Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Kết cấu giai cấp của xã hội phong kiến đông- tây

KẾT CẤU GIAI CẤP CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN ĐÔNG- TÂY.

Trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại”, LeNin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp: “ người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn bao gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong những tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.”

1. Phương Đông.

Kết cấu giai cấp ở phương Đông có sự ổn định, ít có sự thay đổi.

Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản:

Giai cấp thống trị: địa chủ phong kiến

Giai cấp bị trị: nông dân, tầng lớp công thương, nô tỳ.
Mẫu thuẫn cơ bản là địa chủ với nông dân.

- Tuy nhiên ở từng nước khác nhau lại có những kết cấu giai cấp và mâu thuẫn ở mức độ khác nhau.

1.1. Trung Quốc.

- Giai cấp địa chủ:

+ Địa chủ quan lại: địa chủ quý tộc phong kiến: quý tộc tôn thất, quan lại lớn trong triều đình: đây là bộ phận địa chủ nắm nhiều ruộng đất và có được thế lực lớn.

Địa chủ quan lại cấp dưới: quan lại, địa chủ nhỏ ở địa phương.

+ Địa chủ thường: là tầng lớp có nhiều đất đai nhưng không giữ vị trí gì không bộ máy nhà nước.

- Giai cấp nông dân:

+ Nông dân lĩnh canh: là người không có ruộng đất hoặc là người không đủ ruộng đất để cày cấy. họ phải nộp tô cho địa chủ bằng khoảng ½ thu hoạch của mình. Họ lệ thuộc vào địa chủ và không phải chịu nghĩa vụ với nhà nước dù vẫn là thần dân của nhà nước

+ Nông dân tự canh: là người cày cấy trên ruộng đất tư hữu của mình hoặc ruộng đất của nhà nước ban cấp. Có nghĩa vụ nộp thuế 1/10 thu hoạch và thực hiện nghĩa vụ lao dịch với nhà nước. Họ có thể được đi học và nếu đỗ đạt vẫn có thể làm quan.

(vào mỗi triều đại phong kiến Trung Quốc, nông dân tự canh nhiều hơn nông dân lĩnh canh hoặc ngược lại tùy thuộc vào chính sách chú trọng tới nông nghiệp của nhà nước).

Ngoài ta xã hội PKTQ còn có tầng lớp thợ thủ công và thương nhân.

1.2. Ấn Độ.

Trong quá trình hình thành chế độ phong kiến, xã hội dần dần phân chia thành hai giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông dân lệ thuộc.

- Lãnh chúa phong kiến: thường xuất thân từ đẳng cấp tăng lữ Bà la nôn, tăng lữ Phật giáo quý tộc võ sỹ và một bộ phần người bình dân. Trong đó, các tăng lữ bà la môn có nhiều đặc quyền phong kiến nhất

- Nông dân lệ thuộc: được hình thành từ nhiều tầng lớp nhân dân lao động khác nhau, phần lớn có nguồn gốc từ đẳng cấp Vaixia (những người bình dân làm ruộng) và đẳng cấp Sudra (những người tôi tớ, đi làm thuê, có địa vị xã hội thấp kém) và những nông dân công xã. Cũng có một số khá đông nông dân lệ thuộc là do nô lệ chuyển hóa thành.

- Hình thức bóc lột chủ yếu đối với nông dân là tô sản vật, họ phải nộp cho chúa phong kiến khoảng ¼ đến ½ số hoa lợi họ thu được. Ngoài ra nông dân còn phải đi làm lao dịch như xây dụng công trình thủy lợi, làm công việc vặt trong nhà lãnh chúa.

1.3. Nhật Bản.

Lấy ví dụ điển hình của kết cấu giai cấp thời mạc phủ Tocugaoa.

Thời kỳ này, xã hội chia thành hai giai cấp: võ sĩ (phong kiến) và nông dân cùng với hai tầng lớp khác là thợ thủ công và thương nhân.

Theo quy định của Mạc Phủ thì các giai tầng ấy chia thành 4 đẳng cấp, bốn bậc thang xã hội khác nhau theo thứ tự từ cao xuống thấp là võ sĩ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân.

Sự phân chia này dựa vào một thứ lý luận cho rằng,

- Võ sĩ là đẳng cấp cao nhất vì họ là người cầm quyền, chịu đựng gánh nặng quốc gia, đem lại nhiều điều tốt đẹp cho đất nước. Họ bao gồm hầu hết các giai cấp phong kiến, chiếm nhiều đất đai và quản lý nơi họ chiếm giữ. Giống như ở Tây Âu, giai cấp võ sĩ Nhật cũng chia nhiều thứ bậc và ràng buộc với nhau bằng hệ tôn chủ- bồi thần.

- Nông dân là những người sản xuất chủ yếu đem lại tài sản, của cải. Họ là tầng lớp đông đảo nhất, chiếm 80% dân số, Mạc phủ ban hành chính sách “khống chế thân phận” và “ nhóm 5 nhà” theo đó nông dân không được bỏ ruộng đất , không được đổi nghề. Thuế mà họ phải nộp là 6/10. Họ không được mặc quần áo bằng lụa, không được uống rượu và không được ở nhà sàn lợp ngói. Đời sống vô cùng cực khổ.

- Địa vị thấp kém hơn cả là tầng lớp công thương: họ phải chịu những chính sách hạn hẹp, hà khắc, và bị khống chế bởi chính sách “khống chế thân phận”. Tuy nhiên, họ đã nhanh chóng phát triển thế lực của mình nhất là từ thế kỉ XVIII trở về sau.

ð Đặc điểm kết cấu giai cấp ở phương Đông nhìn chung ít biến động, nguyên nhân là do nền kinh tế tự nhiên chi phối rất lớn tới sự phát triển quốc gia, những mầm mống mới của quan hệ sản xuất tiến bộ có xuất hiện nhưng rất manh mún, nhỏ lẽ và không có điều kiện phát triển. Sự trì trệ về kinh tế dẫn tới và chứng mình cho sự trì trệ về xã hội.

2. Phương Tây.

Kết cấu giai cấpkhông có tính bền vững, có sự biến động mạnh theo từng thời kỳ đặc biệt là từ thời trung kỳ trung đại- khi vai trò to lớn của thành thị tác động mạnh tới toàn bộ chế độ phong kiến ở Tây Âu.

2.1. Thời sơ kỳ:

Trên cơ sở nền kinh tế lãnh địa tự nhiên, thời kỳ này, xã hội PKTU hình thành hai giai cấp: lãnh chúa phong kiến và nông nô, trong đó điểm nổi bật nhất là sự phân chia bậc thang đẳng cấp trong giai cấp lãnh chúa.

Kết cấu giai cấp này được hình thành trong quá trình phong kiến hóa. Nông nô dần mất hết ruộng đất vào tay quý tộc phong kiến. quý tộc phong kiến ngày càng bành trướng cho đến lúc nông dân công xã bị phá sản hoàn toàn. Họ chỉ có một con đường duy nhất là lệ thuộc vào lãnh chúa và trở thành nông nô (cùng với lệ nông, nô lệ). Họ được lãnh chúa cấp cho ruộng đất để cày cấy và hàng năm phải nộp thuế

Các Mác nói rằng: “ Sức mạnh của lãnh chúa phong kiến được quy định bằng số lượng những người lệ thuộc hắn, phải nộp tô cho hắn. Người nông nô và sức lao động của họ là nguồn gốc của sự giàu có của lãnh chúa”.

- Lãnh chúa phong kiến:

Lãnh chúa phong kiến được nhà vua ban cấp cho quyền miễn trừ, không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa- mỗi lãnh địa trở thành một quốc gia riêng, có chính quyền, bộ máy trị an, tổ chức quân đội và một chế độ kinh tế tài chính riêng. Tuy nhiên mỗi lãnh chúa lại có mối quan hệ nhất định với nhau hình thành nên bậc thang đẳng cấp: công- hầu- bá – tử- nam.

Bồi thần của phong quân nào chỉ phục tùng phong quân đó=> dưới chế độ phong kiến phân quyền, quyền lực của nhà vua rất yêu ớt, tuy nhiên bộ phận này cũng tạo thành một hệ thống hàng ngũ quý tộc có đặc quyền, chiếm đoạt ruộng đất của nông nô và bóc lột họ bằng hình thức cưỡng bức siêu kinh tế.

Ngoài ra từng lãnh chúa ở từng lãnh địa khác nhau cón đặt nhiều thứ thuế bóc lột như: thuế cầu đường, thuế xay lúa, thuế lò bánh…

- Nông nô:

Dưới chế độ phong kiến, nông nô là người sản xuất chủ yếu của xã hội, nuôi sống xã hội. Khác với những người nô lệ và lệ nông trước kia nông nô chiếm hữu tư liệu sản xuất( ruộng đất, súc vật kéo và công cụ), có kinh tế, có gia đinh, nhà của, tài sản riêng. Đời sống của học đỡ cực nhục hơn nô lệ nhưng thực ra cũng hết sức khổ sở.

Họ bị quý tộc phong kiến đối xử tàn nhẫn và bóc lột nặng nề, nông nô bị phụ thuộc thân thể vào lãnh chúa, họ bị gắn chặt vào ruộng đất của lãnh chúa, không được tự ý bỏ trốn khỏi ruộng đất, nếu không sẽ bị trừng phạt nặng nề. Khi lãnh chúa bán đất thì kèm cả nông nô.

Ngoài ra nông nô còn phải nộp tô thuế và các nghĩa vụ phong kiến khác và họ còn bị phụ thuộc về mặt chính trị đối với lãnh chúa của mình, Lãnh chúa đã sử dụng quyền lực chính trị để đàn áp, truy tố và xét xử nông nô trước tòa án của lãnh chúa, cuộc sống của họ bị can thiệp vào mọi mặt.

ð Sự bóc lột nặng nề, sự đối xử tàn nhẫn của lãnh chúa phong kiến đối với nông nô là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới mâu thuẫn cơ bản và sâu sắc trong lòng chế độ phong kiến tây âu sơ kỳ=> hàng loạt các cuộc đấu tranh của nông nô chống lãnh chúa đã nổ ra với nhiều hình thức: đốt cháy kho hàng của lãnh chúa, bỏ trốn khỏi lãnh địa, hình thức cao nhất là đấu tranh vũ trang.

ð Những cuộc đấu tranh này góp phần làm thay đổi chế độ cai trị của lãnh chúa và đặc biết có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển.

2.2. Thời trung kỳ

Bước sang thời kỳ trung đại, khi cơ sở kinh tế đã có sự thay đổi- sự tách rời giữa thủ công nghiệp và nông nghiệp đã tạo kiều kiện cho những thành thị ở Tây Âu ra đời ( khái quát sự ra đời của thành thị).

Thành thị ra đời đưa tới những thay đổi về mặt kết cấu giai cấp trong lòng xã hội phong kiến tây Âu.

Bên cạnh lãnh chúa phong kiến, nông nô đã xuất hiện thêm một tầng lớp mới là thị dân.

Thị dân: họ là những thợ thủ công sống trong lãnh địa của lãnh chúa đã bỏ trốn hoặc dùng tiền để chuộc thân phận để được ra khỏi lãnh địa

Thành thị ngày càng phát triển, lực lượng thị dân ngày càng lớn mạnh, nhưng họ vẫn chịu sự áp bức, bóc lột của lãnh chúa vì thành thị lúc mới ra đời vẫn nằm trên lãnh thổ của lãnh chúa, do đó thành thị vẫn bị phụ thuộc vào lãnh địa và phải coi lãnh chúa như tôn chủ của mình. Thị dân phải nộp thuế thân, thuế hàng hóa, phải đi sửu dịch và đi binh dịch, bị lãnh chúa cướp hàng hóa,…

Mâu thuẫn giữa thị dân và lãnh chúa ngày càng tăng đưa tới hàng loạt cuộc đấu tranh của thị dân chống lãnh chúa dưới nhiều hình thức tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh giải phóng thành thị

ð Kết quả: hàng loạt thành thị tự trị ra đời. Những thành thị này lập ra chính quyền riêng.

2.3. Thời hậu kỳ trung đại.

Đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa, đẩy lùi nền kinh tế tự cấp, tự túc, các công trường thủ công thay thể cho các công xưởng thủ công, các công ty thương mại thay thế cho các hội buôn. ở nông thôn, các lãnh địa tan rã thay thế vào đó là các đồn điền kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

Sự thay đổi về kinh tế đã dẫn tới những thay đổi về xã hội: lúc này, chế độ nông nô về cơ bản đã tan rã, quan hệ bóc lột theo kiểu lãnh chúa – nông nô dần dần bị xóa bỏ, nhiều hình thức cưỡng bức siêu kinh tế được thay thế bằng quan hệ chủ - thợ rõ ràng.

Do sự phát triển của quan hệ hàng hóa tiền tệ nên xã hội phong kiến tây âu lúc này hình thành hai giai cấp mới là tư sản và vô sản.

- Tư sản: những người khá giả ở thành thị, thợ cả, những nhà buôn, quý tộc mwosi, các chủ trại, nông dân khá giả.

Họ có thế lực về kinh tế, nắm trong tay khối lượng của cải lớn của xã hội, họ đại diện cho một phương thức sản xuất mới nhưng lại chưa có địa vị chính trị tương ứng.

- Vô sản: nông dân bị tước đoạt ruộng đất, thợ thủ công bị phá sản, dân nghèo ở các nước thuộc địa.

Cùng với sự xuất hiện những giai cấp mới là xuất hiện những mâu thuẫn mới trong lòng xã hội phong kiến Tây Âu:

- Mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản

- Giữa tư sản với phong kiến (mâu thuẫn chủ yếu).

Lúc đầu, tư sản còn liên kết với phong kiến để đấu tranh chống lại vô sản, nhưng giai đoạn sau, tư sản đã tiến hành các cuộc đấu tranh để lật đổ phong kiến. đưa tới hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản trên thế giới.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét