Hóa Học và Cuộc Sống
- “Sự ôi mỡ” là một hiện tượng xảy ra thường xảy ra trong
cuộc sống và gây không ít “thiệt hại” về vật chất cho con người
Quá trình ôi mỡ là do lipit tác
dụng với oxi trong không khí hình thành các peroxit hoặc hidropeoxit, các chất
này dưới tác dụng của vi khuẩn và hơi nước trong không khí phân hủy thành
xeton, andehit có mùi khó chịu và cả axit cacboxylic nữa.
- Cao su dùng lâu bị cứng do các liên kết đôi trong phân tử
cao su bị oxy hóa bởi O2, nhiệt độ cao làm giảm lực tác dụng
giữa các cao su, làm hỏng cấu trúc polyme…
- Acetylen cháy trong O2 tạo ra ngọn
lửa có nhiệt độ khoảng 3000 độ C nên được dùng trong đèn xì acetylen-oxy dùng để hàn và cắt kim loại.
2C2H2 + 5O2
—-> 4CO2 + 2H2O
- Khi nấu cơm nếp cần
ít nước hơn khi nấu cơm tẻ do trong gạo tẻ có hàm lượng amilopectin
(hầu như không tan trong nước) lớn hơn gạo nếp.
- Để quả chín nhanh hơn người ta thường trộn
lẫn quả chín với quả xanh vì quả chín sẽ giải phóng Acetylen làm những quả khác chín nhanh hơn.
- Hỗn hợp etylenglicol,
glycerin hay rượu và nước do có
nhiệt độ đông đặc thấp nên được thêm vào nhiên liệu động cơ để không bị
chuyển sang trạng thái rắn ở nhiệt độ thấp.
- Dung dịch phenolphtalein
trong rượu có màu hồng trong môi trường kiềm (pH>=9) nên được dùng làm
chất chỉ thị.
- Thủ phạm các vụ nổ
mỏ than là do sự cháy khí metan có trong mỏ than
CH4 + O2
—to—> CO2 + H2O
- Để xác định lượng cồn (C2H5OH) trong máu người
được xác định bằng các cho huyết thanh tác dụng với K2Cr2O7
C2H5OH + K2Cr2O7
+ H2SO4 —> CO2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4
+ H2O
- Khi đốt cháy tóc, sừng hoặc lông gà …. ta sẽ
thấy có mùi khét do protein bị phân hủy
tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét.
- Khi đun nóng lòng
trắng trứng( có nước), lòng trắng trứng tạo kết tủa do một số
protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đung nóng xảy ra
kết tủa protein.
- Trong các cây bút
mực thường mực trong ống được pha thêm ít glixerol để tránh mực bị
vón cục
- Để điều chế dấm
người ta thường cho rược etylic (7-8 độ) để ngoài không khí
- Nấu đậu xanh trong nồi gang bị đen: Đậu xanh có tanin.
Tanin tác dụng với sắt tạo sắt III tanat màu đen
- Mực xanh đen khi viết được một lúc
biến thành đen: Mực xanh
đen chứa tanin, axit galic, sắt (II) sunfat, một ít axit sunfuric, phenol,
chất keo. Sau khi chế tạo, tanin kết hợp với sắt (II) sunfat tạo sắt (II)
tanat. Khi viết chữ xong, dưới tác dụng của oxy không khí và ánh sáng mặt
trời, sắt (II) tanat tạo sắt (III) tanat màu đen, khó phai.
- Không nên dùng dầu hỏa để lau khung xe đạp:
Khung xe đạp và một vài bộ phận khác dùng phương pháp sơn xì để phủ một
lớp sơn dầu. Để bảo vệ lớp sơn dầu, người ta thường phủ lớp sơn dầu bằng
một lớp cao phân tử mỏng. Khi lau xe bằng dầu hỏa, dầu sẽ phá hủy lớp cao
phân tử gây tổn hại xe.
- Rượu giả gây chết người: Khi làm rượu giả, người ta
sẽ không pha thêm nước (làm thế rượu sẽ nhạt) mà pha thêm một ít metylic.
Metylic là một chất độc. Khi uống rượu này vào, chúng ta sẽ bị ngộ độc
nghiêm trọng.
- Không nên trộn 2 loại mực khác nhau: Trong
mực chứa các hạt keo tích điện, nếu 2 loại mực chế tạo từ nguyên liệu khác
nhau thì các hạt keo có thể tích điện trái dấu và hút lẫn nhau, làm cho
kích thước hạt ngày càng lớn, chúng lắng xuống tạo cặn mực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét