Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013

Muối CACBONAT Tác Dụng Với Dung Dịch AXit – Kiềm

Dạng toán hóa muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit là một dạng bài tập không phải là khó nhưng nó thường mang lại những rắc rối nhất định cho các em.

Vì vậy, tôi xin thay mặt đội ngũ gia sư tại nhà của văn phòng chia sẻ đến các em cơ sở lý thuyết trong chuyên đề muối cacbonat tác dụng với dung dịch axit – kiềm.

Cơ sở lý thuyết:


Muối cacbonat gồm: HCO3- và CO32-

Đặc điểm:
HCO3- lưỡng tính: tác dụng được với axit, kiềm
CO32- bazơ: tác dụng với axit.

Các tình huống của bài toán:

Tình huống 1: (HCO3- và CO32-) tác dụng với OH- chỉ có HCO3- tác dụng

HCO3- + OH- –> CO32- + H2O

Tình huống 2: CO32- tác dụng với H+

H+ + CO32- –> HCO3- (1)

2H+ + CO32- –> CO2 + H2O (2)

Lập tỷ lệ: n(H+) / n(CO32-) = k
Nếu k < 1: Chỉ xảy ra (1).
Nếu 1 <= k <= 2: Xảy ra cả (1) và (2).
Nếu k >2: Xảy ra (2)

Tình huống 3: Nhỏ (HCO3- và CO32-) từ từ vào H+

HCO3- + H+ –> CO2 + H2O

2H+ + CO32- –> CO2 + H2O

Xét 2 trường hợp:

TH1: HCO3- hết trước

TH2: CO32- hết trước

Tình huống 4: Nhỏ từ từ H+ vào (HCO3- và CO32-) các phản ứng xảy ra theo thứ tự

H+ + CO32- –> HCO3- nếu H+ dư có phản ứng sau

HCO3- + H+ –> CO2 + H2O

Hy vọng bài viết nhỏ này sẽ giúp các em tự tin hơn trong việc xử lý lớp bài toán hóa về muối cacbonat. Chúc các em học tốt, thi tốt.

1 nhận xét: