Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Thất Bại - Hãy Cảm Ơn

Trong cuộc đời này, chúng ta luôn ao ước mình được thành công và thành công hơn nữa, mà thường quên mất tầm quan trọng của những thất bại, quên rằng thất bại đã mang đến cho chúng ta những bài học tuyệt vời đến không ngờ.


Đâu là khuyết điểm của bản thân?

Trong chúng ta, không ai là hoàn hảo, bản thân mỗi người đều tồn tại những khuyết điểm riêng. Nếu chỉ sống trong “vùng an toàn” của mình, làm những điều mình biết chắc sẽ giành được thắng lợi, không thử sức trên những lĩnh vực mới, chúng ta sẽ mãi mãi không biết rằng điểm yếu của mình là gì để bắt đầu sửa chữa, khắc phục.
Hồi tớ thi đại học, đề thi môn Văn khá giống với đề thi thử ở trường tớ, đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh tớ từng tham gia. Tớ cảm thấy rất tự tin, nhưng khi nhận kết quả thi, tớ đã rất ngạc nhiên khi thấy điểm thi môn Văn của mình thấp hơn nhiều so với tưởng tượng. Tớ băn khoăn vô cùng, bởi những ý chính cần viết, tớ đều có đề cập trong bài. Nhưng sau buổi nói chuyện với cô giáo, tớ đã nhận ra điểm mình “sai”: đó là tớ đã làm theo khuôn mẫu, nghĩa là những gì đã viết trong bài thi thử, những gì đã viết trong kì thi HSG tỉnh, tớ gần như giữ nguyên và viết lại một cách khô khan trong bài ti đại học. Kết quả là không có chút cảm xúc nào và bài làm của tớ vì thế không được đánh giá cao” - T.D, ĐH Ngoại Thương HN chia sẻ.

Cơ hội để nói “Tôi có thể”

Thất bại, vấp ngã, nghĩa là bạn cần phải đứng dậy và tiếp tục bước trên con đường phía trước mặt, hoặc rẽ sang một hướng khác. Thất bại, là cơ hội để bạn nhìn sâu vào bên trong mình và hiểu thêm những khả năng khác của bản thân.

Trượt môn giáo dục thể chất 3, điều kiện cuối cùng để được nhận bằng tốt nghiệp trước khi ra trường, tớ đã phải bỏ thêm hơn ba tháng để cày lại môn cầu lông. Điều đó đồng nghĩa với việc tớ ra trường chậm hơn bạn bè 3 tháng. Quá tệ cho một người sở hữu nhiều mơ mộng cho tương lai như tớ. Cảm thấy chán nản và tự ti về chính bản thân mình, tớ đã dành nhiều ngày để suy nghĩ về những ngày phía trước, những ngày rảnh rỗi nhưng chưa thể đi làm (chưa có bằng Tốt nghiệp, cộng thêm điểm trừ: vướng lịch học Thể dục). Đúng lúc ấy, chị họ đã giới thiệu cho tớ việc làm partime ở văn phòng du lịch, lương không thực sự cao nhưng bù lại, tớ được làm việc khá tự do và không ảnh hưởng đến lịch học ở trường. Tới tận lúc đó, tớ mới biết rằng trượt Thể dục, ra trường chậm hơn mọi người một chút cũng không phải điều gì quá to tát. Nó là cơ hội để tớ biết rằng bản thân mình có thể đảm đương tốt một công việc khác, để bản thân mình tích lũy thêm kinh nghiệm thực sự trước khi mang bằng tốt nghiệp đi “đánh xứ người”- Trang Dương, TP Hồ Chí Minh nói.

Bắt đầu một thứ mới

Như cô bạn Mai Anh, 22 tuổi đang số tại Hà Nội thi trượt đại học, thất bại ập đến. Trái ngược với cảm giác buồn chán và thất vọng mà mọi người dành cho mình, Mai Anh lại tin rằng đó là một may mắn, là thời cơ tuyệt vời để thay đổi. Cô không muốn theo đuổi ngành Kinh tế mà muốn học Thiết kế. Thi vào trường Kinh tế và trượt với số điểm thấp, Mai Anh hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng mình không có duyên với nó chút nào.

Sau đó, cô chuyển hướng sang học Thiết kế, đúng ngành mình đam mê và hiện tại đã có thể tự hào nói với bố mẹ rằng những bài học ở trường, sở thích của bản thân đã giúp tớ phần nào tự lập về mặt tài chính.

Còn bạn, những thất bại trong cuộc sống đã mang đến cho bạn những bài học nào?
Theo kênh 14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét