Bước
1: Bạn nên đọc câu hỏi trước khi đến với bài text vì câu hỏi giúp bạn
định hướng được thông tin mà mình cần tập trung hơn hay cần tìm kiếm
trong bài text. Ngoài ra việc đọc câu hỏi trước cũng trả lời giúp bạn
xem bài text viết về chủ đề gì và có nội dung chính như thế nào. Ví dụ
điển hình là dạng bài tập nối tên một người nào đó với hoạt động hay một
phát biểu là do người nào đề cập. Câu hỏi sẽ được liệt kê 3 – 4 tên
riêng vì thế nên bạn có thể định hướng là khi đọc bài text bạn sẽ cần
gạch chân những tên riêng cùng với những hoạt động liên quan và các
keywords chính.
Bước 2: Đọc bài text 1 đến 2 lần để hiểu được
nội dung của bài. Đây là lúc bạn áp dụng kĩ năng skimming của mình để
đọc bài trong một khoảng thời gian khá hạn chế. Bạn nên thiên vị hơn
chút vào đoạn đầu tiên và đoạn cuối cùng, cũng như câu đầu tiên và câu
cuối cùng của từng đoạn vì nó là những điểm mấu chốt hơn trong một bài
đọc chứa những thông tin quan trọng. Lý do là hầu hết các đoạn văn hay
các bài viết đều được viết theo kiểu quy nạp hay diễn dịch mà thôi.
Định hướng và ghi nhớ trong đầu ý chính của từng đoạn vì nó sẽ rất quan
trọng khi bạn trả lời các câu hỏi sau đó. Không nên dừng lại ở các từ
mới mắc phải mà đặt vào văn cảnh để nắm được nghĩa cơ bản của câu, hoặc
không thì bỏ qua từ mới đó.
Bước 3: Bắt đầu trả lời với các câu
hỏi chung như câu hỏi về nối heading vì nó thêm một lần nữa giúp bạn
hiểu được cấu trúc của bài viết.
Bước 4: Đi vào những câu hỏi
mang tính chất chi tiết hơn. Ý của mình là câu hỏi đó nhằm đánh vào một
chi tiết nhỏ nào đó trong bài text. Ví dụ như dạng điền từ để hoàn thành
đoạn summary, cần chú ý xem đoạn đó summarize lại toàn bài text hay chỉ
một số đoạn nào đó. Định hướng cho từ loại cần điền vào là danh từ,
động từ hay tính từ và nội dung đó nằm ở đoạn nào trong bài. Sau đó, bạn
cần đọc và gạch chân những từ ngữ liên quan đến từ bị thiếu, nhất là
chú ý những từ đi trước và những từ đi sau từ bị thiếu đó. Vì đây thông
thường là đoạn tổng kết lại đoạn text/ bài text, thứ tự của bài tổng kết
sẽ theo sát thứ tự xuất hiện trong bài text. Theo nguyên tắc như trên,
bạn phân tích ổ khóa rồi tìm chiếc chìa khóa tương thích, lưu ý manh mối
quan trọng nhất là những từ được sử dụng chính xác trong bài text hoặc
những từ đồng nghĩa của chúng. Dạng bài mà theo mình là khó xơi nhất
trong IELTS reading là dạng True, False, Not given
Bước 5: Đọc
lại lần cuối và hoàn thành những câu hỏi mà mình chưa làm được trước đó.
Nếu còn thời gian bạn hãy dà soát lại những câu mình chưa chắc chắn để
tìm ra đáp án khiến bạn cảm thấy tự tin khi ra khỏi phòng thi.
Kết bài: Khi các bạn luyện tập với những tài liệu mà mình đang có, hãy
biến nó là cơ hội để bạn sửa sai từ những lần đọc trước và áp dụng kinh
nghiệm mà mình đọc được từ bài viết này. Nếu bạn chỉ dừng lại ở việc đếm
xem bạn đúng bao nhiêu câu khi làm bài, bạn đã thực sự lãng phí thời
gian của mình. Tìm lí do vì sao bạn mắc lỗi sai vì chỉ khi bạn biết lỗi
của mình, bạn mới có thể sửa sai được và lần sau sẽ không mắc lỗi nhé.
Chúc các bạn học tốt!!!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét