Khi trẻ đã nắm vững được khả năng đặt ra các câu hỏi, cũng như đã biết tư duy tốt, cha mẹ có thể giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy phân tích. Hoạt động trí tuệ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy một cách hiệu quả.
Gia sư tiểu học tại nhà, đưa ra một số tình huống tư duy thường gặp và cách xử lý.
1. Con nghĩ là có chuyện gì sẽ xảy ra tiếp?
Cần khuyến khích trẻ phát triển thói
quen cách suy nghĩ phán đoán trước trong những tình huống khác nhau. Đây
là một kỹ năng rất quan trọng, nhất là khi đọc, trong khoa học, và
những tình huống xã hội.
– Con thử đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu như con không bắt đầu làm bài tập về nhà từ bây giờ?
– Con nghĩ là chuyện gì sẽ xảy ra trong câu chuyện con đang đọc?
– Nếu con mời bạn Lan sang chơi mà không mời bạn Thúy, con thử nghĩ xem mỗi bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
2. Bé có thể nhờ người khác giúp đỡ.
Cách này giúp bé nhận ra rằng không phải
ai cũng biết tất cả mọi thứ. Chúng ta có thể dựa vào bạn bè, người quen
biết, thư viện,… để tìm hiểu ra vấn đề.
- Cái xe đồ chơi này cần phải sửa
chữa nhưng mà mẹ con mình lại không biết phải sửa như thế nào. Tối về
con thử nhờ bố, hoặc anh nhé…
3. Con thuyết phục mẹ đi.
Khả năng thuyết phục dạy trẻ hiểu được
giá trị về sự đúng đắn và chính xác. Đôi khi trẻ con đưa ra những ý
tưởng rất hay. Có những lúc, bạn chỉ cần nói “Ý tưởng đó rất hay và sáng
tạo, nhưng mà mẹ vẫn chưa hoàn toàn bị thuyết phục”. Nếu bạn có thời
gian, bạn có thể cùng trẻ đào sâu thêm tư duy và khả năng giải thích vấn
đề của trẻ.
Trẻ có thể kết luận những sự việc không mang tính thuyết phục cho lắm “Diễn viên điện ảnh nào cũng hạnh phúc cả. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể nói “Con thuyết phục mẹ nữa xem nào, tại sao con biết chuyện đó là đúng?”
. Bạn có thể cùng con nghiên cứu về vấn đề đó qua internet, sách báo.
Ghi nhớ rằng dù bé đúng hay không, bạn cần nói chuyện nhẹ nhàng với con
và lời nói luôn cần mang tính hỗ trợ.
4. Liệt kê những lý do hai chiều, ủng hộ và phản bác
Khi bé đối mặt với một lựa chọn nên hay
không nên làm điều gì đó, hãy giúp bé liệt kê những lý do nên và những
lý do không nên, so sánh giữa hai bên và ra quyết định. Giúp bé tập cách
ra quyết định, cách này tốt nhất khi bạn có thể chấp nhận cả hai sự lựa
chọn và bé có thể tự chịu trách nhiệm khi ra quyết định cho bản thân.
- Con đang phân vân không biết là con có nên đi với bố ra cửa hàng không có phải không?
– Con phân vân không biết có nên
dùng tiền của con để mua món đồ chơi này không. Con nghĩ thử xem tại sao
con nên mua và tại sao không nên mua.
Khuyến khích bé dành thời gian để nghĩ và đưa ra ít nhất hai lý do nên và hai lý do không nên trước khi ra quyết định.
5. Những cái này khác nhau và giống nhau ở chỗ nào?
Hãy cùng với bé khám phá những điểm giống và khác nhau giữa các vật thể, sinh vật, hành động, v.v.
– Bạn A và bạn B có điểm gì giống nhau và khác nhau?
6. Con muốn cái này hơn hay cái kia hơn ?
Hãy để cho trẻ tự tưởng tượng, ra quyết
định, lập luận, và thực hành việc giãi bày những suy nghĩ của bé qua
những câu hỏi của bạn.
– Nếu có một kỳ nghỉ hè, con muốn đi biển hay về quê? Tại sao?
7. Mổ xẻ vấn đề
Phương pháp này đi đôi với phương pháp “lý do nên và không nên” và “hãy cùng động não”.
Bước 1: Đặt vấn đề một cách đơn giản và rõ ràng.
“Con không biết quyết định sẽ mời ai đi dự sinh nhật con.”
Bước 2: Phân tích vấn đề.
Tại sao đây lại là vấn đề? Vấn đề đối
với ai? Con muốn đi chơi bowling nhân ngày sinh nhật, nhưng vì mình
không có nhiều tiền nên con chỉ có thể mời vài bạn thôi. Con sợ là con
sẽ làm các bạn khác buồn vì không được mời.
Bước 3: Liệt kê các phương án khả thi.
- Con có thể tự bỏ tiền túi ra mời thêm các bạn.
- Con có thể tổ chức sinh nhật tại nhà và mời nhiều người hơn.
- Con có thể tổ chức 2 bữa sinh nhật, một tại nhà và một đi bowling.
Bước 4: Liệt kê các lý do nên và không nên.
Nếu con tự bỏ tiền ra thì con sẽ không còn nhiều tiền để dành mua xe đạp mới.
Sinh nhật đi bowling sẽ rất vui nhưng mời các bạn tới chơi trò chơi tại nhà cũng sẽ vui.
Bước 5: Ra quyết định.
Con sẽ đi chơi bowling với gia đình vào đúng ngày sinh nhật còn cuối tuần con sẽ mời các bạn tới nhà chơi.
Bước 6: Đánh giá sự thành công của quyết định.
Sau buổi sinh nhật mời các bạn, con và mẹ sẽ nói chuyện xem quyết định của con có sáng suốt không nhé.
8. Thử và sai
Giúp bé học những phương thức khác nhau và cải thiện thêm sau mỗi bài học.
Xây tòa lâu đài bằng cát thật cao: xây từ từ và chầm chậm hay thật nhanh để cát không bị khô,…
Thay đổi quy trình buổi sáng để không làm mọi việc không quá vội vàng: thử những trình tự khác nhau – mặc quần áo, đánh răng, chải đầu, đi giày, ăn sáng.
Cách tiêu tiền: Đề dành tiền lâu hơn để mua món đồ to hơn, hoặc tiêu số tiền nhỏ hơn. Giúp bé lên kế hoạch trước.
9. Con nghĩ cái này hoạt động thế nào?
Hỏi bé những câu hỏi đơn giản khi bạn và
bé cùng dùng những vật dụng máy móc nào đó. Có thể cả bạn và bé đều
không biết rõ câu trả lời nhưng bạn có thể cùng bé tìm hiểu. Quạt máy,
Tủ lạnh , lò nướng bánh, xe ô tô, bàn ủi,….
Qua đây, chúng ta thấy rõ việc giúp trẻ
phát triển khả năng tư duy là cơ sở hay biện pháp hiệu quả để kích thích
trí thông minh cho trẻ, chứ không phải là việc học thuộc lòng những
kiến thức về khoa học hay văn chương. Như thế, trẻ sẽ luôn tìm được cách
giải quyết những vấn đề trong cuộc sống khi lớn lên. Đó mới là giá trị
tốt nhất mà chúng ta có thể trang bị cho trẻ để vững bước vào đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét