Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài ong bắp cày mới ở Thái Lan. Nó có tên Cystomastacoides kiddo, đặt theo tên của nhân vật Beatrix Kiddo trong phim Kill Bill.
Cystomastacoides kiddo là loài ong bắp cày ký sinh thuộc họ Braconidae nổi tiếng với thói quen sinh sản kỳ dị. Con ong cái tìm một vật chủ phù hợp (thường là sâu bướm) và cấy trứng vào bên trong. Sau đó, chúng tiết ra một loại hormone để bảo vệ ổ trứng khỏi hệ miễn dịch của vật chủ. Những quả trứng nở thành ấu trùng, từ từ ăn thịt vật chủ từ trong ra ngoài cho đến khi chúng đủ lớn và nếu không giết chết vật chủ, chúng sẽ tiết dịch khiến vật chủ bất động hoặc vô sinh.
Ong bắp cày ký sinh
Các nhà khoa học đã giải thích lý do chọn tên Cystomastacoides kiddo cho loài ong này: “Đặc điểm sinh học đầy chết chóc của ong bắp cày khiến chúng tôi liên tưởng tới nhân vật của Uma. Cô là một sát thủ và là bậc thầy về kungfu hổ và hạc. Cô giết người nhanh chóng bằng cách tạo năm điểm áp lực xung quanh tim bằng các đầu ngón tay. Nạn nhân sẽ nhanh chóng tử vong do vỡ tim. Ngoài ra, những con vật ký sinh cũng khoác trên mình “chiếc áo” màu vàng – đen giống bộ jumsuit của Kiddo".
Loài ong bắp cày ký sinh thường được biết đến là những sát thủ tài tình. Ấu trùng của Ampulex compressa (một loài ong bắp cày ký sinh khác) tiết ra chất kháng kháng khuẩn để giữ vật chủ - một con gián không bị phân hủy. Trong một nghiên cứu vào năm 2000, các nhà khoa học tìm thấy ong bắp cày coccinellae Dinocampus dùng bọ rùa làm vườn ươm ấu trùng. Những con bọ rùa Zombie đã giữ những con ấu trùng dễ bị tổn thương khỏi các loài động vật ăn thịt.
Các nhà khoa học đã xác định được hai loài khác của ong bắp cày trong chi Cystomastacoides ở Papua New Guinea. Một là Cystomastacoides asotaphaga, với nạn nhân một con sâu bướm sâu bướm thuộc loài Asota plana. Hai là Cystomastacoides nicolepeelerae, được đặt theo tên Nicole Peeler, một tiểu thuyết gia yêu thích của Donald Quicke. Ông là nhà khoa học tại trường Imperial College London, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.
Phát hiện của các nhà khoa học đã mở rộng phạm vi phân bố của loài ong bắp cày ký sinh. Trước đây, chỉ có một loài duy nhất được biết tới - Cystomastacoides coxalis ở Trung Quốc đại lục.
Năm ngoái, các nhà khoa học xác định được ít nhất 177 loài ong bắp cày ký sinh riêng biệt của phân họ Orthocentrinae từ Guatemala, Honduras, Nicaragua và những khu rừng mưa Amazon của Ecuador.
TheoKHoaHoc
Các nhà khoa học đã giải thích lý do chọn tên Cystomastacoides kiddo cho loài ong này: “Đặc điểm sinh học đầy chết chóc của ong bắp cày khiến chúng tôi liên tưởng tới nhân vật của Uma. Cô là một sát thủ và là bậc thầy về kungfu hổ và hạc. Cô giết người nhanh chóng bằng cách tạo năm điểm áp lực xung quanh tim bằng các đầu ngón tay. Nạn nhân sẽ nhanh chóng tử vong do vỡ tim. Ngoài ra, những con vật ký sinh cũng khoác trên mình “chiếc áo” màu vàng – đen giống bộ jumsuit của Kiddo".
Loài ong bắp cày ký sinh thường được biết đến là những sát thủ tài tình. Ấu trùng của Ampulex compressa (một loài ong bắp cày ký sinh khác) tiết ra chất kháng kháng khuẩn để giữ vật chủ - một con gián không bị phân hủy. Trong một nghiên cứu vào năm 2000, các nhà khoa học tìm thấy ong bắp cày coccinellae Dinocampus dùng bọ rùa làm vườn ươm ấu trùng. Những con bọ rùa Zombie đã giữ những con ấu trùng dễ bị tổn thương khỏi các loài động vật ăn thịt.
Các nhà khoa học đã xác định được hai loài khác của ong bắp cày trong chi Cystomastacoides ở Papua New Guinea. Một là Cystomastacoides asotaphaga, với nạn nhân một con sâu bướm sâu bướm thuộc loài Asota plana. Hai là Cystomastacoides nicolepeelerae, được đặt theo tên Nicole Peeler, một tiểu thuyết gia yêu thích của Donald Quicke. Ông là nhà khoa học tại trường Imperial College London, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.
Phát hiện của các nhà khoa học đã mở rộng phạm vi phân bố của loài ong bắp cày ký sinh. Trước đây, chỉ có một loài duy nhất được biết tới - Cystomastacoides coxalis ở Trung Quốc đại lục.
Năm ngoái, các nhà khoa học xác định được ít nhất 177 loài ong bắp cày ký sinh riêng biệt của phân họ Orthocentrinae từ Guatemala, Honduras, Nicaragua và những khu rừng mưa Amazon của Ecuador.
TheoKHoaHoc
Xem thêm các thông tin tại đây: http://giasutainhaedu.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét