Buổi Hội thảo với tựa đề “Tối ưu năng lực não bộ và cơ thể” diễn ra tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) thu hút sự tham gia của đông đảo học sinh, sinh viên, giảng viên trong và ngoài khối ĐHQG. Mọi sự chú ý đều hướng về Kỷ lục gia, bác sĩ người Ấn Độ - Biswaroop Row Chowdhurry – người duy nhất trên thế giới giữ hai kỷ lục Guinness về năng lực não bộ và cơ thể.
Tag: gia su tai nha
Dr.Biswaroop hiện là giám đốc Tổ chức kỷ lục châu Á và giám đốc Tổ chức Kỷ lục Ấn Độ, đồng thời là tác giả của 25 đầu sách về tinh thần và trí nhớ đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ông được xem là minh chứng hùng hồn nhất cho khả năng ghi nhớ của con người bằng phương pháp mới.
Tại buổi hội thảo, Dr.Biswaroop đã thể hiện khả năng ghi nhớ “thần kỳ” của mình bằng việc đọc vanh vách một dãy số dài do khán giả cung cấp. Không những thế, vị bác sĩ này còn khiến khán giả bất ngờ bởi với khả năng đọc ngược dãy số trên.
Dr.Biswaroop thể hiện khả năng đọc xuôi, đọc ngược dãy số dài |
Theo Dr.Biswaroop thì không phải từ khi sinh ra ông đã có khả năng ghi nhớ siêu việt như vậy, mà khả năng này được hình thành do quá trình rèn luyện.
Chia sẻ với học sinh, sinh viên tham dự hội thảo bí quyết để ghi nhớ, Dr. Biswaroop cho biết: “Muốn học bài nhanh, chỉ cần ghi nhớ ba chữ: A - I – R.”Trong đó A là viết tắt của từ Association (sự kết nối, sự kết hợp), I là viết tắt của từ Imagination (trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo), R là viết tắt từ Ridiculous Thinking (suy nghĩ hóm hỉnh, hài hước). Thay vì nhớ những con số, sự kiện khô khan, chúng ta cần phải biết liên tưởng và suy nghĩ theo cách hóm hỉnh, hài hước để tạo ra sự phấn khích cho não bộ. Những người có khả năng liên tưởng tốt sẽ có trí nhớ tốt hơn.
Tuy nhiên, kỷ lục gia cũng khẳng định: “Chữ cái quan trọng nhất quyết định khả năng não bộ học tập là chữ I. Nếu biết vận dụng tốt sẽ giải quyết nhiều vấn đề trong học đường”. Ông khẳng định thêm: “Tất cả những gì các em nhìn thấy bằng mắt sẽ có khả năng đi sâu vào trong não bộ gấp 20 lần so với những gì các em chỉ nghe mà thôi”. Do dó, việc kết nối các hình ảnh, liên tưởng hình ảnh này với hình ảnh khác sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn.
Dr. Biswaroop chỉ ra ba chữ cái quan trọng cho bí quyết ghi nhớ |
Ngoài ra, ông cũng cho biết suy nghĩ con người thường chia thành hai nhóm tích cực và tiêu cực. Nếu chúng ta có suy nghĩ tích cực, vui vẻ thì bức tranh vẽ cho não bộ là bức tranh rất đẹp. Khi đó cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hoóc môn có khả năng chống lại bệnh tật. Ngược lại, nếu chúng ta có suy nghĩ tiêu cực, bi quan, cáu giận thì bức tranh vẽ cho não bộ là bức tranh u ám, và cơ thể sẽ sản sinh ra loại hoóc môn có hại khiến con người dễ bị bệnh, đau ốm.
Dr.Biswaroop cũng chỉ ra rằng các nhà khoa học đã chứng minh khi con người tức giận, nổi nóng thì sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu không muốn tự mình giết chính bản thân mình thì phải thường xuyên có những suy nghĩ tích cực."Một suy nghĩ tiêu cực sẽ làm hại con người, một suy nghĩ tích cực sẽ giúp cuộc sống tươi đẹp hơn" - Dr.Biswaroop khuyên.
Cuối chương trình, Dr.Biswaroop còn khiến người tham dự ngạc nhiên về câu chuyện cậu bé Biswaroop tự chữa lành căn bệnh tim bẩm sinh nhờ khả năng hiểu nguyên tắc não bộ.
Năm 4 tuổi, ông được chẩn đoán trái tim có một lỗ hổng và cần phải làm phẫu thuật tim. Sau ca phẫu thuật, trái tim ông yếu hơn và không được tham gia bất kì hoạt động thể thao nào nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, ông đã nghiên cứu và phát hiện rằng não bộ có thể điều chỉnh được hoạt động, sức khỏe của con người theo chiều hướng tích cực. Hiện nay, ông đang là người giữ kỷ lục thế giới về Người có khả năng hít đất nhanh nhất với 198 lần/phút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét