàng không có ai theo nghề y. Từ hồi học cấp 2, em đã xác định sẽ thi vào ngành này. Ba mẹ cũng rất ủng hộ quyết định của em". Thời gian rảnh sau giờ học, Thùy thường hay đọc báo, những tuyển tập truyện ngắn và nghe nhạc hoặc phụ việc gia đình. Anh Bùi Hữu Đức (49 tuổi) - ba của Thùy cho biết: "Nhà tôi chỉ có 2 cô con gái, mẹ Thùy  ở nhà làm thợ may và nội trợ, đồng lương nhà nước của tôi cũng vừa đủ lo cho gia đình nên luôn tạo mọi điều kiện cho Thùy tập trung vào học tập. Cháu rất chăm học, ngoan ngãn, sau giờ học cháu đều phụ việc nhà, dạy em học".

Phương pháp học tốt môn vật lý

Vật lý là một môn khoa học nghiên cứu những hiện tượng xảy ra trong đời sống, có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống hằng ngày và giúp con người hiểu biết thêm về vũ trụ. Vật lý trong nhà trường giúp ta bước đầu nhập môn khoa học này. Để học tốt môn Vật lý cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý.

Nội dung phương pháp học tập:

1. Xây dựng lòng yêu thích môn học 

Có yêu thích mới có hứng thú trong học tập. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để học tốt môn này.

Bằng cách nào?
Bạn hãy thường xuyên đọc sách Vật lý vui, tham gia các hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, trên Internet,…
Luôn đặt câu hỏi "Tại sao?" trước những vấn đề, những tình huống thuộc môn vật lý dù là đơn giản để từ đó khơi gợi tính tò mò, đòi hỏi phải được lý giải - và như vậy dần dần các em sẽ tìm thấy được những cái hay của môn học này mà yêu thích nó.


2. Rèn luyện trí nhớ tốt
 

Có như thế chúng ta mới nắm bắt được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó.
Rèn luyện như thế nào?
Đó là: trước khi học bài mới chúng ta nên xem lại các bài học cũ. Khi được tái hiện lần nữa, ta sẽ nhớ được lâu hơn, chắc hơn.
Thực tế đã cho thấy, trong quá trình làm bài thi trắc nghiệm, chỉ cần ta quên (hoặc không hiểu) một thuật ngữ nào đó thôi là không làm bài được.


3. Luôn tìm tòi mở rộng kiến thức

Chương trình trong sách giáo khoa vốn là kiến thức chuẩn, căn bản nhưng không thể giải thích cặn kẽ hết mọi vấn đề vì thời lượng chương trình không cho phép. Cho nên, để hiểu rõ và nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa chúng ta cũng cần tìm đọc thêm sách tham khảo (chứ không phải là sách giải bài tập). Đồng thời, nên làm bài tập thật nhiều, bắt đầu từ những bài đơn giản rồi đến những bài tập khó…
Việc làm bài tập nhiều sẽ giúp ta rèn luyện tư duy nhanh, tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết; đọc thêm nhiều sách chúng ta mới nắm chắc và hiểu đúng, sâu sắc hơn những kiến thức trong sách giáo khoa.


4. Lập nhóm học tập từ 03 đến 05 học sinh.

Khi có được sự phân công hợp lý trong nhóm thì việc học sẽ đạt được hiệu quả cao.

  • Học bài mới
1. Phần lý thuyết:
- Trước tiên, để có thể hiểu rõ những vấn đề trong môn vật lý, các em phải chăm chú nghe giảng.
Những hiện tượng chỉ tuân theo một số nguyên tắc nhất định, và để hiểu rõ những hiện tượng đó thì các em có thể hỏi thầy cô trên lớp, những bạn giỏi về môn này để giải thích giúp.
Các em có thể lên mạng để tìm những hình ảnh minh họa, những đoạn phim mô phỏng những thí nghiệm được học trên lớp. Trên mạng có rất nhiều tư liệu và hình ảnh minh họa dễ hiểu.

- Sau đó là phải nhớ công thức tính toán, môn Vật lý có hai phần: thứ nhất là phần lý thuyết, thứ hai là phần bài tập.
Việc nhớ rõ công thức là điều rất quan trọng. Vì nếu học sinh nhớ sai công thức thì kết quả bài làm sẽ sai. Muốn nhớ được những công thức mới phải làm bài tập nhiều, càng nhiều càng tốt. Trong lúc làm vẫn lấy công thức ra xem. Như vậy vừa hiểu rõ công thức, vừa biết áp dụng đúng và nhớ công thức lâu.

- Một việc nữa là trong sách giáo khoa, để cho dễ hiểu, người ta thường đưa ra những công thức rút gọn cho những trường hợp đặc biệt từ một công thức tổng quát. Và điều này giúp chúng ta làm câu hỏi trắc nghiệm nhanh hơn.

- Đọc và soạn bài kỹ trước khi đến lớp. Chú ý ghi lại những từ ngữ quan trọng, những vấn đề còn chưa rõ trong bài để khi đến lớp nghe thầy cô giảng bài ta sẽ tiếp thu nhanh hơn. Phải mạnh dạn hỏi ngay những gì còn chưa hiểu với thầy cô, bạn bè…

- Về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và sách bài tập. Muốn vậy phải học tốt môn Toán - vì đây là môn học giúp ta có được tư duy logic và tính toán chính xác, rất cần trong việc giải các bài tập Vật lý.

- Các định nghĩa, khái niệm, định luật: cần cố gắng hiểu rõ và nhớ chính xác từng ý nghĩa của các mệnh đề được phát biểu.

- Các công thức: cần hiểu rõ ý nghĩa, đơn vị của từng đại lượng.

- Tập thói quen tự làm dàn bài tóm tắt bài học theo ý mình sau khi vừa học xong để sao cho khi học theo dàn bài, ta dễ dàng hiểu và nhớ chính xác bài học.

2. Phần bài tập:

- Sau khi đọc xong đề việc tóm tắt đề bài rất quan trọng, bước này giúp chúng ta tìm những dữ kiện cần thiết trong đề. Việc tóm tắt đề sẽ giúp chúng ta biết được đề bài cho những đại lượng nào, đại lượng nào chưa có để học sinh có hướng giải cho bài toán.

- Sau khi đọc xong đề thì tưởng tượng trong đầu hiện tượng rồi viết công thức tính toán ngay, nên vẽ hình minh họa hiện tượng trước rồi hãy tính toán. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hiện tượng hơn và ít bị rối hay giải sai bài toán.

- Với những bài phức tạp thì việc vẽ hình còn quan trọng hơn nữa, nên vẽ hình đủ lớn, vì sau đó ta còn viết hay vẽ thêm nhiều dữ kiện khác nữa. Điều này giúp cho chúng ta có thể minh họa những dữ kiện đề bài ngay trên hình vẽ, giúp cho việc tính toán chính xác và nhanh hơn.

- Làm đầy đủ bài tập (từ dễ đến khó) trong sách giáo khoa và sách bài tập vật lý do Bộ GD-ĐT phát hành. Với hầu hết bài trong các bài tập này, HS sẽ làm được không khó khăn lắm nếu học kỹ phần lý thuyết.

- Ở từng chương trong sách bài tập thường có một hay hai bài tập mức độ khó, cần cố gắng làm những bài tập này sau khi làm các bài tập dễ và trung bình.

Không nên tập trung làm những bài tập quá dài và khó, đòi hỏi nhiều thời gian. Ưu tiên làm các bài tập cơ bản do giáo viên hướng dẫn tại lớp, trong sách giáo khoa và sách bài tập do Bộ GD-ĐT ban hành, sau khi thuần thục mới làm thêm các bài tập phù hợp và giải thử các đề trắc nghiệm để rèn luyện kỹ năng.
  • Trình tự làm một bài toán vật lý là:
- Đọc để hiểu đề muốn tìm những đại lượng nào.

- Tóm tắt đề bài: ghi ra những đại lượng cần thiết cho việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.

- Đổi đơn vị nếu cần (thường không để ý hay quên làm bước này).

- Vẽ hình minh họa (nếu hiện tượng có nhiều vật tham gia hay có nhiều trường hợp).

- Suy nghĩ những công thức nào có thể dùng để giải.

- Tìm ra đại lượng cần tìm sau khi biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số).

- Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.

- Để ý đơn vị của kết quả có phù hợp thực tế không.

3. Ôn tập:
- Cần tự làm dàn bài tóm tắt từng chương. Việc làm này nhiều em tưởng rằng mất thời gian, nhưng thật ra rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết (vì chỉ tốn thời gian lần đầu để hệ thống từng chương, những lần sau khi ôn tập rất dễ nhớ lại kiến thức của cả chương).

- Làm lại các bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập để nhớ sâu phần lý thuyết và tăng cường kỹ năng nhanh, nhạy trong việc làm các câu hỏi trắc nghiệm định lượng. Cố gắng giải những bài tập mà lần đầu tiên chưa giải được.

Lưu ý thêm:

* Đề thi môn vật lý lúc nào cũng có đủ hai phần định tính và định lượng, HS cần coi trọng cả hai phần lý thuyết và bài tập, đặc biệt không học qua loa phần lý thuyết vì có nắm vững lý thuyết nhuần nhuyễn mới giải quyết tốt các câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng.

Do đó đừng học lý thuyết bằng cách nhồi nhét mà cần phải hiểu thật rõ ý nghĩa để biết phân tích, suy luận khi làm các câu hỏi trắc nghiệm.

* Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương trình nên không được học tủ, không được bỏ bài học nào.

4. Các vấn đề cần lưu ý khi làm bài thi trắc nghiệm môn vật lý:
- Đọc lần lượt từ trên xuống dưới, câu nào chắc chắn giải được trong thời gian ngắn thì làm ngay và tô ngay phương án lựa chọn vào phiếu trả lời.

- Lần thứ nhì tiếp tục giải những câu khó hơn và cứ tiếp tục đến khi hết thời gian.

- Đợt làm đầu tiên không nên "sa lầy" vào những câu làm mất quá nhiều thời gian, vì câu nào cũng có điểm như nhau, không phân biệt câu dễ hay khó. Mặt khác, nếu số câu hỏi còn nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ mất bình tĩnh dẫn đến làm sai nhiều.

- Khi thời gian làm bài thi gần hết mà còn một số câu chưa giải quyết xong, nên chọn nhanh phương án trả lời cho tất cả câu này, không bỏ sót câu nào.

 

Sinh viên chật vật tìm phòng trọ

Trong khi sinh viên ngày càng nhiều, chỗ ở lại không “nở” ra thì việc tìm được nhà trọ trước thềm năm học mới rất khó khăn.
Cứ đầu tháng 9, hàng nghìn tân sinh viên nhập trường lại đau đầu với việc tìm nhà trọ. Thậm chí, có em lên Hà Nội trước cả tháng hoặc nhờ người quen tìm phòng trọ quanh khu vực trường học. Trong khi sinh viên ngày càng nhiều, chỗ ở lại không “nở” ra thì việc tìm được nhà trọ trước thềm năm học mới rất khó khăn.
Tìm nhà trước cả tháng
Giấy báo đỗ hai trường đại học ở Hà Nội đến với Hoàng Anh (thị trấn Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ, Thái Bình) khiến cả hai họ nội ngoại ăn mừng. Tuy nhiên, ngay sau đó là nỗi lo nhập trường cho con gái. Chị Lan Anh, mẹ cháu cho biết, khoảng đầu tháng 8, sau khi xem điểm trên mạng và biết con gái đỗ vào ĐH Kinh tế quốc dân và ĐH Hà Nội, gia đình đã nhờ người quen ở Hà Nội để ý tìm nhà trọ cho Hoàng Anh nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu gần trường, sạch sẽ và giá “mềm” để còn trụ lâu dài. Đang cuống lên vì lo chỗ ở cho con gái thì cận ngày nhập học, nhờ có người giới thiệu nên gia đình chị đã tìm được một căn nhà riêng của người cùng quê, hiện đang cho thuê ở Hà Nội. Có nhà, chị tức tốc bắt xe từ quê lên thị sát xem nơi ăn chốn ở của con ra sao. Chị cho biết, đấy là ngôi nhà riêng biệt, sạch sẽ, lại có bếp nấu ăn riêng nên rất thuận tiện. Đặc biệt, vì là nhà riêng nên an ninh khá đảm bảo, gia đình chị yên tâm cho con gái trọ học.
Cùng phòng với Hoàng Anh là Bích Thủy năm nay thi đỗ vào ĐH Luật Hà Nội. Thủy cho biết, lúc đầu gia đình xác định cho Thủy ở kí túc xá của trường, vừa rẻ vừa đi lại dễ dàng. Tuy nhiên, kí túc xá nhà trường chỉ ưu tiên cho các sinh viên là con thương binh liệt sĩ hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Hơn nữa, vì giá phòng rẻ và số phòng có hạn nên Thủy không thể xin ở kí túc xá được. Đặc biệt, nghe các anh chị đi trước cho biết, ở kí túc xá thì tính đoàn kết phải rất cao, phải thống nhất lịch sinh hoạt cũng như đồ dùng sinh hoạt như thế nào. Một số nơi còn hay mất nước, mất trộm, không được nấu ăn… nên Thủy ở ghép cùng Hoàng Anh cho tiện. Tính ra, cả tiền điện nước, mỗi em phải trả 1 triệu đồng/tháng nhưng được cái yên tâm và sạch sẽ.
Tại khu Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), gần Trường ĐH Khoa học tự nhiên và ĐH KHXH&NV Hà Nội, giá phòng cũng khá “chát”. Duy Phúc (quê Hải Phòng) cho biết, em thuê một phòng 17m2 với giá 1,7 triệu đồng/tháng, chưa kể tiền điện 3.500 đồng /số và tiền nước 35.000 đồng/khối. Do không tìm được người ở ghép nên Phúc đang phải ở một mình. Bố mẹ Phúc cũng đành chấp nhận khó khăn trong thời gian đầu nhập học để Phúc có chỗ ở phù hợp cho học tập cũng như sinh hoạt rồi sau đó tính tiếp.
Tại khu ĐH Bách khoa, theo bạn Trần Hữu Lực (quê Hà Nam, sinh viên năm thứ hai ĐH Bách khoa), tìm được chỗ ở như ý, giá cả phải chăng rất khó. Hiện Lực đang phải thuê nhà xa trường gần 10km bởi nhà trọ gần trường thì giá không “mềm” tí nào. Hàng ngày, Lực đi xe đạp hoặc xe bus đến trường.
Tìm hiểu kỹ trước khi thuê nhà
Chị Thu Hường (Bí thư Đoàn Trường ĐH Hòa Bình- Hà Nội) cho biết, thông thường, việc tìm nhà với sinh viên lâu năm ít rủi ro hơn tân sinh viên vì họ có nhiều kinh nghiệm hơn. Để trợ giúp tân sinh viên “chân ướt chân ráo” lên thành phố, một số trường ĐH có đoàn thanh niên hỗ trợ tìm nhà. Năm nay, ĐH Hòa Bình tiếp tục giúp tân sinh viên tìm chỗ trọ giá rẻ. So với năm ngoái, năm nay, vì kinh tế khó khăn nên rất ít phòng xây mới và giá thuê nhà cũng không tăng nhiều, có chăng chỉ tăng tiền điện nước. Các tân sinh viên vẫn có thể tìm được những căn phòng khoảng 1- 2 triệu đồng/tháng nhưng ở được từ 2-3 người.
Để tìm một chỗ trọ hợp lý trong năm học mới, chị Hường lưu ý với các tân sinh viên cần để ý đến an ninh, giá cả, khu vệ sinh và học tập của khu trọ. Có nhiều phòng trọ khu vệ sinh không khép kín, khu trọ lại chia ô, rất ảnh hưởng đến việc học tập sau này. Khi thuê, các bạn cần xem các điều khoản trong hợp đồng có đáp ứng được không như: giờ giấc đi về, ngày đóng tiền, số tiền đặt cọc có lấy lại được nếu không thuê nữa hay không. Nếu tìm nhà trên mạng, tốt nhất copy lại tin đó rồi tìm trên Ggoogle. Trường hợp những thông tin đó xuất hiện nhiều lần và với tần suất dày đặc, có nhiều nhà cho thuê và khi gọi điện tới họ không miêu tả rõ được cho mình đặc điểm của ngôi nhà thì nhiều khả năng là “cò” nhà đất. Nếu tìm nhà trực tiếp, tốt nhất chọn những nhà không ẩm thấp. Nên hỏi thăm các phòng bên cạnh hoặc hàng xóm xem tình hình an ninh có tốt không, ở mùa hè có nóng bức không…
Nguồn :sưu tâm internet

Thí sinh có thể tự in lại giấy báo dự thi nếu mất

Kỳ thi ĐH, CĐ năm 2014 chuẩn bị chính thức được khởi động, thời điểm này, các công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã được hoàn tất ở các cụm thi...
Thông tin từ Hội đồng coi thi liên trường cụm thi TP.Cần Thơ cho biết, cụm thi này đã sẵn sàng cho kỳ thi an toàn, nghiêm túc. Năm nay, hồ sơ dự thi tại TP.Cần Thơ (cả 2 đợt) là 95.324 hồ sơ (vào 38 trường, học viện thuộc 9 tỉnh ĐBSCL, các trường tại TP.HCM và Hà Nội), giảm trên 10.000 hồ sơ so với năm 2013; sẽ có 81 điểm thi cho cả 2 đợt với 2.140 phòng thi được bố trí tập trung ở 3 quận: Ninh kiều, Bình Thủy và Cái Răng. Bắt đầu từ ngày 30.6, Văn phòng Đoàn trường ĐH Cần Thơ sẽ hỗ trợ tư vấn 24/24 thông qua số điện thoại: (0710) 3830309 và 3872109.
PGS-TS Lê Văn Anh – Phó Giám đốc ĐH Huế cũng thông tin, trường đã tập huấn cho sinh viên và cán bộ công chức lần đầu tiên làm công tác coi thi. Để kỳ thi diễn ra an toàn, trường đã phối hợp với lực lượng công an tỉnh, TP.Huế và các huyện Hương Trà, Phú Vang để làm công tác bảo vệ cho kỳ thi. Năm nay, trường này nhận được 58.628 hồ sơ dự thi ĐH, CĐ, giảm hơn 7.600 hồ sơ so với năm 2013.
Trong khi đó, Trường ĐH Thương mại (Hà Nội) đã lưu ý cho thí sinh về việc làm thủ tục dự thi tuyển sinh ĐH trong giấy báo thi. Cụ thể, thí sinh dự thi khi đi thi mang theo giấy báo; thẻ dự thi; chứng minh thư nhân dân; bản chính bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
Trong trường hợp phát hiện sai sót trong giấy báo dự thi thì thí sinh được đề nghị sửa chữa vào sáng 3.7 (đợt 1) và sáng 8.7 (đợt 2). Ngoài ra, trong trường hợp thí sinh có nộp từ 2 hồ sơ đăng ký dự thi tại cùng một trường thì chỉ được sử dụng 1 số báo danh cho 1 ngành đăng ký ở buổi thi đầu tiên và sẽ phải thi đến buổi thi cuối cùng theo số báo danh đó, các số báo danh còn lại sẽ không có giá trị.
Lãnh đạo Học viện Tài chính thì cho biết, trường đã đưa thông tin về địa điểm thi, bản đồ chỉ đường cả 2 đợt thi lên website của trường để thí sinh tiện tra cứu.
ĐH Công nghiệp Hà Nội thì lưu ý, những thí sinh bị thất lạc giấy báo dự thi có thể xem thông tin về phòng thi, số báo danh, địa điểm thi và tự in lại giấy báo dự thi theo mẫu có sẵn trên website: tuyensinh.haui.edu.vn.
Kỳ thi ĐH, CĐ sẽ chính thức diễn ra: Đợt 1 từ ngày 4 – 5.7 (khối A, A1); đợt 2 từ 9 – 10.7 đối với các khối B, C, D, các khối năng khiếu; đợt 3 từ ngày 15 – 16.7 đối với các trường CĐ tổ chức thi ở tất cả các khối. Năm nay, có 62 trường sẽ thi theo đề án riêng.
Nguồn :http://www.tinmoi.vn/tuyen-sinh-2014-thi-sinh-co-the-tu-in-lai-giay-bao-du-thi-neu-bi-mat-011311555.html

Phương pháp nâng cao kỹ năng nghe

Giống như các kĩ năng khác, nghe đóng vai trò quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức tiếng Anh. Nếu nghe tốt, bạn sẽ nâng cao được khả năng phát âm và kỹ năng giao tiếp của mình.

Học nghe ngay từ đầu

Khi học một ngoại ngữ, bạn nên bắt đầu nghe ngay khi có thể. Bằng cách này, bạn sẽ làm quen dần với các âm của ngôn ngữ đó. Vì thế mà việc học phát âm sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, bạn hãy tìm mua các băng thu có cả phiên bản đi kèm. Bất cứ lúc nào không hiểu một từ trên băng, bạn hãy nhìn vào phiên bản và tra từ đó trong từ điển.

Nghe đi nghe lại một nội dung

Nghe đi nghe lại cùng một nội dung là một ý kiến rất hay. Hãy chọn một đoạn băng thú vị và nghe nhiều lần. Phải chắc chắn là bạn có thể nghe được từng từ trong đó. Trong lúc nghe, cố gắng nhớ những câu hữu ích, thậm chí cả đoạn.
Sau đó nhớ lại và tập nói lại các câu đó, cố gắng bắt chước cách phát âm của người nói. Một lúc sau bạn sẽ nhận thấy các từ và cụm từ trên băng đã trở thành một phần của chính bạn. Bạn sẽ bắt đầu sử dụng chúng trong các câu của riêng mình. Khả năng phát âm và nghe hiểu của bạn chắc chắn cũng sẽ khá lên.

Nghe hàng ngày

Cố gắng luyện nghe chút ít mỗi ngày. Lựa chọn tốt nhất là luôn mang theo một cái máy nghe MP3. Như thế bạn có thể nghe khi bạn ngồi trên xe buýt đến trường hay cơ quan, hoặc nghe lúc đi dạo. Hãy thu vào đĩa CD những đoạn băng tiếng Anh yêu thích rồi cài sẵn vào máy CD MP3 của bạn bất cứ khi nào bạn đi đâu.

Xác định nghe cái gì?

Tìm những bài nghe vừa dễ hiểu lại vừa có ý nghĩa với bạn. Lựa chọn tài liệu về những chủ đề bạn thích. Phải đảm bảo là giọng người nói nghe dễ hiểu. Bằng cách này bạn sẽ thích được nghe và mong đợi được nghe mỗi ngày.

Các bạn sao không thử nghe tin tức trên thế giới bằng tiếng Anh nhỉ? Đây là một cách rất hữu hiệu để luyện tập nghe thực tế (Authentic listening). Bạn có thể tìm thấy rất nhiều nguồn để luyện nghe trên mạng. Bạn cũng có thể chỉnh sóng đài hay mở tivi chương trình BBC World Service hoặc kênh CNN.

Phương pháp nâng cao kỹ năng nghe tiếng Anh

Kỹ năng nghe là một yếu tố chính trong giao tiếp hiệu quả. Học nghe các âm thanh dễ dàng nhưng nó đòi hỏi nhiều năng lượng thần kinh và kỹ năng. Đối với người mà tiếng anh không phải là tiếng mẹ đẻ thì nghe có thể là rất khó. Các kỹ năng nghe được phát triển tới một mức độ cao bằng cách nghe ngôn ngữ và có khả năng bắt chước và tái tạo lại các âm đã nghe.
Nghe thì giống như cơ bắp trong não mà có thể phát triển theo quá trình thực hành phù hợp.

Cách chọn nguồn học

Chọn nguồn học mà bạn nghe dễ hiểu bằng tiếng Anh.Trong một ngày, hãy thực hành với các nguồn và phương tiện truyền thông khác nhau. Cả nguồn điện tử và nguồn cá nhân đều quan trọng cho việc học nghe. Đài phát thanh, CDs, video, truyền hình và các đàm thoại cá nhân tất cả đều giúp xây dựng kỹ năng nghe. Tối đa hóa thời gian bạn nghe tiếng Anh bằng việc sử dụng tai nghe với iPod, đài phát thanh nhỏ, hoặc laptop cho những phút rảnh rỗi trong ngày khi bạn đang đợi những cuộc hẹn khác.

Phương pháp nâng cao kỹ năng nghe tiếng Anh

Khi bạn nghe, hãy tập trung về chủ đề chính. Hãy nhận biết và đoán nội dung. Nếu bạn đang nghe trận bóng chày trên đài phát thanh bạn sẽ có khung tham khảo để hiểu từ bạn nghe. Các thuật ngữ như “pop up” trong bóng chày có nghĩa khác với “pop up” trên máy tính. Khi tra từ điển các từ “pop up” thì bạn sẽ không tìm được nghĩa phù hợp. Trong buổi hòa nhạc bạn nghe người thông báo nói về những người hâm mộ “rushing the stage”, cụm từ này có nghĩa khác với “rushing for a first down” trong đá bóng hoặc “rushing to the supermarket.”

Luyện nghe Tiếng Anh: hãy hình dung họ đang nói gì

Trong khi bạn nghe thì hãy hình dung họ đang nói gì. Hãy tạo hình ảnh các đồ vật và hành động trong đầu. Rồi để người nói tô màu các đồ vật với các tính từ và làm sống động với những hình ảnh bạn nghe. Hãy tập trung vào các khái niệm thay vì các từ cụ thể như vậy đầu của bạn sẽ hấp thụ các nghĩa từ nhanh hơn và tích lũy nội dung trong bộ nhớ tốt hơn.
 Đừng để các từ không quen thuộc làm bạn sao lãng khỏi toàn bộ ý nghĩa của thông điệp. Hãy giả vờ âm thanh lớn làm gián đoạn việc nghe của bạn và bạn phải đi theo phần mà bạn đã nghe và hiểu. Sau đó quay lại và điền từ vào chỗ trống. Có thể hoặc không cần thiết hiểu từ để hiểu toàn bộ thông điệp. Nếu bạn phải hiểu thì bật lại bài đối thoại hoặc đặt câu hỏi về những gì bạn đã nghe nếu thông điệp nghe vẫn còn được phát sóng.

Luyện nghe tiếng Anh: Nên ghi lại các từ mới

Hãy ghi lại các từ mới, các cụm từ và định nghĩa vào sổ tay ngân hàng từ của bạn. Thường xuyên ôn lại từ vựng đã học từ các bài đối thoại trước và các từ trong các tình huống mới. bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra nghe và học tiếng anh dễ dàng đến dường nào khi bạn có chiến thuật nghe hiểu. Nếu các nguồn học của bạn hoàn toàn không quen thuộc với bạn thì hãy chọn đề tài mà bạn có kiến thức trước đó và tiếp tục nâng cao tới các bài khó hơn như vậy vốn từ của bạn sẽ tăng.
 Nguồn : sưu tầm internet
:

 

Những phát minh nổi tiếng của Isaac Newton

 "Sinh sự" với cầu vồng


newtons-rainbow.
Thí nghiệm của Newton​

Cầu vồng? Cầu vồng là gì? Bạn nghĩ rằng Newton để yên cho những bí mật bên trong cầu vồng? Không hề! Thiên tài của chúng ta đã quyết tâm giải mã những điều ẩn chứa bên trong hiện tượng thiên nhiên này. Vào năm 1704, ông đã viết một quyển sách về vấn đề khúc xạ ánh sáng với tiêu đề "Opticks". Quyển sách đã góp một phần không nhỏ trong việc thay đổi cách nghĩ của chúng ta về ánh sáng và màu sắc.

Các nhà khoa học bấy giờ đều biết rằng cầu vồng được hình thành khi ánh sáng bị khúc xạ và phản xạ trong những hạt nước mưa trong không khí. Dù vậy, họ vẫn chưa thể lý giải rõ ràng được tại sao cầu vồng lại chứa nhiều màu sắc như vậy. Khi Newton bắt đầu nghiên cứu tại Cambridge, các lý thuyết phổ biến trước đó vẫn cho rằng các hạt nước bằng cách nào đó đã nhuộm nhiều màu sắc khác nhau lên tia sáng Mặt Trời.

Bằng cách sử dụng một lăng kính và một chiếc đèn, Newton đã thực hiện thí nghiệm bằng cách cho ánh sáng chiếu qua lăng kính. Và kết quả như tất cả chúng ra đều biết, ánh sáng bị tách ra thành các màu như cầu vòng.

  Kính viễn vọng phản xạ

NewtonsTelescopeReplica.
Một bản sao của chiếc kính viễn vọng phản xạ do Newton chế tạo và đã trình bày trước Hội đồng hoàng gia vào năm 1672​

Newton được sinh ra trong thời kỳ mà sự hiện diện của kính viễn vọng vẫn còn khá mờ nhạt. Mặc dù vậy, các nhà khoa học đã có thể chế tạo nên các mô hình sử dụng một tập hợp các thấu kính thủy tinh để phóng to hình ảnh. Trong thí nghiệm với các màu sắc của Newton, ông đã biết được các màu sắc khác nhau sẽ khúc xạ với các góc độ khác nhau, từ đó tạo nên một hình ảnh lờ mờ cho người xem.

Để cải tiến chất lượng hình ảnh, Newton đã đề xuất sử dụng một gương khúc xạ thay cho các thấu kính khúc xạ trước đó. Một tấm gương lớn sẽ bắt lấy hình ảnh, sau đó một gương nhỏ hơn sẽ phản xạ hình ảnh bắt được tới mắt của người ngắm. Phương pháp này không chỉ tạo nên hình ảnh rõ ràng hơn mà con cho phép tạo nên một kính viễn vọng với kích thước nhỏ hơn.

Một số ý kiến cho rằng, nhà toán học người Scotland James Gregory là người đầu tiên đề xuất ý tưởng chế tạo kính viễn vọng phản xạ vào năm 1663 dù mô hình này vẫn chưa thể hoạt động hoàn chỉnh. Tuy nhiên, dựa trên các ghi chép còn lưu trữ lại, các nhà sử học cho rằng Newton mới là người đầu tiên có thể chế tạo một chiếc kính viễn vọng phản xạ dựa trên lý thuyết do ông đề xuất.

Trên thực tế, Newton đã tự mài các tấm gương, lắp ráp một mẫu thử nghiệm và trình bày nó với Hội đồng hoàng gia vào năm 1672. Đó chỉ đơn thuần là 1 thiết bị dài 15 cm, có khả năng loại bỏ sự khúc xạ và có độ phóng đại lên tới 40 lần. Đến ngày nay, gần như tất cả các đài thiên văn học đều sử dụng các biến thể của thiết kế ban đầu nói trên của Newton.

  Đồng xu hoàn hảo

coin.
Những đồng 2 pound tại Anh với các khía 2 xung quanh cạnh
Vào những cuối những năm 1600, hệ thống tài chính tại Anh lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Bấy giờ, toàn bộ hệ thống tiền tệ trong cả nước Anh đều sử dụng các đồng xu bạc và dĩ nhiên, bản thân bạc có giá trị cao hơn so với giá trị định danh được in trên mỗi đồng xu. Lúc đó nảy sinh ra một vấn đề, có người sẽ cắt xén bớt hàm lượng bạc và thêm vào các kim loại khác trong quá trình nấu và đúc tiền. Lượng bạc cắt xén được sẽ bị "chảy máu" sang Pháp thông qua đường biên giới để bán được giá cao hơn.

Thậm chí, bấy giờ còn là cuộc khủng hoảng của việc tranh giành nhau nhận thầu đúc tiền. Do đó, lòng tin của người dân vào hệ thống tài chính suy giảm nghiêm trọng. Đồng thời, các tổ chức tội phạm làm tiền giả cũng mặc sức lan tràn do đã không còn một đồng tiền chuẩn đáng tin tưởng nào đang lưu thông. Mặt khác, sự gian lận cũng diễn ra ngay trong quá trình đúc tiền. Sau khi đúc mỗi mẻ tiền xu, người ta sẽ cân mỗi đồng xu lấy ra và xem nó lệch so với tiêu chuẩn là bao nhiêu. Nếu giá trị bạc dư ra lớn hơn so với giá trị in trên nó, những kẻ đầu cơ sẽ mua chúng, nấu chảy ra và tiếp tục bán lại cho chính xưởng đúc tiền để kiếm lời.

Trước tình hình đó, vào năm 1696, chính phủ Anh đã kêu gọi Newton giúp tìm ra giải pháp tìm ra giải pháp chống nạn sao chép và cắt xén đồng xu bạc. Newton đã có một bước đi hết sức táo bạo là thu hồi toàn bộ tiền xu trên khắp đất nước, tiến hành nấu lại và đúc theo một thiết kế mới của ông. Bước đi này đã khiến cho toàn bộ nước Anh không có tiền trong lưu thông trong suốt 1 năm.

Bấy giờ, Newton đã làm việc cật lực trong suốt 18 giờ mỗi ngày để rồi cuối cùng, thiết kế tiền xu mới cũng được ra đời. Những đồng tiền mới được đúc ra với chất lượng bạc cao hơn, đồng thời rìa mỗi đồng xu đều được khía các cạnh theo một công thức đặc biệt. Nếu không có các cỗ máy khía cạnh chuyên dụng thì sẽ không thể nào tạo ra được các đồng xu mang đặc trưng như do Hoàng gia đúc ra.

  Sự mất nhiệt

Trong các nghiên cứu của mình, Newton cũng đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu khía cạnh vật lý của hiện tượng lạnh đi của các chất. Vào cuối những năm 1700, ông đã tiến hành các thí nghiệm với quả cầu sắt nung đỏ. Ông đã lưu ý trong các ghi chép rằng có sự khác biệt giữa nhiệt độ của quả bóng sắt và không khí xung quanh. Cụ thể, nhiệt độ chênh lệch lên tới 10 độ C. Và ông cũng nhận ra rằng tốc độ mất nhiệt tỷ lệ thuận với sự khác biệt về nhiệt độ.

Từ đó, Newton hình thành nên định luật về trạng thái làm mát. Theo đó, tốc độ mất nhiệt của cơ thể tỷ lệ thuận với sự khác biệt về nhiệt độ giữa môi trường xung quanh so với nhiệt độ cơ thể. Sau này, nhà hóa học người Pháp Piere Dulong và nhà vật lý Alexis Prtot đã hoàn thiện định luật trên vào năm 1817 dựa trên nền tảng từ nghiên cứu của Newton. Nguyên tắc của Newton đã đặt nền móng cho nhiều nghiên cứu khác của vật lý hiện đại từ lò phản ứng hạt nhân an toàn cho tới việc thám hiểm không gian.

  Dự đoán của Newton về ngày tận thế

Daniel-7-Four-Beasts_472_332_80.
Hình vẽ 4 loài thú dữ xuất hiện vào ngày tận thế mô tả trong Book of Daniel​

Ngày tận thế luôn là nỗi ám ảnh của con người. Dù vậy, Newton không phải là dạng người có thể dễ dàng chấp nhận nỗi sợ hãi về ngày tận thế qua những câu chuyện hay những truyền thuyết. Bản thân Newton là một người thực tế và luôn tìm cách kiểm định, đưa ra các quan điểm của mình trong quá trình nghiên cứu Kinh Thánh.

Trong quá trình nghiên cứu, Newton đã không đặt nặng khía cạnh Thần học mà dùng các kiến thức của mình nhằm cố lý giải vấn đề. Theo các ghi chép cách đây 300 năm còn được lưu trữ đến ngày nay cho thấy Newton đã nghiên cứu Book of Daniel. Để phục vụ nghiên cứu, ông đã tự học tiếng Do Thái, tập trung nghiên cứu triết học Do Thái bí truyền.

Qua nghiên cứu, ông dự đoán ngày tận cùng của thế giới là vào năm 2060 hoặc có thể là sau đó nhưng không thể sớm hơn. Dù sao đi nữa, đó vẫn là những gì mà ông tuyên bố với mọi người vào thế kỷ 18. Dĩ nhiên, ngày nay, các nhà khoa học đã có một lời giải đáp hoặc dự đoán tốt hơn cho hiện tượng tận thế nói chung. Qua đó, chúng ta phần nào hiểu được thêm về quan điểm của 1 nhà khoa học vào thế kỷ 18 về ngày tàn của nhân loại.
Nguồn :http://www.tinhte.vn/threads/moi-tuan-1-phat-minh-10-phat-minh-noi-tieng-cua-isaac-newton.2295178/

Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm môn hóa

Điểm khác biệt giữa đề thi môn Hóa so với các môn khác là rất nhiều lí thuyết, học sinh phải nắm vững rồi mới áp dụng để làm được bài. Tuy nhiên lí thuyết môn hóa thường không phải học thuộc lòng, nhưng phải hiểu mới vận dụng được.
Bài toán Hóa thường gắn liền với các định luật hoặc lý thuyết tổng quát, mức độ khái quát cao. Nắm tốt các lý thuyết tổng quát sẽ giúp các em làm tốt hơn 50% số câu hỏi.
Phần còn lại nằm vào các trường hợp đặc biệt cần phải nhớ hoặc cần suy luận phụ thuộc vào năng lực của từng học sinh cụ thể.
Các em nên làm đề cương và nắm chắc các lý thuyết tổng quát: các thuyết và định luật như: Thuyết nguyên tử- phân tử, thuyết electron, lý thuyết về liên kết hóa học, lý thuyết về phản ứng hóa học, thuyết điện li, thuyết cấu tạo hợp chất hữu cơ… Định luật bảo toàn khối lượng, định luật Avogadro, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa …Ngoài ra cần phải nắm vững và thành thạo các phương pháp giải nhanh như: áp dụng định luật bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron, bảo toàn nguyên tố, bảo toàn điện tích…), phương pháp dùng , phương pháp đường chéo, phương pháp dùng tăng giảm khối lượng…
Học sinh không nên học tủ bất kì phần nào mà xác định trọng tâm, nắm chắc chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, nắm cấu trúc đề thi (phân phối số lượng câu hỏi / từng chương) theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Để làm bài trắc nghiệm môn Hóa được tốt thì học sinh chỉ cần ôn tập lý thuyết kiến thức trong sách giáo khoa (SGK). Một điều chắc chắn là đề thi không được phép ra ngoài chương trình SGK nên học sinh không cần sa đà vào các kiến thức khó ngoài SGK.
Lưu ý: Trong một số trường hợp học bài toán hóa học cho số chia không hết (ví dụ 10/3) học sinh thường làm tròn và có thể dẫn đến một kết quả sai, lời khuyên dành cho các em là nên chọn đáp án gần nhất hoặc cách hay hơn là nên tính toán với phân số.
So với số thí sinh dự thi Đại học thì số thí sinh đạt điểm tuyệt đối quả là ít nhưng không phải là không thể đạt điểm 10. Có nhiều học sinh nắm chắc kiến thức và có thể làm đúng hoàn toàn bài thi. Các em thường có những sai sót cơ bản mất 0,25-0,5 điểm và do vậy không đạt được điểm tuyệt đối. Để tránh mất 0,25-0,5 điểm đối với những câu các em nghi ngờ kết quả thì có thể kiểm tra lại kết quả (đối với câu định lượng nên thay kết quả vào; đối với câu hỏi lý thuyết thì cố gắng dùng phương pháp loại trừ).
Thêm nữa, các em không nên có tâm lý nghi ngờ đề sai (nhất là với kì thi quan trong như thi Đại học). Khi giải ra kết quả không có trong đáp án A, B, C, D thì hầu như các em đã giải sai. Bình tĩnh kiểm tra lại và loại trừ các đáp án mà các em xác định chắc chắn sai. Từ đó khả năng tìm câu trả lời sẽ cao hơn và không bị mất điểm.
Để tự tin, không bị mất bình tĩnh thì các em nên ôn tập thật tốt, nắm chắc kiến thức. Tuy nhiên, khi làm bài có thể gặp câu hỏi mà phần kiến thức đó các em học chưa kĩ, hãy bình tĩnh: bỏ qua câu đó và làm câu khác. “Đừng bao giờ làm lần lượt từ trên xuống dưới”, hãy tìm câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không mất quá nhiều thời gian vào một câu (theo ý kiến riêng của tôi là không mất quá 2 phút cho 1 câu, sau khi giải quyết hết câu khác mà còn thời gian thì mới tập trung giải quyết các câu còn lại, còn nếu đã sát thời gian (còn <5 phút) thì nên cân nhắc, tính toán đánh “lụi” để đạt xác suất cao nhất).
Một số điểm lưu ý khi làm bài thi môn hóa học: Viết và cân bằng phương trình hóa học nhanh, chính xác (có thể dùng phương trình ion thu gọn thay cho phương trình phân tử, dùng sơ đồ thay cho phản ứng hóa học); Tính toán bằng phân số nếu gặp số không chia hết; Triệt để sử dụng phương pháp loại trừ để thu hẹp các phương án cần lựa chọn; Cần kiểm tra lại các phương án mà các em lựa chọn.
Nguồn : sưu tập internet

Du học – nên hay không

GD&TĐ - Ngày 29/6 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo về du học Mỹ có tên gọi “You Can Do It”. 
Đây là một chương trình được tổ chức thường niên của USGuide kể từ năm 2006, với mục tiêu gợi mở, khích lệ các bạn trẻ Việt Nam tìm hiểu cơ hội học tập, tu nghiệp tại nước ngoài, đặc biệt là du học Mỹ và xây dựng hình ảnh Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Thông qua việc truyền tải thông điệp này từ những câu chuyện thật của những con người thành đạt, USGuide mong muốn các bạn trẻ sẽ có được một cảm nhận trực quan và sâu sắc nhất, từ đó thay đổi nhận thức, tầm nhìn về sự nghiệp và con đường phát triển bản thân cũng như phát triển cộng đồng.
“You Can Do It” 2014 với sự tham gia của các diễn giả, những người đã thành công trong việc giành được các học bổng danh giá từ các trường Đại học hàng đầu ở Mỹ.
Họ đều có quá trình học tập và công tác khá đa dạng, bao gồm nghiên cứu khoa học - công nghệ, kinh doanh tư nhân và thay đổi ngành học so với bậc đại học. Từ chính những người trong cuộc, các bạn trẻ có cơ hội hiểu rõ hơn về bản thân, mong ước du học, ngành học và ngôi trường phù hợp với mình cũng như dự tính công việc cho tương lai.

 Các tình nguyện viên tư vấn về các đại học Mỹ

Các băn khoăn của lứa du học sinh trong những năm trở lại đây: quay trở lại Việt Nam hay tìm cách ở lại Mỹ hoặc một nước khác; và nếu không vào được trường có thứ hạng cao thì có nên đi học hay không.
Các bạn trẻ đã được trực tiếp gặp gỡ và lắng nghe lời khuyên của người trong cuộc về quá trình xin học bổng, nộp đơn cũng như kinh nghiệm quý báu trong cuộc sống từ những cựu du học sinh và những tân sinh viên sẽ nhập học vào học kỳ mùa thu 2014.
Thông điệp của hội thảo muốn nhắn nhủ tới các thế hệ du học sinh tiếp sau chính là: Hãy vững tin trên con đường mình đã lựa chọn và luôn có nhiều hơn một cách để thành công trên con đường đó.
Bên lề Hội thảo, một khu vực riêng cho những chia sẻ chuyên sâu hơn của các tân sinh viên xuất sắc từ các trường đại học hàng đầu nước Mỹ.
Những khách mời này sẽ mang đến những câu chuyện rất cụ thể trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, các bài thi chuẩn hóa, chiến thuật chọn trường hay kinh nghiệm phỏng vấn.
Được biết, USGuide là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập và điều hành bởi các sinh viên Việt Nam đã, đang và sẽ học tập tại Hoa Kỳ.
Hằng năm USGuide tổ chức ra nhiều hội thảo nhằm định hướng nghề nghiệp và hướng dẫn các bạn trẻ trong quá trình tìm kiếm cơ hội giáo dục sau đại học.
Để biết thêm thông tin về USGuide xin mời truy cập trang web: http://www.usguide.org.vn .“You Can Do It 2014” sẽ tiếp tục được tổ chức vào ngày 13/7/2014 tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nguồn :http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/du-hoc-nen-hay-khong-131740-c.html

“Lò” luyện thi thưa thớt, nhà trọ tăng nhiệt

Chỉ còn vài ngày nữa là bắt đầu kỳ thi ĐH, CĐ năm 2014. Càng sát kỳ thi, các "lò" luyện thi cấp tốc càng thưa vắng, trong khi vấn đề thuê nhà trọ của sĩ tử càng trở nên "nóng", với muôn hình vạn trạng về giá cả, chất lượng.

Tung chiêu "nhử", lò thi vẫn vắng  

Trong vai người tìm “lò” luyện thi cấp tốc cho đứa em đi thi đại học, chúng tôi đến Trung tâm luyện thi Đô Thành nằm trên đường Đinh Bộ Lĩnh, Q.Bình Thạnh, TPHCM. Nhân viên ghi danh ở đây khẳng định hùng hồn: “Thầy cô giáo giảng dạy ở đây đều là những tiến sĩ, thạc sĩ, trưởng khoa tại các trường đại học có tiếng trên địa bàn thành phố, chứ không như mấy lò luyện thi khác, chủ yếu là những sinh viên năm cuối hoặc thầy cô giáo cấp 3 tham gia giảng dạy”. 
Các trung tâm luyện thi đua nhau quảng cáo: Đội ngũ giáo viên gia sư nổi tiếng, phòng học có máy lạnh, phát tài liệu miễn phí, và “đảm bảo đậu 100%”. Trung tâm luyện thi Thầy Đồ (P.9, quận Gò Vấp) khẳng định: Học sinh chỉ cần chuyên cần, chăm chỉ là chắc chắn thi đỗ, đồng thời cam kết không đậu đại học hoàn trả 100% học phí. Trung tâm luyện thi Miền Đông – Sài Gòn (quận Bình Thạnh) cũng cam kết: Không đạt điểm sàn sẽ hoàn lại học phí. Quảng cáo hùng hồn như vậy nhưng trên thực tế, các trung tâm này đều không hoàn trả học phí đối với học sinh học lớp cấp tốc. 
Tại Hà Nội, các "lò" luyện thi ĐH cũng dùng nhiều chiêu để quảng cáo như phát tờ rơi, quảng cáo trên tivi, báo đài..., thậm chí cho học thử miễn phí. Quỳnh Anh – sĩ tử đang theo luyện thi ở “lò” Xuân Thủy, quận Hà Đông - cho biết: “Trung tâm này đến phát tờ rơi ở trước cổng trường em, giáo viên thì được giới thiệu là dạy các trường lớn, lại được học thử miễn phí nên em cũng “tò mò” đi học luyện thi thử”. Một học sinh đang học THPT Minh Khai chia sẻ, “lò” luyện ĐH Sư phạm Hà Nội được các thầy cô giáo giảng dạy khá nhiệt tình, thoải mái, dạy dễ hiểu, có phông kiến thức rộng. Tuy nhiên, chỉ có các lớp ôn thi toán rất đông, khiến học sinh rất khó tiếp thu kiến thức; còn lại thì thưa thớt. 
Còn tại TPHCM, theo ông Phạm Hồng Danh - quản lý trung tâm luyện thi ĐH Vĩnh Viễn - từ năm 2010-2013, số lượng học viên tham gia khóa luyện thi cấp tốc giảm khoảng 10% mỗi năm và năm nay giảm mạnh nhất. Phần lớn các “lò” luyện thi cấp tốc trung bình từ 36-39 tiết/tuần đối với lớp thường và khoảng 60 tiết/tuần đối với lớp VIP. Giá cả cũng rất tùy hứng, từ 1,3 triệu – 3 triệu đồng/khóa/lớp thường và gần 6 triệu đồng/khóa đối với lớp VIP (sĩ số 10-15 học sinh).

Muôn kiểu nhà trọ cho sĩ tử
Do lượng thí sinh đổ về Hà Nội và TPHCM thi ĐH rất lớn nên kỳ thi là dịp để các khu nhà trọ tranh thủ làm ăn kiếm lời. Tại Hà Nội, nhiều khu trọ tồi tàn mặc dù ngày thường giá cả rất thấp, nhưng đến mùa thi ĐH, giá tăng đột biến. Một chủ phòng trọ tại đường Giải Phóng cho biết, phòng rộng 15m2, ghép 6 người (3 học sinh và 3 phụ huynh của các em đó) sẽ có giá rất "phải chăng" là 100.000đ/người/đêm. Còn phòng có điều hòa thì giá đội lên thành 150.000đ/người/ đêm. Nhiều khu nhà trọ vì hết sạch phòng nên chủ nhà tận dụng luôn phòng khách để cho thuê. 
Tại khu tập thể Phương Mai, một chủ nhà trọ xởi lởi, đây là nhà riêng nên bà chỉ cho 2 người thuê ở phòng khách, đầy đủ tiện nghi. Giá rất "bình dân", 200.000đ/người/đêm. Còn tại khu vực ĐH Khoa học Tự nhiên, nhiều chủ trọ cho thuê nhà trọn gói 10 đêm với giá khoảng 600.000 - 800.000đ/người. Giá thuê phòng cho khách lẻ xung quanh khu vực này cũng dao động từ 100.000 – 150.000đ/người/đêm tùy tiện nghi phòng. Ông Nguyễn Văn Phúc (cùng con gái từ Nam Định lên Hà Nội thuê trọ) tặc lưỡi: "Thôi thì đành bấm bụng thuê hẳn riêng một phòng, không thuê ghép, để cháu tiện ôn thi. Chỉ mong là cháu thi đỗ thôi!".
Áp phích quảng cáo của một trung tâm luyện thi (quận Cầu Giấy, HN) không có học sinh đến học. Ảnh: D.H 
Để giảm nhiệt sức “nóng” thuê trọ cho sĩ tử TPHCM, năm nay nhiều trung tâm hỗ trợ sinh viên đã chủ động bố trí nhiều chỗ trọ hợp lý cho các sĩ tử dự thi tại đây. Trung tâm hỗ trợ sinh viên TPHCM cho biết, chương trình “Tiếp sức mùa thi 2014” đã thu hút 16.657 sinh viên tình nguyện cấp trường và cấp thành phố tham gia. Bước đầu, Ban Tổ chức đã vận động được 15.000 chỗ trọ, trong đó có hơn 2.000 chỗ miễn phí; 60.000 vé xe buýt, 380.000 bản đồ xe buýt và bản đồ thành phố; 100.000 cẩm nang và nhiều vật phẩm khác hỗ trợ miễn phí cho thí sinh.
Mấy năm nay, ông Trần Ngọc Anh (hẻm 144 Điện Biên Phủ, P.25, quận Bình Thạnh) thường dành 2 căn phòng với đầy đủ tiện nghi cho thí sinh ở miễn phí. Được biết, mùa thi này gia đình ông sẽ nhận 20 thí sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ông Ngọc Anh cho biết: “Các cháu ở đây sẽ được lo luôn khoản ăn uống. Tôi sẽ mua thêm mấy thùng mì gói, ít bánh trái, sữa tươi để sẵn cho các cháu dùng thoải mái”. 
Ông Lê Ngọc Hải mặc dù chỉ bán trái cây, vẫn phải thuê nhà trên đường Chu Văn An (P.12, quận Bình Thạnh) nhưng cũng sẵn lòng sẻ chia chỗ trọ của mình: Tôi sống có một mình, lại đi bán suốt ngày nên đâu cần ở phòng rộng rãi làm gì. Trước đây, tôi thuê một căn phòng nhỏ vừa đủ ở. Bây giờ sắp đến kỳ thi đại học, muốn giúp các em có chỗ ở miễn phí nên tôi thuê lại nguyên căn nhà này”. Dự định ông Bảy sẽ đón khoảng 10 thí sinh nam, đồng thời sẽ tranh thủ thời gian để nấu ăn cho các em.
Nguồn:http://laodong.com.vn/xa-hoi/lo-luyen-thi-thua-thot-nha-tro-tang-nhiet-220326.bld

 

Cách học tiếng anh hiệu quả tại nhà

Để học tiếng anh tại nhà đạt hiệu quả đòi hỏi bạn phải có tính kỷ luật thật cao và thật sự nỗ lực cố gắng. Nếu bạn đã có niềm tin và nỗ lực học thì bạn có thể đọc bài viết dưới đây. Bài viết chia sẻ các cách học tiếng anh tại nhà đem lại hiệu quả cao nhất.

1. Nghe ngẫm - Deep listening 
Đây là cách học tiếng Anh mang lại kết quả cho tất cả kỹ năng nghe – nói – phát âm mà lại hết sức thoải mái, không gò bó, phù hợp với những người có ít thời gian để tự học. Các bài nghe có thể thể copy vào các thiết bị di động, nghe ở mọi nơi, mọi lúc. Cách học ngôn ngữ thết sức tự nhiên, người nghe “thả lỏng” để âm thanh, ngữ điệu ngấm vào đầu, làm quen dần dần, sau đó bắt chước lại. Thời điểm “ngấm” tốt nhất là trước khi đi ngủ và sáng khi mới thức dậy. Nếu kiên trì, bỏ mỗi ngày 30 phút, bạn sẽ thấy ngạc nhiên và ngỡ ngàng về sự tiến bộ nhận được.
2. Tăng vốn từ vựng
Một cách tuyệt vời của việc học từ mới là viết chữ trên tấm thẻ và dán chúng vào những nơi thích hợp xung quanh nhà của bạn. Hãy thử đọc lớn tiếng mỗi khi bạn đi qua một tấm thẻ và rèn luyện trí nhớ của bạn. Đây là một trong những cách học tiếng anh hiệu quả vì sẽ giúp bạn bổ sung vốn từ vựng một cách tốt nhất.
3. Xem phim, nghe nhạc bằng tiếng anh
Sử dụng thêm các tài liệu hoc tập bằng tiếng Anh có rất nhiều trên mạng internet. Ngay cả khi bạn không thể hiểu được tất cả các từ, đây là một cách tốt để làm quen với ngôn ngữ, đặc biệt là “đường phố” Anh chứ không phải chỉ đơn giản là “sách giáo khoa” Tiếng Anh.
4. Kỹ thuật đọc tự do
Đây là cách học từ vựng, cấu trúc một cách hiệu quả và tự nhiên nhất. Đầu tiên, người tự học cần chọn nguồn tài liệu thuộc phạm vi quan tâm để đảm bảo tính hứng thú học lâu dài. Mỗi ngày dành khoảng 30 phút để đọc và tra từ một cách thoải mái tự nhiên, đều đặn. Khi đó, có những từ sẽ xuất hiện với tần suất cao trong bài viết, thì chúng ta sẽ gặp – đọc nhiều lần và sẽ nhớ lâu, đây chính là vốn từ phổ dụng hữu ích chúng ta cần nhớ. Đối với những nhóm từ xuất hiện không nhiều lần, đó chính là những từ ít được sử dụng, và chúng ta nên quên nó đi cho nhẹ đầu. Bằng cách đọc chọn lọc một cách tự nhiên và nhẹ nhàng như vậy, chúng ta sẽ tiếp cận và ghi nhớ được vốn từ vựng cốt lõi – thông dụng – đúng như những gì chúng ta cần học.
Trên đây là một cách học tiếng anh tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên không phải đây là phương pháp tối ưu nhất vì nếu như bạn không nỗ lực và kiên trì thì không có phương pháp, cách nào tiếng anh nào đem lại hiệu quả nhất. Ngoài ra để tạo động lực cho bạn để bạn có thể học tiếng anh tại nhà đạt hiệu quả cao bạn nên rủ một nhóm bạn học cùng để hỗ trợ thúc đẩy nhau học và có môi trường để rèn luyện kỹ năng nói.

 

Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Giao lưu với cô gái đạt học bổng ở Harvard và 4 lần nhận bằng khen của Obama

Lê Ngọc Tường Vân - cô gái Việt nổi tiếng được học bổng toàn phần vào 7 trường Đại học hàng đầu thế giới đặc biệt trong đó có Harvard, Yale,… và 4 lần được Tổng thống Mỹ trao bằng khen.

Tường Vân và những người bạn (đang theo học các trường đại học danh tiếng trên thế giới) lập ra Tổ chức “I’m venture” – chuyên tổ chức chuyến du lịch xuyên Việt. Trong thời gian Vân ở lại Việt Nam đã quyết định sẽ dành thời gian để tổ chức một buổi giao lưu nhỏ, hợp tác với trung tâm anh ngữ RES với mục đích chia sẻ những kinh nghiệm học tập và “săn” học bổng toàn phần tại các trường đại học hàng đầu cho các bạn học sinh.

Buổi giao lưu có sự tham gia của rất đông các bạn sinh viên, học sinh.

Trong buổi giao lưu nhỏ được tổ chức tại trụ sở trung tâm anh ngữ RES (71 chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội), rất đông bạn trẻ và thậm chí cả các bậc phụ huynh cũng đến dự để đặt câu hỏi và nghe những chia sẻ kinh nghiệm của Tường Vân về kế hoạch "săn" học bổng tại nhiều trường đại học danh tiếng của Mỹ, về quá trình rèn luyện kỹ năng tiếng Anh, và về quãng thời gian sinh sống và học tập trên đất Mỹ. Ban đầu dự định chỉ gửi giấy mời cho 30 bạn học sinh, nhưng số lượng các bạn trẻ đến tham gia rất đông khiến ban tổ chức rất bất ngờ về sức hút của một buổi giao lưu thiết thực và ý nghĩa này, đồng thời về sức nóng của Lê Ngọc Tường Vân.

Mọi người luôn chăm chú ngồi nghe Tường Vân chia sẻ.

Tất cả khách mời đến dự đều tỏ ra đặc biệt thích thú với cô gái nhỏ nhắn nhưng lại chứa đựng một kinh nghiệm sống, làm việc và học tập vô cùng phong phú. Những bạn trẻ ở độ tuổi khác nhau, mang trong mình ước mơ và khao khát được lấy học bổng du học đều rất chăm chú lắng nghe và đặt câu hỏi. Tại đây, rất nhiều bạn chia sẻ đã tìm được phương pháp học tập, và định hình kế hoạch cũng như hướng đi cho con đường sắp tới của mình sau khi nghe những chia sẻ tâm huyết và đầy sinh động của Tường Vân.

Bạn Hà (lớp 11, trường PTTH Chuyên Ngoại Ngữ - Hà Nội) chia sẻ: “Mình được bạn rủ tới đây vì nghe nói đây là một chương trình rất thú vị dành cho những ai quan tâm đến việc du học hoặc muốn tìm hiểu về quá trình học tập và sinh sống trên đất Mỹ cũng như bằng cách nào để có được thành tích đáng nể như chị Tường Vân”.

Nói về buổi giao lưu, bác Trần Thanh Hải (47 tuổi, Hà Nội) - phụ huynh của bạn Trần Minh Quân (học sinh lớp 12 trường PTTH Chuyên Ngoại Ngữ - Hà Nội) bày tỏ: “Sau khi nghe em Tường Vân chia sẻ kinh nghiệm của mình, tôi thấy mặc dù việc giành học bổng là điều khó khăn, tuy nhiên hoàn toàn có thể được nếu quyết tâm và có phương pháp học tập đúng đắn. Có lẽ tôi sẽ đăng ký cho con học tập tại RES để nó được có cơ hội thực hiện ước mơ của mình”.



Tường Vân say sưa truyền lại "bí kiếp" của mình.

Ngoài ra, buổi giao lưu trò chuyện còn có khách mời là những bạn đã giành được học bổng ở các trường đại học danh tiếng, chia sẻ cởi mở và thoải mái với những bạn học sinh, đồng thời còn đưa ra lời khuyên cho những bạn đến dự chương trình.

Có lẽ thông qua buổi giao lưu lần này, các bạn trẻ sẽ định hướng được rõ ràng mục tiêu cũng như lập ra được kế hoạch để thực hiện mục tiêu cho con đường học tập của mình. Đồng thời thông qua chia sẻ về kinh nghiệm của những bạn trẻ đã thành công, có được vốn sống và kỹ năng sống cho bản thân.

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

POSSESSIVE ADJECTIVE ( TÍNH TỪ SỞ HỮU)

POSSESSIVE ADJECTIVE   ( TÍNH TỪ SỞ HỮU)                     
                                            I                          MY                 Của tôi
                                            YOU                   YOUR                        Của bạn
                                            SHE                    HER               Của cô ta
                                            HE                      HIS                 Của anh ta, Của ông ta
                                            IT                        ITS                  Của nó
                                            WE                     OUR               Của chúng ta, Của chúng tôi
                                            YOU                   YOUR            Của các bạn
                                            THEY                THEIR           Của họ, Của chúng nó

Tính từ sở hữu luôn luôn đứng sau một danh từ.
          Ex:    She is my mother.
                    I am his pupil.
                    They are her chidren.
                    Your mother is a housewife.
                   Our parents are very lovely.

                   Mr. Long is their father .

GS. Hồ Ngọc Đại: Thầy là kẻ “sai vặt” của học trò

(GDVN) - “Trẻ con hiện đại là tầng lớp dân cư lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử, một xã hội hiện đại không thể theo một người”.
Trên đây là quan điểm của GS. Hồ Ngọc Đại, giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ giáo dục, khi ông chia sẻ về việc triển khai áp dụng công nghệ giáo dục trong mỗi nhà trường tiểu học thời gian qua.
GS. Hồ Ngọc Đại cho rằng, trẻ con phải là nhân vật trung tâm, là nhân vật quyết định tất cả sự nghiệp giáo dục. Để hiểu rõ hơn về công nghệ giáo dục tiểu học, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với Giáo sư bên lề Hội thảo "Giải pháp Công nghệ giáo dục bậc Tiểu học" diễn ra ngày 15/6 tại Trường Tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội.

Thay đổi vì lợi ích của trẻ con
PV: Thưa giáo sư, xuất phát từ đâu giáo sư và các cộng sự cho ra đời sản phẩm công nghệ giáo dục?
GS. Hồ Ngọc Đại: Trẻ con hiện đại là con đẻ của thời đại, còn tất cả bố mẹ, ông bà, cụ kỵ thuộc về đời cũ. Trước đây ông cụ nó có gì thì ông nội nó có thế ấy, ông nội có gì thì bố nó có thế ấy, bố có gì thì nó có thế ấy, nhưng bây giờ có những cái bố nó không thể có được, ông nội nó càng không thể có được.
GS. Hồ Ngọc Đại: Bản chất của công nghệ giáo dục là tổ chức và kiểm soát quá trình dạy học bằng một Quy trình kỹ thuật được xử lý bằng giải pháp nghiệp vụ  sư phạm. Ảnh Xuân Trung
Thời đại bây giờ là lấy trẻ con làm chuẩn, làm lý tưởng, cách sống của ngành giáo dục. Trẻ con luôn luôn đúng, đúng ở đây cả về triết học và thực tiễn, trẻ con là con đẻ của thời đại nên tiếp cận với thời đại rất thản nhiên, bình thường.
Trẻ con nghịch một chiếc điện thoại hiện đại chỉ một lúc là biết, nhưng bố nó loay hoay, ông bà nó càng loay hoay, cụ nó càng hoảng sợ. 
Trong nhà trường cũng như vậy, trẻ con tiếp cận những cái hiện đại hoàn toàn bình thường nhưng cô giáo rất vất vả, kêu khó, nặng nề. Với công nghệ giáo dục này tôi bắt cô giáo phải thay đổi vì lợi ích của trẻ con, lợi ích của trẻ con là lợi ích của từng gia đình, của cả đất nước.
Tôi có tham gia lớp tập huấn cho giáo viên của một huyện gần đây, hôm đó cả Thường vụ huyện đến nghe, sau đó tôi có nói với họ: “Nếu các anh làm nghiêm theo tôi trong 3 năm đầu, trong 3 năm đó phải thật nghiêm trong năm đầu tiên, trong năm đầu tiên phải thật nghiêm trong tháng đầu tiên, thì đến năm 2030 chúng ta sẽ có một dân tộc khác, huyện này sẽ có một dân tộc khác”.
Một xã hội hiện đại là xã hội chuyên nghiệp, khen ai cũng là khen tính chuyên nghiệp, chê ai là chê không chuyên nghiệp, đây là lời chê nặng nề trong xã hội hiện đại.
Khi áp dụng công nghệ giáo dục ở các địa phương tôi vẫn thường cấm các thầy cô sáng kiến, bởi những sáng kiến từ xưa đã lỗi thời, giờ áp dụng công nghệ giáo dục này cứ thế mà làm. Do đó nếu học sinh chê công nghệ giáo dục tôi mới sợ, thầy giáo chê, lãnh đạo chê tôi không sợ.
Ngay từ thời gian đầu khi đưa toán, tiếng Việt về dạy ở các vùng thử nghiệm công nghệ giáo dục giáo viên thường kêu khó, khó vì họ không có chuyên môn, đó là những người tay ngang, các truyền thống đã đè nặng lên họ. Do đó trong xã hội hiện đại chỉ có duy nhất thầy giáo dạy được công nghệ giáo dục, do đó phải lo bồi dưỡng giáo viên, phải nâng cao giáo viên lên.
Trẻ con hiện đại là tầng lớp dân cư lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử, một xã hội hiện đại không thể theo một người. 
Trẻ con có hai yêu cầu lớn nhất trong xã hội hiện đại: Thứ nhất là được yêu thương và thứ nữa là nhu cầu được tôn trọng. Do đó chúng ta hãy trân trọng thứ trong sáng đó của trẻ con. Nếu chúng ta lấy trẻ con là tiêu chuẩn cao nhất của cư xử thì chúng ta sẽ nghĩ khác, còn chúng ta lấy chúng ta là tiêu chuẩn cao nhất để cư xử thì đó là tai họa.
Giáo sư có thể cho biết trước khi việc áp dụng công nghệ giáo dục vào các trường tiểu học thì sự khác nhau về trình độ học sinh như thế nào?
GS. Hồ Ngọc Đại: Có một điều rất đơn giản nhưng cũng rất phức tạp, trước khi thực hiện học sinh đọc không đọc được và không viết được, hoặc biết đọc, biết viết nhưng sau lại quên.
Chúng ta dạy hiện nay là dạy bắt chước, bắt chước thế nào cho khéo nhất và như vậy như việc chúng ta dạy khỉ. Nhưng trẻ con lại khác, nguyên tắc của chúng tôi, trẻ con muốn có cái gì phải tự làm ra cái đó. 
Bản chất của công nghệ giáo dục là tổ chức và kiểm soát quá trình dạy học bằng một Quy trình kỹ thuật được xử lý bằng giải pháp nghiệp vụ  sư phạm.
Quan điểm giáo dục theo công nghệ giáo dục: Học để sống hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày của cá nhân. Đi học là phương thức mỗi cá nhân tự khẳng định mình, vì hạnh phúc của chính mình.
Nội dung giáo dục được thực hiện ở ba lĩnh vực: Khoa học, Nghệ thuật và Đạo đức. Mỗi lĩnh vực giáo dục đảm nhận một chức năng.
Các lĩnh vực giáo dục này được thiết kế thành các môn học, phân bố phù hợp với từng thời kỳ phát triển của trẻ.
Sư phạm phải làm gì được đấy, làm đâu chắc đấy. Trẻ con bây giờ khác hẳn ông cha, không thể dùng biện pháp dạy ông cha ngày xưa để dạy trẻ con bây giờ. Nhiều khi bố mẹ phàn nàn không dạy được con, đáng lẽ điều đó phải là mừng mới đúng. Tư duy dạy trẻ hiện nay vẫn là tư duy mẫu mực của ngày xưa, một xã hội hiện đại không ai phục tùng ai.
Vậy công nghệ giáo dục sẽ đề cao yếu tố nào thưa giáo sư?
GS. Hồ Ngọc Đại: Sẽ đề cao yếu tố, vai trò cá nhân. Ngày xưa với phương pháp cũ có thể dạy một lớp 30-40 em, nhưng bây giờ phải nói dạy 30-40 em trong một lớp. Trong xã hội hiện đại cá nhân nào cũng được tôn trọng.

Thầy là kẻ sai vặt của học sinh
Vai trò của người thầy trong việc áp dụng công nghệ giáo dục trong nhà trường sẽ như thế nào?
GS. Hồ Ngọc Đại: Ông thầy trong xã hội hiện đại không phải là ông thầy kiểu cũ, ông thầy cũ phân hóa ra hàng triệu ông thầy hiện đại. 
Hiện nay có 3 bộ phận giáo viên. Thứ nhất là thiết kế, thứ hai là chuyển giao và thực thi. Giáo viên ở đây là người thực thi, thầy giáo hiện đại là một người lao động, sản xuất hiện đại có nghiệp vụ sư phạm. Thực chất ở đây thầy là kẻ sai vặt cho học trò.
Khi tham gia học với công nghệ giáo dục trẻ con các nơi đón nhận như thế nào?
GS. Hồ Ngọc Đại: Ở Lào Cai trẻ con học được 1 năm, có những nơi khó khăn nhất, bố mẹ các em không biết tiếng Kinh, cả tuổi trẻ các em không đến trường, nhưng 6 tuổi được đến trường, học 1 năm đã đọc thông viết thạo, viết đúng chính tả và không thể tái mù. 
Học hết lớp hai viết thành câu, học hết lớp ba không bao giờ viết sai câu. Trẻ con 6 tuổi nói sõi, 7 tuổi nói chuẩn, 8 tuổi nói rất hay. Nguyên tắc của vấn đề này, trẻ con muốn gì thì tự chúng phải làm ra, đây là nguyên tắc khó nhất, không áp đặt.
Năm 2030 sẽ có một dân tộc đầy tự tin?
Nhiều người lo ngại việc triển khai công nghệ giáo dục tại các trường vùng cao, vùng sâu sẽ khó khăn hơn các trường thành thị, giáo sư nghĩ sao?
GS. Hồ Ngọc Đại: Ngược lại, khó nhất khi áp dụng công nghệ giáo dục lại ở thành phố, vùng sâu vùng xa rất thuận lợi, vì thành phố không dạy thêm được, không dạy trước được. 
GS. Hồ Ngọc Đại cho rằng, học để sống hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày của cá nhân. Đi học là phương thức mỗi cá nhân tự khẳng định mình, vì hạnh phúc của chính mình. Ảnh Xuân Trung
Tôi đã từng về một tỉnh có 12 huyện thì 11 huyện đều triển khai công nghệ giáo dục trong nhà trường, còn đúng một huyện thành thị không triển khai, vì sao? Sau này tôi hỏi ra mới rõ là “niêu cơm” đã bị đụng chạm, bởi phương pháp của công nghệ giáo dục là không học thêm, không học trước, không phụ đạo.
Gia đình sẽ đóng vai trò gì trong vấn đề áp dụng công nghệ giáo dục này?
GS. Hồ Ngọc Đại: Vai trò của gia đình là lo cho trẻ con ở nhà. Yêu thương con thật sự và tôn trọng con, nếu trẻ con không vừa ý mình trước hết vẫn phải tin trẻ con đúng. Do đó, muốn dạy trẻ con được trước hết phải chịu thua, lắng nghe trẻ con trước.
Khi áp dụng công nghệ này vào thì các bộ sách giáo khoa có cần thay đổi theo?
GS. Hồ Ngọc Đại: Phải thay đổi, bởi nguyên lý cấu tạo sách giáo khoa của chương trình công nghệ giáo dục đã khác, bản thân việc làm trong lớp học đã khác, nhiệm vụ của người thầy cũng sẽ khác. Trẻ con là nhân vật trung tâm, là nhân vật quyết định tất cả sự nghiệp giáo dục.
Chương trình này đã được áp dụng trên quy mô như thế nào, thưa giáo sư?
GS. Hồ Ngọc Đại: Hiện nay đã có hơn 40 tỉnh thực hiện, lúc đầu nhiều tỉnh ngại thực hiện. 
Chương trình này được ấp dụng chủ yếu ở các vùng biên cương bởi đó là nơi khó khăn, bố mẹ các em đều không biết tiếng Kinh, có khi cả xã không biết tiếng Kinh.
Về đạo lý, phần lớn các vùng này là biên ải đất nước thì ít nhất mình phải đền bù cho họ những gì, con cái học 1 năm là đọc thông viết thạo, con người được biết chữ là hạnh phúc lắm.
Giáo sư mường tượng ra một thế hệ được áp dụng công nghệ giáo dục này sau mấy chục năm nữa sẽ như thế nào?
GS. Hồ Ngọc Đại: Tôi tính từ thế kỳ XIX, 100% trẻ con Việt Nam ở thế kỷ mới này sinh năm 2001 đến 2007 vào lớp 1 và 100% đó đến năm 2019 đi bầu cử, như vậy từ 2019 trở đi dân tộc Việt Nam là sản phẩm của giáo dục. 
Nếu tới 2030 chúng ta làm triệt để chúng ta sẽ có một dân tộc khác, một dân tộc đầy tự tin, tự hào, đầy tự trọng và khi đã tự trọng thì không cần phải bắt chước ai, không cần ca ngợi ai và không ai có thể làm gì được.
Công nghệ giáo dục này đã được Bộ GD&DT phản hồi như thế nào thưa giáo sư?
GS. Hồ Ngọc Đại: Hiện tại Bộ GD&ĐT đã thừa nhận công khai đây được coi như một phương án chính thức, tức là địa phương nào muốn tiếp nhận sẽ tiếp nhận. 
Trân trọng cảm ơn giáo sư.
Theo: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/GS-Ho-Ngoc-Dai-Thay-la-ke-sai-vat-cua-hoc-tro-post146074.gd