Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Tư vấn phương pháp giáo dục tiên tiến tại trường quốc tế

14h ngày 31/7, bà Lois Maré, Hiệu trưởng trường Quốc tế Sài Gòn Pearl và ông Eric Hamilton, Hiệu trưởng ISHCMC - American Academy sẽ tư vấn cho độc giả VnExpress các phương pháp học tiên tiến áp dụng tại trường quốc tế ở Việt Nam.

Nhu cầu tiếp cận nền giáo dục quốc tế của học sinh Việt Nam tăng nhanh trong 4 năm qua. Từ khóa “trường quốc tế” có hàng nghìn lượt tìm kiếm trên Internet, Google mỗi tháng. Nhiều gia đình hiện nay gửi con đến trường quốc tế phải trả học phí trung bình 350 triệu đồng một năm. Với sự đầu tư lớn như vậy, họ băn khoăn cách giúp các con mình hòa nhập thành công tại môi trường này.

Một số vấn đề khiến phụ huynh đau đầu là: chương trình như thế nào được coi là quốc tế; cơ sở vật chất của trường ra sao; đội ngũ giáo viên có đáp ứng được yêu cầu không... Bên cạnh đó, cách dạy và học của một trường quốc tế cũng là mối quan tâm lớn của đông đảo các bậc làm cha mẹ.

14h ngày 31/7, bà Lois Maré, Hiệu trưởng trường Quốc tế Sài Gòn Pearl và ông Eric Hamilton, Hiệu trưởng trường IShCMc - American Academy sẽ có mặt tại tòa soạn báo VnExpress để giải đáp cho độc giả tất cả những vấn đề kể trên. Các vị khách mời cũng trả lời câu hỏi của học sinh muốn theo học các ngôi trường quốc tế từ bậc học mầm non cho đến trung học phổ thông, đồng thời làm thế nào để có cơ hội chuyển tiếp sang chương trình đại học tại Mỹ.

Trong suốt 21 năm làm việc, bà Lois Maré đã đóng góp kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giáo dục ở nhiều trường quốc tế, qua các vị trí quản lý như Giám đốc chương trình giảng dạy, Giám đốc đào tạo phát triển chuyên nghiệp, Phó hiệu trưởng, Hiệu trường tại nhiều nước. Bà Maré đã thành công trong việc xây dựng chương trình giáo dục mang đẳng cấp quốc tế ở Guatemala, Bangkok, Tanzania, Guadalajara, Costa Rica, Dubai and Abu Dhabi.

 Ông Eric Hamilton đã có hơn 20 năm kinh nghiệm công tác trong các trường học ở Mỹ cũng như các trường quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và giảng dạy những môn năng khiếu cho học sinh. Trước khi gia nhập ISHCMC - American Academy, ông Hamilton là Phó hiệu trưởng của một trong những trường chất lượng cao có phương pháp đào tạo tiên tiến tại Mỹ - học viện không gian vũ trụ Jack Swigert (JSAA).

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Thủ khoa đầu tiên đạt 3 điểm 10

Chủ nhân của ba điểm 10 tuyệt đối đầu tiên trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay là một thí sinh dự thi CĐ.


Đó là Võ Anh Khoa - SBD 07031 thi khối A vào Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng.

Ngoài ra, CĐ Kỹ thuật Cao Thắng còn có một thí sinh khác đạt 29,75 điểm (được làm tròn thành 30), đó là Tạ Du Hào (SBD 3930), với điểm số môn Toán:10 – Lý: 9,75 – Hóa: 10.

Trước đó, ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng xuất hiện thủ khoa đạt 29,75, làm tròn 30 điểm. Như vậy, đến thời điểm này đã có 3 thí sinh đạt 30 điểm.

Ngay sau khi công bố điểm thi, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng cũng công bố dự kiến điểm chuẩn vào từng ngành. Cụ thể, ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô: 17,5 điểm; Công nghệ kỹ thuật Nhiệt (Cơ Điện Lạnh): 14 điểm; Công nghệ kỹ thuật Cơ khí: 16,5 điểm; Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử: 15 điểm; Công nghệ kỹ thuật Điện, Điện tử: 16,5 điểm: Công nghệ KT Điều khiển và Tự động Hóa: 14,5 điểm; Công nghệ Thông tin: 15,5 điểm; Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông: 14 điểm; Kế toán: 13,5 điểm.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Bài kiểm tra đặc biệt

Đứng trước khó khăn thử thách, nếu chúng ta bỏ cuộc ngay từ phút đầu tiên, chúng ta sẽ không bao giờ biết mình có thể làm được những việc to lớn như thế nào.

Câu chuyện về người thầy giáo dạy toán ra một bài kiểm tra đặc biệt. Thầy cho phép các học trò tự chọn 1 trong 3 loại đề bài sau: Đề thứ nhất gồm một số câu dễ và một số câu khó, nếu làm được thì điểm tối đa sẽ là 10 điểm. Đề thứ 2 gồm những câu tương đối dễ, và điểm tối đa cho loại đề này là 8 điểm. Đề thứ 3 chỉ gồm những câu hỏi dễ và điểm tối đa là 6 điểm.

Cả lớp ai cũng muốn được điểm 10, nhưng khi đứng trước sự lựa chọn thì không ai dám chọn đề số 1. Cả những bạn học khá nhất lớp cũng chỉ dám chọn loại đề số 2. Còn lại chọn đề số 3.


Sau 1 tuần, thầy phát bài kiểm tra, tất cả các học sinh đều thắc mắc, dù mình có làm đúng hết các câu hay sai một vài chỗ, thì đều nhận được số điểm tối đa cho loại đề đã chọn. Thầy giáo từ tốn giải thích: đây là bài kiểm tra đặc biệt: kiểm tra sự tự tin. Tất cả các em đều mong muốn được điểm cao, nhưng khi đứng trước thử thách thì lại đánh mất sự tự tin cần thiết. Có một số bạn có cách giải bài rất thông minh, nhưng lại không dám chọn đề bài số 1 để có cơ hội được điểm 10, dù đề số 1 và số 2 giống hệt nhau, thầy chỉ thay đổi thứ tự lại một chút"

Không cần phải giải thích quá nhiều về bài học này. Hãy tự mình làm một bài kiểm tra tương tự để xem bản lĩnh và sự tự tin của bản thân chúng ta đã đủ lớn để bất chấp khó khăn, vượt qua thử thách và gặt hái những thành công?

Hãy vững tin, làm những việc bạn không dám làm, để có được những điều bạn ao ước mà chưa có được.

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Vì sao bạn lại trở thành “sinh viên trung bình”?

Bước chân vào giảng đường đại học, sinh viên nào cũng mang trong mình bầu nhiệt huyết và mơ ước ra trường với tấm bằng khá, giỏi trong tay. Nhưng tại sao vẫn có rất nhiều bạn sinh viên trở thành “sinh viên trung bình”?

Cùng xem họ đã làm gì, đã học như thế nào trên giảng đường đại học.

Không có kế hoạch cụ thể ngay từ đầu

Nếu như đỗ đại học là vì ngay từ khi còn là học sinh cấp 3, bạn đã được lên kế hoạch ôn tập và rèn luyện cho 3 môn học mà mình yêu thích, từng ngày từng tuần có sẵn lịch kiểm tra thường xuyên thì lên đại học, lượng kiến thức bạn phải thu nạp vô cùng lớn, các thầy cô giáo không thể kiểm tra theo sát bạn như khi còn là học sinh phổ thông, vì vậy mà việc phải tự đề ra kế hoạch cho mình là vô cùng cần thiết.

Khi bước vào năm học đầu tiên, “sinh viên trung bình” thường không đặt cho mình kế hoạch, chiến lược cụ thể, các bạn ấy chỉ mong muốn những điều chung chung “điểm càng cao là được” hay “qua môn, không phải thi lại là tốt rồi” mà không có những tính toán điểm số cụ thể. Bởi vậy mà ước mơ trở thành sinh viên giỏi vẫn cứ mãi là ước mơ không thể thực hiện được.

Bỏ phí thời gian

Quỹ thời gian trong một ngày của mỗi người là như nhau, vậy mà lại có những quan điểm: là sinh viên nên có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Với ai cũng vậy, từ nhà khoa học cho đến những người dân bình thường, và với sinh viên cũng vậy, thời gian đều là vàng là bạc. Vậy nhưng các “sinh viên trung bình” lại không biết dùng số “vàng bạc” đó vào việc gì, không có những kế hoạch phù hợp với khung thời gian đó. Dẫn đến việc vui chơi thỏa thích trong những ngày đầu kì học, chỉ khi “hồi chuông tử thần” vang lên, các bạn ấy mới cuống quýt ôn luyện cấp tốc để nhồi nhét những kiến thức mới toanh vào đầu, đối đầu với những cuộc chiến mà chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng.

Thụ động tiếp nhận kiến thức

Nếu ở phổ thông, học sinh thường quen với cách tiếp nhận kiến thức một cách thụ động: thầy giảng - trò nghe, thì với sinh viên đại học sẽ có rất nhiều môn học theo kiểu ngược lại: trò giảng - thầy nghe.

Đáng lẽ phải tự mình tìm hiểu trước kiến thức ở nhà, đến lớp chỉ để trao đổi và trình bày lại những gì mình đã nghiên cứu từ trước, thì các bạn “sinh viên trung bình” vẫn quen với lối học cũ, đến lớp mới là lúc bắt đầu học, lúc đó lượng kiến thức khổng lồ khó mà tiếp thu hết được.

Không chọn đúng sách và chưa biết cách đọc sách

Có thể bạn rất chăm chỉ lên thư viện trường, thư viện quốc gia, có thể bạn dành rất nhiều thời gian cho việc đọc sách và nghiên cứu, nhưng bạn vẫn không thu được kết quả như mong đợi. Bởi vì trong hàng ngàn cuốn sách hay, bạn chưa chọn đúng cuốn sách mà mình cần, bạn tốn thời gian cho việc đọc bởi bạn chưa có phương pháp đọc sách đúng đắn.

“Sinh viên trung bình” có thể là những người chăm chỉ, nhưng họ lại kém sự nhạy bén và phương pháp học tập phù hợp.

Học thuộc lòng tất cả những kiến thức thầy cô giáo cho ghi

Đối với học sinh trung học thì những điều thầy cô giáo cho ghi là kim chỉ nam dẫn đường cần thiết nhất để bạn đỗ đạt. Nhưng đối với sinh viên đại học, những kiến thức thầy cô cho ghi chỉ là một hạt cát rất nhỏ trong đại dương mênh mông kiến thức, nếu muốn đạt điểm cao, bạn cần phải đọc nhiều, tìm hiểu thêm rất nhiều những kiến thức bên ngoài giảng đường đại học. Giờ học trên lớp, chỉ là những định hướng, hay đơn giản chỉ học phương pháp tìm sách, tìm tài liệu và học cách tự chiếm lĩnh kiến thức mà thôi.

Cùng khắc phục sai lầm của “sinh viên trung bình” để trở thành những sinh viên khá, giỏi bạn nhé.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Cơ hội vào đại học uy tín với nguyện vọng bổ sung

Các trường ĐH, CĐ trong cả nước đang lần lượt công bố kết quả thi tuyển sinh năm 2013 cùng mức điểm chuẩn trúng tuyển dự kiến sẽ có nhiều biến động theo chiều hướng tăng so với năm 2012.


Với những thí sinh có kết quả thi không đạt được điểm chuẩn trúng tuyển vào NV1 thì nỗi băn khoăn lúc này là tiếp tục lựa chọn một trường đại học có truyền thống, uy tín và chất lượng cao để đảm bảo tốt nhất cho ước mơ đại học của mình.

Chọn trường, chọn tương lai

Theo số liệu thống kê hàng năm, hơn một nửa thí sinh trên điểm sàn nhưng vẫn không đạt được điểm chuẩn trúng tuyển vào NV1, những thí sinh này sẽ tiếp tục chọn cho mình một trường đại học để có hướng đi đúng đắn cho tương lai. Trong những năm qua, được biết đến là trường đại học đào tạo chất lượng cao, đặc biệt với mức điểm chuẩn trúng tuyển ngang với mức điểm sàn, đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH) luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho thí sinh tham gia xét tuyển nguyện vọng bổ sung trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ hàng năm.

Được thành lập năm 1995, HUTECH với điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất, giảng viên giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, chuyên sâu về nghề nghiệp, chương trình giảng dạy cập nhật thường xuyên, hiện đại, sát thực tế theo hướng lấy người học làm trung tâm nhằm phát triển tối đa tư duy sáng tạo của sinh viên. Vì vậy, theo học tại HUTECH, sinh viên có điều kiện phát triển toàn diện kiến thức chuyên môn trong môi trường đại học năng động, hiện đại và chuyên nghiệp.

Học tập tại HUTECH, bên cạnh kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị khối kiến thức tin học, ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết, đảm bảo sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể tự tin và dễ dàng hòa nhập vào môi trường làm việc đa lĩnh vực, đa văn hóa. Thực tế kiểm chứng, sinh viên tốt nghiệp đều đảm nhận tốt công việc được giao, tỷ lệ sinh viên tìm được việc làm phù hợp với chuyên môn đạt trên 95%.

Thông tin xét tuyển nguyện vọng bổ sung

Là trường đại học đào tạo đa ngành, đa bậc học, HUTECH cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội gắn liền với truyền thống và uy tín đào tạo trong 18 năm qua. Hiện HUTECH có hơn 30 ngành, nghề đào tạo trình độ ĐH, CĐ.

+ Trình độ Đại học:

+ Trình độ Cao đẳng:

HUTECH dự kiến nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung ĐH, CĐ chính quy từ ngày 20/8 đối với thí sinh có điểm thi ĐH, CĐ năm 2013 đạt từ điểm sàn trở lên.

Thí sinh nộp bản chính giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ 2013 tại trường hoặc gửi qua đường bưu điện:

Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH)

475A Điện Biên Phủ (số cũ: 144/24), Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
ĐT: (08) 5445 2222 - 2201 0077
Website: www.hutech.edu.vn

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

Số chẵn, số lẻ, bài toán xét chữ số tận cùng của một số

Một số dạng toán tiểu học - Dạng 1  Số chẵn, số lẻ, bài toán xét chữ số tận cùng của một số. Gia sư hà nội xin giới thiệu đến các em và các bậc phụ huynh để học tập, rèn luyện cho các bé ngay tại nhà mình.


* Kiến thức cần nhớ :
- Chữ số tận cùng của 1 tổng bằng chữ số tận cùng của tổng các chữ số hàng đơn vị của các số hạng trong tổng ấy.
- Chữ số tận cùng của 1 tích bằng chữ số tận cùng của tích các chữ số hàng đơn vị của các thừa số trong tích ấy.
- Tổng 1 + 2 + 3 + 4 + ...... + 9 có chữ số tận cùng bằng 5.
- Tích  1 x 3 x 5 x 7 x 9 có chữ số tận cùng bằng 5.
-          Tích a ì a không thể có tận cùng bằng 2, 3, 7 hoặc 8.

       * Bài tập vận dụng :
Bài 1:
a) Nếu tổng của 2 số tự nhiên là 1 số lẻ, thì tích của chúng có thể là 1 số lẻ được không?
b) Nếu tích của 2 số tự nhiên là 1 số lẻ, thì tổng của chúng có thể là 1 số lẻ được không?
c) “Tổng” và “hiệu” hai số tự nhiên có thể là số chẵn, và số kia là lẻ được không?
            Giải :
      a)   Tổng hai số tự nhiên là một số lẻ, như vậy tổng đó gồm 1 số chẵn và 1 số lẻ, do đó tích của chúng phải là 1 số chẵn (Không thể là một số lẻ được).
     b) Tích hai số tự nhiên là 1 số lẻ, như vậy tích đó gồm 2 thừa số đều là số lẻ, do đó tổng của chúng phải là 1 số chẵn(Không thể là một số lẻ được).
     c) Lấy “Tổng” cộng với “hiệu” ta được 2 lần số lớn, tức là được 1 số chẵn. Vậy “tổng” và “hiệu” phải là 2 số cùng chẵn hoặc cùng lẻ (Không thể 1 số là chẵn, số kia là lẻ được).
Bài toán 2 : Không cần làm tính, kiểm tra kết quả của phép tính sau đây đúng hay sai?
a, 1783 + 9789 + 375 + 8001 + 2797 = 22744
b, 1872 + 786 + 3748 + 3718 = 10115.
c, 5674 x 163 = 610783
            Giải :
a, Kết quả trên là sai vì tổng của 5 số lẻ là 1 số lẻ.
b, Kết quả trên là sai vì tổng của các số chẵn là 1 số chẵn.
c, Kết quả trên là sai vì tích của 1số chẵn với bất kỳ 1 số nào cũng là một số chẵn.
Bài 3 : Tìm 4 số tự nhiên liên tiếp có tích bằng 24 024
            Giải :
            Ta thấy trong 4 số tự nhiên liên tiếp thì không có thừa số nào có chữ số tận cùng là 0; 5 vì như thế tích sẽ tận cùng là chữ số 0 (trái với bài toán)
Do đó 4 số phải tìm chỉ có thể có chữ số tận cùng liên tiếp là 1, 2, 3, 4 và 6, 7, 8, 9
                        Ta có :
            24 024 > 10 000  = 10 x 10 x 10 x 10
            24 024 < 160 000 = 20 x 20 x 20 x 20
Nên tích của 4 số đó là :
            11 x 12 x 13 x 14 hoặc
          16 x 17 x 18 x 19
  : 11 x 12 x 13 x 14 = 24 024
         16 x 17 x 18 x 19 = 93 024.
Vậy 4 số phải tìm là : 11, 12, 13, 14.
Bài 4 : Có thể tìm được 2 số tự nhiên sao cho hiệu của chúng nhân với 18 được 1989 không?
            Giải :
            Ta thấy số nào nhân với số chẵn tích cũng là 1 số chẵn. 18 là số chẵn mà 1989 là số lẻ.
            Vì vậy không thể tìm được 2 số tự nhiên mà hiệu của chúng nhân với 18 được 1989.
Bài 5 : Có thể tìm được 1 số tự nhiên nào đó nhân với chính nó rồi trừ đi 2 hay 3 hay 7, 8 lại được 1 số tròn chục hay không.
            Giải :
Số trừ đi 2,3 hay 7,8 là số tròn chục thì phải có chữ số tận cùng là 2,3 hay 7 hoặc 8.
            Mà các số tự nhiên nhân với chính nó có các chữ số tận cùng là 0 ,1, 4, 5, 6, 9.
   :   1 x 1 = 1                 4 x 4 = 16                                    7 x 7  = 49
             2 x 2 = 4                       5 x 5 =  25                                       8 x 8 =  64
             3 x3 = 9                        6 x6 = 36                                         9 x 9 = 81
                                                                                                         10 x10 = 100
            Do vậy không thể tìm được số tự nhiên như thế .
Bài 6: Có số tự nhiên nào nhân với chính nó được kết quả là một số viết bởi 6 chữ số 1 không?
            Giải :
            Gọi số phải tìm là A      (A > 0 )
            Ta có :             A x A = 111 111
Vì 1 + 1 +1  + 1+ 1+ 1+ = 6  chia hết cho 3 nên 111 111 chia hết cho 3.
Do vậy A chia hết cho 3, mà A chia hết cho 3 nên A ì A chia hết cho 9 nhưng 111 111 không chia hết cho 9.
            Vậy không có số nào như thế .
Bài 7:
a, Số 1990 có thể là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp được không?
            Giải :
            Tích của 3 số tự nhiên liên tiếp thì chia hết cho 3 vì trong 3 số đó luôn có 1 số chia hết cho 3 nên 1990 không là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp vì :
            1 + 9 + 9 + 0 = 19     không chia hết cho 3.
b, Số 1995 có thể là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp không?
            3 số tự nhiên liên tiếp thì bao giờ cũng có 1 số chẵn vì vậy mà tích của chúng là 1 số chẵn mà 1995 là 1 số lẻ do vậy không phải là tích của 3 số tự nhiên liên tiếp.
c, Số 1993 có phải là tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp không?
            Tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp thì sẽ bằng 3 lần số ở giữa do đó số này phải chia hết cho 3.
            Mà 1993 = 1 + 9 + 9 + 3 = 22  Không chia hết cho 3
            Nên số 1993 không là tổng của 3 số tự nhiên liên tiếp.
Bài 8 : Tính 1 x 2 x 3 x 4 x 5 x ............ x 48 x 49 tận cùng là bao nhiêu chữ số 0?
            Giải :
            Trong tích đó có các thừa số chia hết cho 5 là :
            5, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45.
Hay 5 = 1 x 5 ; 10 = 2 x 5 ; 15 = 3 x 5; ........; 45 = 9 x 5.
            Mỗi thừa số 5 nhân với 1 số chẵn cho ta 1 số tròn chục. mà tích trên có 10 thừa số 5 nên tích tận cùng bằng 10 chữ số 0.
Bài 9 : Bạn Toàn tính tổng các chẵn trong phạm vi từ 20 đến 98 được 2025. Không thực hiện tính tổng em cho biết Toàn tính đúng hay sai?
            Giải :
            Tổng các số chẵn là 1 số chẵn, kết quả toàn tính được 2025 là số lẻ do vậy toàn đã tính sai.
Bài 10 : Tùng tính tổng của các số lẻ từ 21 đến 99 được 2025. Không tính tổng đó em cho biết Tùng tính đúng hay sai?
            Giải :
            Từ 1 đến 99 có 50 số lẻ
            Mà từ 1 đến 19 có 10 số lẻ. Do vậy Tùng tính tổng của số lượng các số lẻ là :  50 – 10 = 40 (số)
Ta đã biết tổng của số lượng chẵn các số lẻ là 1 số chẵn mà 2025 là số lẻ nên Tùng đã tính sai.
Bài 11 : Tích sau tận cùng bằng mấy chữ số 0?
            20 x 21 x 22 x 23 x .  .  . x 28 x 29
            Giải :
            Tích trên có 1 số tròn chục là 20 nên tích tận cùng bằng 1 chữ số 0
Ta lại có 25 = 5 x 5 nên 2 thữa số 5 này khi nhân với 2 só chẵn cho tích tận cùng bằng 2 chữ số 0
            Vậy tích trên tận cùng bằng 3 chữ số 0.
Bài 12 : Tiến làm phép chia 1935 : 9 được thương là 216 và kghông còn dư. Không thực hiện cho biết Tiến làm đúng hay sai.
            Giải :
            Vì 1935 và 9 đều là số lẻ, thương giữa 2 số lẻ là 1 số lẻ. Thương Tiến tìm được là 216 là 1 số chẵn nên sai
Bài 13 : Huệ tính tích :
            2 x 3 x 5 x 7 x 11 x 13 x 17 x 19 x 23 x 29 x 31 x 37 = 3 999
Không tính tích em cho biết Huệ tính đúng hay sai?
            Giải : Trong tích trên có 1 thữa số là 5 và 1 thừa số chẵn nên tích phải tận cùng bằng chữ số 0. Vì vậy Huệ đã tính sai.
Bài 14 : Tích sau tận cùng bằng bao nhiêu chữ số 0 :
            13 x 14 x 15 x .  .  . x 22
            Giải :
            Trong tích trên có thừa số 20 là số tròn chục nên tích tận cùng bằng 1 chữ số 0. Thừa số 15 khi nhân với 1 số chẵn cho 1 chữ số 0 nữa ở tích.
            Vậy tích trên có 2 chữ số 0.

            * BÀI TẬP VỀ NHÀ :
Bài 1/ Không làm phép tính hãy cho biết kết quả của mỗi phép tính sau có tận cùng bằng chữ số nào?
a, (1 999 + 2 378 + 4 545 + 7 956) – (315 + 598 + 736 + 89)
b, 1 x 3 x 5 x 7 x 9 x .  .  . x 99
c, 6 x 16 x 116 x 1 216 x 11 996
d, 31 x 41 x 51 x 61 x 71 x 81 x 91
e, 56 x 66 x 76 x 86 - 51 x 61 x 71 x 81
Bài 2/ Tích sau tận cùng bằng bao nhiêu chữ số 0
a, 1 x 2 x 3 x .  .  . x 99 x 100
b, 85 x 86 x 87 x .  .  . x 94
c, 11 x 12 x 13 x .  .  . x 62
Bài 3/ Không làm tính xét xem kết quả sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a, 136 x 136 -  41 = 1960
b, ab x ab - 8557 = 0
Bài 4/ Có số nào chia cho 15 dư 8 và chia cho 18 dư 9 hay không?
Bài 5/ Cho số a = 1234567891011121314. . . được viết bởi các số tự nhiên liên tiếp. Số a có tận cùng là chữ số nào? biết số a có 100 chữ số.
Bài 6/ Có thể tìm được số tự nhiên A và B sao cho :
(A + B) ì (A – B) = 2002. 

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Con trai người phụ hồ thành thủ khoa đại học

12 năm liền là học sinh giỏi, liên tục đứng đầu lớp... nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, Cao Minh Tiến thi trường ĐH Xây dựng miền Tây để giảm chi phí. Tiến đã đậu thủ khoa.

Dự tính được khoảng 20 điểm thi ĐH nhưng Cao Minh Tiến (HS Trường THPT Vĩnh Long, TP. Vĩnh Long) vẫn khá bất ngờ khi hay tin mình trở thành thủ khoa khối A và A1 Trường ĐH Xây dựng miền Tây với điểm số 20,5.

12 năm liền là học sinh giỏi, thành tích học tập THPT luôn đứng đầu lớp và các lớp khối A nhưng Tiến vẫn quyết định thi vào trường ĐH Xây dựng miền Tây, khoa Kĩ thuật xây dựng công trình.

Lí do như cậu bạn cho biết: “Hoàn cảnh gia đình em khó khăn. Học xa sợ bố mẹ không lo đủ chi phí hàng tháng. Trường ĐH Xây dựng miền Tây chỉ cách nhà em 4km. Ngành học em lựa chọn cũng là đam mê từ lâu. Dù biết trường mới từ CĐ lên ĐH nhưng tìm hiểu thì thấy cơ sở vật chất của trường cũng khá tốt”.

Thi ĐH, Tiến chỉ đăng ký nguyện vọng duy nhất vào Trường ĐH Xây dựng miền Tây. Em cho biết, nếu không đỗ năm nay thì sẽ theo học hệ CĐ của trường và tiếp tục thi lên ĐH vào năm sau.

"Khi biết đậu thủ khoa của trường em và gia đình hết sức vui mừng" - Tiến hồ hởi.

Hay tin con đỗ thủ khoa, chú Cao Văn Sếnh - bố của em vừa mừng vừa lo. Bởi cả gia đình không ruộng vườn. Kinh tế gia đình trông cả vào công việc phụ hồ....

Cả gia đình sống trong căn hộ cấp 4 lợp bằng mái tôn, mùa đông gió lùa lạnh buốt, mùa hè nóng như rang. Công việc phụ hồ theo lời kể của chú Sếnh nay đây mai đó, bữa no bữa đói.

Nghề phụ hồ theo chú đã ngót 30 năm. "Nhưng giờ nếu ngả bệnh cũng không biết xoay sở thế nào...." - lời chú Sếnh.

Chú nói, con đỗ ĐH cha mẹ nào không mừng. Nhưng trong nụ cười của chú Sếnh vẫn không giấu được âu lo vì sắp tới phải cố gắng làm hơn để lo tiền học cho con. Cũng may, trời cho sức khỏe...

Không phụ lòng cha mẹ, suốt 12 năm liền Tiến đều là học sinh giỏi. Riêng lớp 12, em đạt 9,0 điểm tổng kết cả năm. Ngoài giỏi các môn tự nhiên, năm lớp 11, em còn được giải Ba HSG tỉnh môn Địa, năm lớp 12 là giải Khuyến khích HSG tỉnh cũng ở bộ môn này.

“Ba già” là tên các thành viên lớp 12/7 đặt cho chàng lớp phó học tập Cao Minh Tiến. Tự nhận mình là “người cổ hủ”, Tiến cười tươi tâm sự: “Em thường hay phản bác khi mọi người đưa ra đề xuất kiểu tốn kém, lãng phí nên bị trêu gọi là cổ hủ. Có lần lớp cắm trại, mọi người đề xuất dùng nhiều đèn màu hiện đại. Em không đồng ý vì như vậy tốn kém. Các bạn lúc đầu cũng phản đối nhưng nghe em giải thích cuối cùng cũng đồng ý”.

Trầm tính, hiền lành là những lời ngắn gọn mà chú Sếnh nói về cậu con trai. Là người cha, chú chỉ có thể cho con tình thương và những lời động viên. Còn việc học và lựa chọn ngành nghề như thế nào đều do Tiến quyết định.

Phương pháp học của Tiến là chăm chú lắng nghe và nắm kiến thức cơ bản ngay trên lớp.

Tiến bật mí, môn Hóa cần tập học phương trình phản ứng và các phương pháp giải nhanh. Môn Vật lí, Tiến thường nhờ thầy giáo tổng hợp công thức để học.

Riêng môn Toán là môn “đuối nhất” của Tiến nên em dành nhiều thời gian làm các dạng bài khác nhau để rút ra kiến thức tổng hợp. Những khi mệt mỏi Tiến thường tìm đến cầu lông hoặc bóng chuyền để thư giãn.

Tiến hạ quyết tâm, vào ĐH em sẽ cố gắng ngay từ những ngày đầu. Em muốn mình học thật giỏi, sau này ra làm kĩ sư có thể tìm được một nơi làm việc tốt để bố mẹ không còn vất vả nữa...

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Đáp Án Bài Tập Giải Thích và So Sánh TCHH của các HCHC

Hôm nay, gia sư môn hóa của trung tâm gia sư tại nhà gửi đến các em đáp án phần Bài Tập GIẢI THÍCH VÀ SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC CHẤT HỮU CƠ. Chúc các em học tốt.


1D
2A
3C
4B
5C
6A
7B
8B
9D
10D
11B
12A
13D
14B
15C
16C
17B


Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Bài Tập GIẢI THÍCH VÀ SO SÁNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC CHẤT HỮU CƠ



Gia sư môn hóa tại nhà xin giới thiêu đến các em một số bài tập trắc nghiệm về dạng so sánh tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ.



1.       Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi các chất : p-nirophenol (1), phenol (2), p- crezol(3).
       A. (1) < (2) < (3)                                      B. (2) < (1) < (3)        
       C. (3) < (2) < (1)                                      D. (3) < (1) < (2).
2.        Phenol(1), p-nitrophenol(2), p-crezol(3), p-aminophenol(4). Tính axit tăng dần theo dãy :
       A. (3) < (4) < (1) < (2)                             C. (4) < (3) < (1) < (2)
       B. (4) < (1) < (3) < (2)                              D. (4) < (1) < (2) < (3).
3.        Cho các chất : p-NO2C6H4OH (1), m-NO2C6H4OH (2), o-NO2C6H4OH (3)
Tính axit tăng dần theo dãy
       A. (1) < (2) < (3)                                      B. (1) < (3) < (2)        
       C. (3) < (1) < (2)                                      D. (3) < (2) < (1)
4.      Dãy chất sau đây sắp xếp đúng theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi ?
A. HCOOH < CH3 - CH2 - OH < CH3 - CH2 – Cl < CH3COOH
B. C2H5Cl < C4H9Cl < CH3 -CH2 - OH < CH3 - COOH
C. CH3 - COOH < C4H9Cl < CH3CH2OH < HCOOCH3
D. CH3CH2OH < C4H9Cl < HCOOH < CH3COOH
5.      Chọn dãy sắp xếp đúng theo thứ tự tăng dần tính axit các chất sau :
 CH3COOH (1), CH2ClCOOH (2), CH3CH2COOH (3), CH2FCOOH (4).
A. (2) < (1) < (4) < (3)                             B. (1) < (2) < (3) < (4)
C. (3) < (1) < (2) < (4)                              D. (3) < (2) < (1) < (4)
6.      Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit : CH3CH2CH2COOH (1), CH2=CHCH2COOH (2), CH3CH=CHCOOH (3).
      A. (1) < (2) < (3)                                       B (1) < (3) < (2)                     
      C. (2) < (3) < (1)                                       D. (3) < (1) < (2)
7.      Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau : CH2Cl - COOH (1), CHCl2COOH (2), CCl3COOH (3)
       A. (3) < (2) < (1)                                      B. (1) < (2) < (3)        
       C. (2) < (1) < (3)                                      D. (3) < (1) < (2)
8.            Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau :
       Axit p-metylbenzoic (1), axit p-aminobenzoic (2), axit p-nitrobenzoic(3), axit benzoic (4).
       A. (4) < (1) < (3) < (2)                             B. (1) < (4) < (2) < (3)
       C. (1) < (4) < (3) < (2)                              D. (2) < (1) < (4) < (3) 
9.            Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau :
 Axit o-nitrobenzoic (1),  axit p-nitrobenzoic (2), axit m-nitrobenzoic (3).
A. (1) < (2) < (3)                                 B. (3) < (2) < (1)                    
C. (2) < (1) < (3)                                 D. (2) < (3) < (1) 
10.    Dãy sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính bazơ là dãy nào ?
       (1) C6H5NH2                    (2) C2H5NH2               (3) (C6H5)2NH                                     (4) (C2H5)2NH             (5) NaOH             (6) NH3
       A. (1) > (3) > (5) > (4) > (2) > (6)            B. (5) > (6) > (2) > (1) > (2) > (4)
       C. (5) > (4) > (3) > (5) > (1) > (2)            D. (5) > (4) > (2) > (6) > (1) > (3)
11: So sánh nhiệt độ sôi của các chất: ancol etylic (1), nước (2), đimetyl ete (3), axit axetic (4). Kết quả nào đúng ?
     A. (1) < (2) < (3) < (4).                              B. (3) < (1) < (2) < (4).
    C. (2) < (4) < (1) < (3).                              D. (4) < (2) < (1) < (3).           
12: Cho các cht: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) đimetyl ete (T). Dãy các chất đưc sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
     A. T, Z, Y, X.          B. Z, T, Y, X.           C. T, X, Y, Z.           D. Y, T, X, Z.
13: Dãy gm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phi là:
     A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH.                             
     B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.
     C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.                              
     D. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.
14: Dãy các chất đưc sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là
     A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.                       
     B. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
     C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.                       
     D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.
15: So sánh tính axit của các chất: CH3COOH (1) ; C2H5OH (2) ; C6H5OH (3) ; HCOOH (4). Thứ tự tính axit giảm dần là
     A. 3 > 2 > 1 > 4.                                        B. 4 > 2 > 1 > 3.
     C. 4 > 1 > 3 > 2.                                        D. 2 > 3 > 4 > 1.
16: Có 4 hợp chất chứa nitơ: amoniac (X), đimetylamin (Y), phenylamin (Z), metylamin (T). Các hợp chất đó được sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là
     A. Z < X < Y < T.                                     B. T < Y < X < Z.   
     C. Z < X < T < Y.                                     D. X < T < Z < Y.
17 : Dãy gm các chất đưc sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.
B. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.
C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.
D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

Các em có thể xem lời giải tại: Đáp Án Bài Tập Giải Thích và So Sánh TCHH của các HCHC