Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Kinh Nghiệm Luyện Thi Đại Học Khối A

Làm thế nào để ôn thi cho hiệu quả ? Chúng ta thường thấy các thủ khoa trên tivi hoặc các thầy cô giáo vẫn hay nó với chúng ta rằng, để đạt được kết quả cao trong kỳ thi đại học chỉ cần làm, nắm chắc kiến thức sách giáo khoa là đủ rồi hoặc cứ cố gắng làm nhiều đề là quen, làm thật nhiều càng tốt….. Nếu như vậy thì thật ra rất chung chung và không phải với mỗi môn học nó đều đúng. Có những môn học nếu chỉ học nguyên sách giáo khoa thì rất khó có thể thi đại học với kết quả cao được, hoặc việc làm càng nhiều đề càng tốt không phải đã là hay, trừ khi bạn rất trâu bò, cày mỗi ngày 4-5 tiếng.

Như vậy ở đây thì học như thế nào ??? Đầu tiên mình xin nêu ra một số điểm chung mà trong quá trình ôn thi các bạn nên chú ý:
  1. Thứ nhất : Không nên đi học thêm quá nhiều. Tất nhiên là học sinh cuối cấp việc học thêm đóng vai trò giúp các bạn cũng cố, nắm bắt thêm kiến thức. Tuy nhiên nếu bạn học quá nhiều thì lại không tốt, bởi vì các bạn sẽ không có thời gian tiêu hóa những kiến thức mà mình đã học, học tới đâu thì quên tới đó. Chính vì vậy khi học thêm bạn nên nhớ một điều ra bạn cần phải có những thời gian rỗi để tiêu hóa, hiểu được những kiến thức mà mình đã học.
  2. Thứ hai : Việc giải càng nhiều đề càng tốt không quan trọng bằng việc bạn nên xem và làm đi làm lại những đề cũ. Thật vậy, thời gian này rất căng thẳng và mình đảm bảo rằng các bạn học sẽ rất nhanh quên, việc làm thêm các đề mới chẳng có ý nghĩa gì cả khi cứ làm thì lại quên. Thay vào đó bạn nên làm đi làm lại, xem đi xem lại những cái đề cũ mình đã làm, phân tích đề xem mình hay sai ở đâu, cứ vài ngày lại bỏ đề đó ra làm thử lại xem có nhớ hết không. Đó mới là quan trọng. Kiến thức thi đại học thực chất không quá nhiều, nhưng vấn đề là ở chỗ bạn học sẽ không thể nhớ hết.
  3. Thứ ba : Trên mạng có rất nhiều đề tham khảo, nhưng đề bạn nên tham khảo chính là đề của bộ giáo dục và đào tạo, những đề thi những năm trước. Những đề đó mới có những cấu trúc chuẩn được. Chứ những đề thi thử, kể cả của những trường danh tiếng nhiều khi có nhiều cái quá khó, có cái lại quá dễ, có nhiều câu không phù hợp.
  4. Thứ tư : Nhớ mẹo làm trắc nghiệm. Đề thi trắc nghiệm của bộ giáo dục và đào tạo ra luôn luôn có đáp án là : 25% đáp án A, 25% đáp án B, 25% đáp án C, 25% đáp án D. Nghĩa là môn Lý và Hóa có 60 câu ( Nhưng bạn chỉ có thể được đánh 50 câu, vì 10 câu là câu lựa chọn ) sẽ có 15 câu đáp án A, 15 câu đáp án B, 15 câu đáp án C, 15 câu đáp án D. Cái này mã đề nào cũng thế nên bạn có thể căn cứ vào đó để đánh bừa và ước lượng đáp án. Ví dụ lúc cuối muốn đánh bừa thì bạn thấy số đáp án nào ít nhất thì đánh bừa hết đáp án đó. Nếu bạn nào thi tiếng anh thì rất dễ, vì tiếng anh có 80 câu và bạn được khoanh hết cả 80 câu đó, và sẽ có 20 câu đáp án A, 20 câu đáp án B, 20 câu đáp án C, 20 câu đáp án D. Nên nhớ là quy luật này luôn đúng đối với các đề được bộ giáo dục ra nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Sau đây mình xin đi vào từng môn cụ thể:
Toán:
Tài liệu : về bộ môn này thì ý kiến cho rằng chỉ cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, sách bài tập thôi là hoàn toàn đúng. Thực tế bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập có rất nhiều bài khó, nhưng hay bị người ta coi thường, hoặc đã xem rồi những quên mất. Vấn đề của người học lại được lặp lại là hay quên. Chính vì vậy đối với bộ môn toán, nếu chỉ cần được 8 điểm thì bạn chỉ cần làm đi làm lại những chuyên đề hay thi ( đồ thị hàm số, giải phương trình, tích phân,… ) trong sách giáo khoa và sách bài tập, làm đi làm lại cho tới khi nào không quên thì thôi, như thế là ok. Bạn không cần quá nhiều sách tham khảo ( lưu ý là điều này không đúng đối với 2 bộ môn Lý và Hóa ).
Luyện đề : Môn Toán này có đặc điểm khác với những môn trắc nghiệm nên việc các bạn luyện nhiều đề cũng sẽ không có nhiều tác dụng bằng việc các bạn nên phân tích đề thi của bộ giáo dục vào chia thành từng chuyên đề một để ôn. Việc học theo từng chuyên đề sẽ có tác dụng rất quan trọng. Việc tập giải đề đơn giản chỉ là để làm quen với cấu trúc đề thôi. Về cấu trúc đề thi môn toán hay ra vào phần nào thì các bạn sẽ được tham khảo ở bài viết sau.
Lý:
Bạn nên nhớ một điều rằng môn Vật Lý thi trắc nghiệm với thi tự luận sẽ rất khác nhau. Thi trắc nghiệm sẽ không thể có những bài tập khó, những bài biến đổi lằng nhằng mà chỉ có những bài tập đơn thuần, không quá khó, công thức biến đổi cũng không quá phức tạp. Nhiều người cứ bảo ôn trắc nghiệm trên cơ sở nắm chắc tự luận, cái đó là không đúng trong môn Lý.
Tài liệu : Bạn nên ôn luôn dựa theo đề thi nhưng chủ yếu là đề thi các năm. Sưu tập đề và cả đáp án giải chi tiết nữa, có nhiều cuốn sách có đáp án giải chi tiết của những đề thi, đặc biệt là giải chi tiết những đề thi của những năm trước. Bạn học xong chương nào thì lấy đề ra tìm những câu chương đó giải luôn, không làm được thì xem đáp án rồi suy ra dần. Nên nhớ là cứ ôn theo đề và làm đi làm lại. Làm một đề nào đó, một thời gian sau lại lấy ra làm lại.
Nên nhớ rằng bạn không nên ôn bài tập tự luận. Chỉ nên ôn theo các đề như mình nói ở trên, nhưng nhớ phải có đáp án giải chi tiết đấy nhé. Đặc điểm của môn Lý là phần lý thuyết nhiều khi hỏi hơi khó chịu, nghĩa là ngòai việc bắt người học phải hiểu ra, nhiều câu lý thuyết nó còn bắt bẻ câu chữ nữa. Nên khi học nếu có thời gian thì mình học thuộc sách giáo khoa cũng được. Còn phần bài tập thì rải rác các chương nhưng chủ yếu là tập trung vào phần giao động và phần hạt nhân là nhiều nhất.
Hóa:
Với môn Hóa thì lại khác, thi tự luận và thi trắc nghiệm sẽ không khác nhau là mấy. Có nghĩa là thời gian đầu bạn nên ôn tự luận trước để hiểu rõ, nắm chắc kiến thức.
Bạn nên mua một số quyển bài tập tự luận, hoặc những đề thi tự luận nào đó để luyện tập làm. Không làm được thì xem giải. Đặc điểm của bộ môn hóa là người học chỉ cần chăm là học được không cần IQ phải cao. Bởi vì môn hóa bài tập lặp đi lặp lại khá nhiều. Bạn chịu khó kiên trì luyện bài tập tự luận một thời gian chắc chắn bạn sẽ thấy kiến thức rất chắc chắn. Chỉ cần làm theo công thức làm, không làm được thì xem giải rồi làm tiếp. Cứ kiên trì như vậy là ok.
Sau quãng thời gian luyện tự luận sẽ là quá trình giải đề, tất nhiên là giải càng nhiều càng tốt, tuy nhiên vẫn nên nhớ hai điều là nên bám sát vào đề thi đại học những năm trước hơn là các đề thi thử và nên làm đi làm lại đề thay vì làm quá nhiều.
Trên đây là những ý kiến, kinh nghiệm được tổng hợp từ trong việc ôn thi đại học khối A. Chúng tôi rất mong bài viết này sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc giúp các sỹ tử ôn thi thành công.
gia sư tại nhà

1 nhận xét: