1. Sự hình thành của VLAM.
Vào
năm 2007, UNESCO và Đại Sứ Quán Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức một
buổi triển lãm có tên “Tại sao lại là Toán học” với mục đích chứng minh
Toán học không phải là những gì cao xa, phức tạp mà chúng thật sự rất
gần gũi với đời sống con người. Buổi triển lãm được thực hiện chung
quanh những mô hình thật như đường Brachistochrone, thái dương hệ hoặc
những quả thông khô…Cuộc triển lãm tại Đại học Bách Khoa đã thu hút đông
đảo sinh viên của trường cũng như học sinh trong thành phố.
Là
một người tham dự và hướng dẫn các sinh viên trong buổi triểm lãm,
ngoài những ích lợi không thể chối cãi, tôi nhận thấy có một yếu diểm đó
là khả năng tương tác. Khi thao tác, các em sinh viên chỉ có thể sử
dụng mô hình đã thiết kế sẵn mà không thể sửa đổi các thông số, mà đây
là điều không thể thiếu trong một bài thí nghiệm. Lúc ấy tôi đã đặt câu
hỏi : tại sao không mô phỏng các mô hình này trên máy tính, đang trở nên
khá thông dụng ở Việt Nam. Chúng ta tận dụng sức mạnh của máy tính để
tạo ra những bài thí nghiệm thực sự tương tác, sinh động, tạo sự hứng
thú và khơi động trí tưởng tượng của các bạn trẻ. Và đó là lý do ra đời
của VLAM (viết tắt từ Virtual Laboratory of Applied Mathematics).
Đây là tập hợp những bài tập được khai triển từ Maple là ngôn ngữ hình thức mạnh nhất hiện nay. VLAM hiện có 18 bài tập trải dài trên nhiều lãnh vực toán học như phương trình vi phân, số học, tối ưu… những bài tập này được phần lớn được thiết kế dưới dạng những trò chơi, nhưng bao hàm những vấn đề phổ thông của toán đại học.
Tuy nhiên vì Maple không hỗ trợ tiếng Việt nên các màn hình đều sử dụng tiếng Anh hoặc Pháp, song song chúng tôi cũng viết các bài hướng dẫn dưới dạng PDF bằng ba thứ tiếng Việt, Anh và Pháp. Việc này không chỉ giúp cho các bạn dễ sử dụng VLAM nhưng còn là để khai thác VLAM một cách hữu hiệu nhất.
Đây là tập hợp những bài tập được khai triển từ Maple là ngôn ngữ hình thức mạnh nhất hiện nay. VLAM hiện có 18 bài tập trải dài trên nhiều lãnh vực toán học như phương trình vi phân, số học, tối ưu… những bài tập này được phần lớn được thiết kế dưới dạng những trò chơi, nhưng bao hàm những vấn đề phổ thông của toán đại học.
Tuy nhiên vì Maple không hỗ trợ tiếng Việt nên các màn hình đều sử dụng tiếng Anh hoặc Pháp, song song chúng tôi cũng viết các bài hướng dẫn dưới dạng PDF bằng ba thứ tiếng Việt, Anh và Pháp. Việc này không chỉ giúp cho các bạn dễ sử dụng VLAM nhưng còn là để khai thác VLAM một cách hữu hiệu nhất.
2. Cách sử dụng.
a)
Để sử dụng trước tiên bạn cần cài Maple phiên bản 11 trở lên, Foxit
Reader, độ phân giải màn hình (1280´768). Máy càng mạnh càng tốt.
b) Tải file VLAM.RAR về. Sau đó chỉ cần bung ra trong ổ D rồi nhấp đôi trên các tập tin có đuôi maplet.
3. Lưu ý quan trọng.
Biên
soạn trong một thời gian ngắn nên chúng tôi bắt buộc phải bỏ qua các
quy trình kiểm tra thông tin dữ liệu đầu vào (input data), vì thể người
sử dụng nên chú ý khi nhập dữ liệu và tránh những dữ liệu không hợp lý.
Các
bài tập được thiết kế và chạy thử tốt dưới Maple 11 nhưng lại gặp một
trục trặc nhỏ dưới các phiên bản sau. Một cửa sổ hiện ra với thông
báo “Error launching maple splash sreen”. Maple đã chỉ dẫn cách chỉnh
sửa tại đây Được thực hiện một mình trong một thời gian kỷ lục (2 năm) nên VLAM không thể tránh khỏi những sai sót (thậm chí những sai sót lý thuyết), và rất nhiều lỗi có tính cách trang trí (tiếng Anh trộn lẫn tiếng Pháp) xin mọi người vui lòng thông cảm. Phần chúng tôi rất hân hoan đón nhận mọi ý kiến, phê bình của các bạn.
Nguồn Diễn đàn Toán học
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét