Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Bí kíp trước ngày thi đại học môn Toán

Những kinh nghiệm về cách phân loại câu hỏi khó dễ, cách trình bày, cách phân chia thời gian làm bài môn Toán là những dặn dò của thầy Phan Huy Khải với tất cả các bạn học sinh trước ngày thi đại học, cao đẳng 2013.

Tham khảo: gia sư môn toán tại nhà
1. Phương châm khi đi thi
Bình tĩnh đọc kĩ đề, liên hệ với kiến thức đã học để tìm hướng giải quyết. Khi làm bài cần tính toán cẩn thận để tránh mất điểm đáng tiếc, trình bày bài rõ ràng, mạch lạc, tránh gạch xóa nhiều trong bài thi.
2. Thứ tự làm các câu hỏi trong đề
Nguyên tắc: Giải ngay các câu có thể làm được, làm tuần tự cho tới những câu khó nhất
Các bạn có thể tham khảo trật tự làm bài thầy Phan Huy Khải đưa như sau:
Câu 1 (phần 1): Khảo sát hàm số
Câu 1 (phần 2): Bài toán liên quan đến phần 1, câu 1
Câu 2: Giải phương trình lượng giác
Câu 4: Tính tích phân
Câu 5 (ý a): Bài toán hình học không gian phần tính thể tích
Câu 5 (ý b):Phần b của bài hình học không gian (có thể là tính khoảng cách hoặc tính góc giữa hai đường thẳng chéo nhau...)
Câu 8a (hoặc câu 8b): Bài toán hính học giải tích không gian.
Câu 9a (hoặc câu 9b): Bài toán về số phức, tổ hợp... (Nếu câu 9a hoặc câu 9b dễ các bạn có thể đưa lên trên)
Câu 7a (hoặc 7b): Hình giải tích phẳng
Câu 3: Giải hệ phương trình, phương trình
Câu 6: Bài toán tìm min, max hoặc bất đẳng thức

Lưu ý: Cách sắp xếp trình tự như trên dựa vào mức độ các câu và ý trong đề thi từ dễ đến khó (dựa vào các đề thi trong những năm gần đây). Đây chỉ là một ví dụ để các bạn tự sắp xếp trình tự làm bài. Tùy vào kiến thức và khả năng các bạn nên tự hình thành một cách sắp xếp thứ tự làm bài hợp lí cho bản thân.

3. Cách trình bày bài thi

Nguyên tắc: Rành mạch, rõ ràng, làm tới đâu chắc tới đó
Bài thi đại học của các bạn sẽ được chấm theo ý với từng câu hỏi, chính vì thế có thể kết quả cuối cùng của Bạn không đúng nhưng có những bước giải chính xác thì vẫn được tính điểm. Với giải các câu hỏi học sinh nên trình bày rõ ràng theo từng ý như Câu 1 (phần 1) hay (ý 1) để người chấm dễ theo dõi bài làm.
Tương ứng với phần ví dụ ở trên, thầy Phan Huy Khải đưa ra cách trình bày của từng ý, từng câu trong đề như sau:
Câu 1 (phần 1)........................................................................
Câu 1 (phần 2)........................................................................
Câu 2......................................................................................
Câu 8a...................................................................................
Câu 9a...................................................................................
Câu 7a...................................................................................
Câu 3....................................................................................
Câu 6....................................................................................
Lưu ý: Khi làm bài ở các phần cuối mỗi trang, cần trình bày sao cho giám khảo chấm thi thấy các bạn còn tiếp ở trang sau (nhất là những trang cuối ở bài thi) nếu không các bạn dễ bị chấm sót. Thí dụ ở cuối trang các bạn nên viết những câu, những biểu thức mà người chấm thấy các bạn còn làm tiếp ở mặt sau, thí dụ như:
Câu 9a: .......................................
Vậy theo công thức, ta có:
4. Phân phối thời gian cho từng câu, từng ý của bài thi
Việc phân phối thời gian cho từng câu, từng ý của bài thi là quan trọng. Bài thi về môn Toán các bạn sẽ làm trong 180 phút, bài có 9 câu, 10 ý. Như vậy, trung bình mỗi ý các bạn có tối đa 18 phút để làm bài.
Thầy Khải gợi ý khung thời gian làm bài cho từng ý, từng câu hỏi trong đề thi như sau:
- Câu 1 (ý 1): 10 phút - Câu 8a: 15 phút
- Câu 1 (ý 2): 10 phút - Câu 9a : 15 phút
- Câu 2: 15 phút - Câu 7a: 20 phút
- Câu 4: 15 phút - Câu 3 : 20 phút
- Câu 5 (ý a):15 phút - Câu 6: 30 phút
- Câu 5 (ý b):15 phút Tổng cộng: 180 phút
Trong các bài trên vì có câu 6 là khó nhất, nên các bạn nên dành tuyệt đối thời gian cho các câu trên (thậm chí có thể dùng cả 180 phút), vì câu 6 nói chung các bạn sẽ bỏ hoặc không làm được. Tất nhiên, cách phân bố trên chỉ là gợi ý để các bạn tham khảo. Đối với 1 câu các bạn nghĩ 15 phút không ra thì phải bỏ ngay và chuyển sang câu và ý tiếp theo.
Theo kenh14

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Refresh cách học để tăng thêm "Nội Lực"

Những “chiêu” học tập dưới đây sẽ giúp bạn tăng cường “nội lực” và nâng cao kết quả học tập.

Ai cũng hiểu học phải đúng phương pháp mới hiệu quả, nhưng không phải ai cũng biết học thế nào cho đúng phương pháp. Hãy bằng cách thử vận dụng. Những “chiêu” học tập dưới đây sẽ giúp bạn tăng cường “nội lực” và nâng cao kết quả học tập.


Tổ chức, sắp xếp

Biết tổ chức và sắp xếp bài vở một cách khoa học. Hãy đánh số thứ tự ưu tiên cho những việc bạn cần giải quyết. Thực hiện nghiêm túc từ ưu tiên số 1 sau đó dần dần đến những ưu tiên số 2, số 3…

Cũng như “Văn ôn võ luyện”. Bạn nên thi thoảng xem lại những bài kiểm tra đã từng làm, dù kết quả có như ý hay không. Thậm chí hãy dành thời gian để làm lại nó một cách độc lập, khi đó bạn sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức trong lúc làm bài.

Luôn chia sẻ

Hãy chia sẻ mọi ý tưởng độc đáo sáng tạo của bạn với cạ cứng. Việc dành thời gian nghĩ chiêu để thuyết phục người khác hiểu những gì bạn nói sẽ giúp bạn hình dung về công việc tốt hơn là chỉ giữ những ý nghĩ đó cho riêng mình. Và bạn bè cũng chính là một kho lưu trữ những ý tưởng táo bạo mà có khi bạn nghĩ ra rồi lại lãng quên đấy.

Sức ép thời gian

Không lãng phí thời gian, đừng ngồi vào bạn để cắn móng tay hay tập trung chăm chỉ “nấu cháo” điện thoại quên cả giờ giấc rồi lại lim dim nghe nhạc. Bạn tự nhủ rằng tuy mỗi việc chỉ mất một ít thời gian thôi nhưng thật ra chúng đang chiếm hết đi quỹ thời gian của bạn, vì mỗi lúc ngồi vào bàn học thì thời gian bạn có là bao? Khi đã học là chỉ học mà thôi!

Hãy biết sử dụng thời gian một cách hiệu quả. Đặt những bài toán khó nhằn hay những bài luận tiếng Anh dưới sức ép thời gian. Bằng cách quản lý giờ giấc, giới hạn trong một biên độ nhất định giả dụ: 5 bài toán làm từ 7h-8h30, bài luận làm từ 8h30 đến 10h. Như vậy bạn sẽ bất ngờ về sự nghiêm túc và năng suất của chính mình.

Ghi nhớ

Tập ghi nhớ những đề mục, những từ được in đậm, trong ngoặc kép hay được nhấn mạnh bằng highlight… Mỗi từ ngữ đó đều dẫn bạn đến chủ đề của bài học.

Học khi tỉnh táo

Hãy ngừng học khi bạn đang ngáp. Học khi tỉnh táo, không cố duy trì việc ngồi vào bàn chỉ để ngáp và mơ mộng đến tập phim Hàn đang xem dở dang. Cũng không cố học khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi hay kiệt sức. Cách tốt để học là hãy rời xa em di động yêu quý, vì lúc bạn đang không có hứng thú học thì em ấy sẽ là thứ giết đi thời gian của bạn đấy.

Khích kệ bản thân

Hãy luôn khích lệ bản thân mỗi khi oải học theo kiểu: Sau giờ học vất vả là cô bạn thân đang vẫy gọi đi shopping, là chiếc giường êm ái mà bạn có thể tự do đánh một giấc. Và nếu ở trình độ tu luyện cao siêu hơn nữa thì bạn sẽ thấm nhuần tư tưởng: Sự học là một phần quan trọng của cuộc đời, gian nan bước đầu nhưng sẽ thành công về sau.

Thay đổi tư duy

Tìm kiếm những nguồn tư duy mới. Nếu quả thực bạn khó mà nhồi vào đầu những kiến thức sách giáo khoa, hãy tìm những cuốn sách liên quan hay google những bài viết hấp dẫn hơn, để tự mình trau dồi, sau đó đọc đối chiếu lại giáo khoa để nắm vấn đề. Có như vậy bạn mới không bị tụt lại phía sau.

Xem thêm: http://giasutainhaedu.blogspot.com/

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Thế giới có bao nhiêu dân tộc?


Trung Quốc có 56 dân tộc. Có người cho rằng Trung Quốc có thể là quốc gia có nhiều dân tộc nhất thế giới, kỳ thực không phải như thế. Ở châu Á, nếu tính các quốc gia có hơn 50 dân tộc thì còn có Ấn Độ, Philippin, Indonesia. Nghe nói Indonesia có 150 dân tộc. Quốc gia có nhiều dân tộc nhất thế giới là Nijenia, có tới 250 dân tộc lớn nhỏ với hơn 80 triệu người, chiếm 1/8 tổng số dân tộc trên thế giới.


Nói tóm lại trên thế giới có bao nhiêu dân tộc? Theo những thống kê chưa đầy đủ, con số chừng 2000.

Số lượng nhân khẩu của các dân tộc trên thế giới khác nhau rất xa. Dân tộc lớn nhất lên tới nghìn triệu, dân tộc nhỏ nhất chỉ có vài chục người. Bảy dân tộc có tổng số nhân khẩu lên tới quá 100 triệu người là người Hán, người Inđuxtan, người Mỹ người Bănggan, người Nga, người Nhật, người Braxin, 60 dân tộc có nhân khẩu từ 10 triệu, 92 dân tộc có nhân khẩu từ mười vạn đến một triệu. Nhân khẩu các dân tộc khác không có đủ mười vạn.

Tổng số các dân tộc ở châu Á là trên một nghìn, đại khái chiếm nửa tổng dân số trên thế giới, châu Á là đại lục có nhiều dân tộc nhất trên thế giới, châu Âu ước tính có 170 dân tộc, khoảng 20 quốc gia cơ bản chỉ có một dân tộc.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Thất Bại - Hãy Cảm Ơn

Trong cuộc đời này, chúng ta luôn ao ước mình được thành công và thành công hơn nữa, mà thường quên mất tầm quan trọng của những thất bại, quên rằng thất bại đã mang đến cho chúng ta những bài học tuyệt vời đến không ngờ.


Đâu là khuyết điểm của bản thân?

Trong chúng ta, không ai là hoàn hảo, bản thân mỗi người đều tồn tại những khuyết điểm riêng. Nếu chỉ sống trong “vùng an toàn” của mình, làm những điều mình biết chắc sẽ giành được thắng lợi, không thử sức trên những lĩnh vực mới, chúng ta sẽ mãi mãi không biết rằng điểm yếu của mình là gì để bắt đầu sửa chữa, khắc phục.
Hồi tớ thi đại học, đề thi môn Văn khá giống với đề thi thử ở trường tớ, đề thi học sinh giỏi cấp Tỉnh tớ từng tham gia. Tớ cảm thấy rất tự tin, nhưng khi nhận kết quả thi, tớ đã rất ngạc nhiên khi thấy điểm thi môn Văn của mình thấp hơn nhiều so với tưởng tượng. Tớ băn khoăn vô cùng, bởi những ý chính cần viết, tớ đều có đề cập trong bài. Nhưng sau buổi nói chuyện với cô giáo, tớ đã nhận ra điểm mình “sai”: đó là tớ đã làm theo khuôn mẫu, nghĩa là những gì đã viết trong bài thi thử, những gì đã viết trong kì thi HSG tỉnh, tớ gần như giữ nguyên và viết lại một cách khô khan trong bài ti đại học. Kết quả là không có chút cảm xúc nào và bài làm của tớ vì thế không được đánh giá cao” - T.D, ĐH Ngoại Thương HN chia sẻ.

Cơ hội để nói “Tôi có thể”

Thất bại, vấp ngã, nghĩa là bạn cần phải đứng dậy và tiếp tục bước trên con đường phía trước mặt, hoặc rẽ sang một hướng khác. Thất bại, là cơ hội để bạn nhìn sâu vào bên trong mình và hiểu thêm những khả năng khác của bản thân.

Trượt môn giáo dục thể chất 3, điều kiện cuối cùng để được nhận bằng tốt nghiệp trước khi ra trường, tớ đã phải bỏ thêm hơn ba tháng để cày lại môn cầu lông. Điều đó đồng nghĩa với việc tớ ra trường chậm hơn bạn bè 3 tháng. Quá tệ cho một người sở hữu nhiều mơ mộng cho tương lai như tớ. Cảm thấy chán nản và tự ti về chính bản thân mình, tớ đã dành nhiều ngày để suy nghĩ về những ngày phía trước, những ngày rảnh rỗi nhưng chưa thể đi làm (chưa có bằng Tốt nghiệp, cộng thêm điểm trừ: vướng lịch học Thể dục). Đúng lúc ấy, chị họ đã giới thiệu cho tớ việc làm partime ở văn phòng du lịch, lương không thực sự cao nhưng bù lại, tớ được làm việc khá tự do và không ảnh hưởng đến lịch học ở trường. Tới tận lúc đó, tớ mới biết rằng trượt Thể dục, ra trường chậm hơn mọi người một chút cũng không phải điều gì quá to tát. Nó là cơ hội để tớ biết rằng bản thân mình có thể đảm đương tốt một công việc khác, để bản thân mình tích lũy thêm kinh nghiệm thực sự trước khi mang bằng tốt nghiệp đi “đánh xứ người”- Trang Dương, TP Hồ Chí Minh nói.

Bắt đầu một thứ mới

Như cô bạn Mai Anh, 22 tuổi đang số tại Hà Nội thi trượt đại học, thất bại ập đến. Trái ngược với cảm giác buồn chán và thất vọng mà mọi người dành cho mình, Mai Anh lại tin rằng đó là một may mắn, là thời cơ tuyệt vời để thay đổi. Cô không muốn theo đuổi ngành Kinh tế mà muốn học Thiết kế. Thi vào trường Kinh tế và trượt với số điểm thấp, Mai Anh hoàn toàn có cơ sở để khẳng định rằng mình không có duyên với nó chút nào.

Sau đó, cô chuyển hướng sang học Thiết kế, đúng ngành mình đam mê và hiện tại đã có thể tự hào nói với bố mẹ rằng những bài học ở trường, sở thích của bản thân đã giúp tớ phần nào tự lập về mặt tài chính.

Còn bạn, những thất bại trong cuộc sống đã mang đến cho bạn những bài học nào?
Theo kênh 14

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Hóa Học và Cuộc Sống



  • “Sự ôi mỡ” là một hiện tượng xảy ra thường xảy ra trong cuộc sống và gây không ít “thiệt hại” về vật chất cho con người
Quá trình ôi mỡ là do lipit tác dụng với oxi trong không khí hình thành các peroxit hoặc hidropeoxit, các chất này dưới tác dụng của vi khuẩn và hơi nước trong không khí phân hủy thành xeton, andehit có mùi khó chịu và cả axit cacboxylic nữa.
  • Cao su dùng lâu bị cứng do các liên kết đôi trong phân tử cao su bị oxy hóa bởi O2, nhiệt độ cao làm giảm lực tác dụng giữa các cao su, làm hỏng cấu trúc polyme…
  • Acetylen cháy trong O2 tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 3000 độ C nên được dùng trong đèn xì acetylen-oxy dùng để hàn và cắt kim loại.
2C2H2 + 5O2 —-> 4CO2 + 2H2O
  • Khi nấu cơm nếp cần ít nước hơn khi nấu cơm tẻ do trong gạo tẻ có hàm lượng amilopectin (hầu như không tan trong nước) lớn hơn gạo nếp.
  • Để quả chín nhanh hơn người ta thường trộn lẫn quả chín với quả xanh vì quả chín sẽ giải phóng Acetylen làm những quả khác chín nhanh hơn.
  • Hỗn hợp etylenglicol, glycerin hay rượu và nước do có nhiệt độ đông đặc thấp nên được thêm vào nhiên liệu động cơ để không bị chuyển sang trạng thái rắn ở nhiệt độ thấp.
  • Dung dịch phenolphtalein trong rượu có màu hồng trong môi trường kiềm (pH>=9) nên được dùng làm chất chỉ thị.
  • Thủ phạm các vụ nổ mỏ than là do sự cháy khí metan có trong mỏ than
CH4 + O2 —to—> CO2 + H2O
  • Để xác định lượng cồn (C2H5OH) trong máu người được xác định bằng các cho huyết thanh tác dụng với K2Cr2O7
C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 —> CO2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O
  • Khi đốt cháy tóc, sừng hoặc lông gà …. ta sẽ thấy có mùi khét do protein bị phân hủy tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét.
  • Khi đun nóng lòng trắng trứng( có nước), lòng trắng trứng tạo kết tủa do một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đung nóng xảy ra kết tủa protein.
  • Trong các cây bút mực thường mực trong ống được pha thêm ít glixerol để tránh mực bị vón cục
  • Để điều chế dấm người ta thường cho rược etylic (7-8 độ) để ngoài không khí
  • Nấu đậu xanh trong nồi gang bị đen: Đậu xanh có tanin. Tanin tác dụng với sắt tạo sắt III tanat màu đen
  • Mực xanh đen khi viết được một lúc biến thành đen: Mực xanh đen chứa tanin, axit galic, sắt (II) sunfat, một ít axit sunfuric, phenol, chất keo. Sau khi chế tạo, tanin kết hợp với sắt (II) sunfat tạo sắt (II) tanat. Khi viết chữ xong, dưới tác dụng của oxy không khí và ánh sáng mặt trời, sắt (II) tanat tạo sắt (III) tanat màu đen, khó phai.
  • Không nên dùng dầu hỏa để lau khung xe đạp: Khung xe đạp và một vài bộ phận khác dùng phương pháp sơn xì để phủ một lớp sơn dầu. Để bảo vệ lớp sơn dầu, người ta thường phủ lớp sơn dầu bằng một lớp cao phân tử mỏng. Khi lau xe bằng dầu hỏa, dầu sẽ phá hủy lớp cao phân tử gây tổn hại xe.
  • Rượu giả gây chết người: Khi làm rượu giả, người ta sẽ không pha thêm nước (làm thế rượu sẽ nhạt) mà pha thêm một ít metylic. Metylic là một chất độc. Khi uống rượu này vào, chúng ta sẽ bị ngộ độc nghiêm trọng.
  • Không nên trộn 2 loại mực khác nhau: Trong mực chứa các hạt keo tích điện, nếu 2 loại mực chế tạo từ nguyên liệu khác nhau thì các hạt keo có thể tích điện trái dấu và hút lẫn nhau, làm cho kích thước hạt ngày càng lớn, chúng lắng xuống tạo cặn mực.

Hai Mặt Con Người

"Tốt và không tốt hoàn toàn không có phân giới rõ ràng, chính xác, có chăng thì chỉ là cảm giác trong lòng người mà thôi. Trong lòng ông chứa thứ gì mới có thể tìm thấy thứ đó”.

Có một lữ khách trẻ tuổi tình cờ gặp một người lớn tuổi rất hiểu thiền lý ở trên thảo nguyên, anh ta hỏi cụ già: “Ông sống ở đây có tốt không?

Cụ già hỏi ngược lại: “Quê hương của cháu như thế nào?

Người lữ khách nói: “Tệ lắm, vừa bế tắc, vừa lạc hậu

Cụ già vội nói: “Vậy cháu mau đi đi, ở đây và quê của cháu rất giống nhau”.

Sau đó lại có một lữ khách khác đến, cũng hỏi cụ già câu như vậy, cụ già cũng hỏi ngược lại một câu như đã hỏi thanh niên trước, lữ khách mới đến trả lời một cách thâm tình: “Quê cháu rất tốt, đồng ruộng khe suối, cỏ cây nhà cửa, lại có người thân xóm giềng, đều làm cho cháu rất nhớ”.


Cụ già bèn nói: “Ở đây cũng đẹp như ở quê của cháu vậy”.

Có một người bên cạnh nghe như vậy cảm thấy nghi ngờ không hiểu, hỏi cụ già: “Tại sao cùng một câu hỏi giống nhau, mà cụ lại trả lời khác nhau một trời một vực như thế?

Cụ già nói: “Tốt và không tốt hoàn toàn không có phân giới rõ ràng, chính xác, có chăng thì chỉ là cảm giác trong lòng người mà thôi. Trong lòng ông chứa thứ gì mới có thể tìm thấy thứ đó”.

Nhà thiền có câu: “Người trong lòng đầy bất mãn và trở ngại muốn đi tìm chỗ tốt đẹp để trở về nương náu, nhất định tìm không được nhưng trong lòng tràn đầy tình yêu và sự đẹp đẽ mới có thể phát hiện được ốc đảo của chính mình". Điều này xem ra dường như là việc phức tạp huyền bí, kỳ thật chỉ là nói rõ một đạo lý:

"Trên thế giới không có sự việc gì là tuyệt đối, bất cứ tấm thẻ nào trong tay bạn cũng hoàn toàn có hai mặt trái và phải."

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Định nghĩa các môn học

Toán học: Đây là môn học duy nhất không có sự bổ ích. Các bạn sẽ được học 1 + 1 = 2, điều mà một vài năm sau người ta lại nói lại 1 + 1 = 10 và nói cho bạn biết hệ nhị phân là gì. Người ta cũng dạy bạn vi phân, tích phân và nhiều thứ quan trọng khác nhưng nói chung, bạn vẫn phải dùng đến máy tính bỏ túi khi đi chợ.

Vật lý: Môn học nghiên cứu sự rụng của táo và các loại quả khác. Bạn cũng có được học cách tính giờ tàu chạy và khi nào hai con tàu gặp nhau nếu chạy trên cùng một... đường ray. Người học vật lý xong thường ít đi trồng táo hoặc đi tàu hoả.

Hóa học: Môn học phải ghi nhớ những câu trả lời đúng và những bài thí nghiệm. Đổ một lọ này vào lọ kia, lắc hoặc khuấy, nhiều lúc phải đun lên, rồi cuối cùng đổ tất cả ra vườn, đó là thí nghiệm.

Sinh học: Môn học nghiên cứu ruồi giấm và một số vật nuôi trong nhà khác. Tuy nhiên nếu ta hỏi một người lớn rằng "làm sao để có em bé" thể nào ta cũng được câu trả lời "có con cò mang em bé đến và đặt lên cửa sổ cho các bà mẹ".

Địa lý: Môn này dạy bạn cách xem bản đồ và bạn phải chỉ ra châu Mỹ trên bản đồ thế giới. Đây có lẽ là môn mới mẻ nhất vì trước khi Christopher Columbus chưa tìm ra châu Mỹ, chắc chưa ai phải học môn này cả.

Lịch sử: Các thầy giáo sẽ bắt bạn nhớ xem ai đã lật đổ một ông vua nào đó. Nhiều khi bạn phải nhớ ngày sinh của một ông hoàng bà chúa nào đó mặc dù ông ta không làm sinh nhật, mà bạn cũng chẳng cần phải nhớ để tặng quà.

Văn học: Bạn sẽ phải đọc một quyển sách dày đến nỗi bạn chỉ kịp liếc qua cái tên của nó trước khi vào phòng thi. Sau khi học xong môn này, bạn sẽ có thể biết Huy Gô và Huy Cận không phải là hai anh em hay Xuân Diệu không phải là nhà buôn bút mặc dù ông ta sống bằng ngòi bút.

Triết học: Triết học là 1 hiện tượng luận về hiện tượng mà đôi khi chúng ta luận về hiện tượng đó thì đúng là hiện tượng luận cho nên người ta mới gọi hiện tượng luận là luận về hiện tượng đó nhưng hiện tượng đó đôi khi không là hiện tượng luận nên luận về hiện tượng đó là hiện tượng luận!

Nói chung các môn học có thể gói gọn lại thành 2000 tiết. Học trong 4 hoặc 5 năm. Trong đó chỉ có 2 tiết thật sự là hữu ích (ví dụ, chỉ bật được quạt khi có điện) còn 1998 tiết còn lại hoàn toàn vô nghĩa (ví dụ điện đã làm cho quạt quay như thế nào?...). Tất cả những việc bạn phải làm là chép những lời thầy giảng, nhớ chúng, chép chúng vào bài thi, rồi sau đó quên đi.

Những ai chẳng may không thể quên được thì trở thành giáo viên và suốt đời không ra khỏi trường đại học

P/S: Bài viết chỉ mang tính chất chém gió, mang lại tiếng cười cho người đọc.

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Gia sư xinh đẹp, nổi tiếng hơn người mẫu

Họ tạo dáng quyến rũ trên những tấm áp phích treo ở các trung tâm thương mại và xe buýt, tuy nhiên, họ không phải là những ngôi sao điện ảnh hay siêu mẫu.

Họ là những “ông vua” và “nữ hoàng” gia sư loại A của Hồng Kông. Họ giúp học sinh học tập tốt hơn để cải thiện điểm số.
Trong văn hóa Hồng Kông, các gia sư tại nhà được giới trẻ đối xử như thần tượng. Một số gia sư trở thành triệu phú và thường xuyên xuất hiện trên truyền hình.

“Nếu bạn muốn là một gia sư giỏi, thì tuổi trẻ và sự hấp dẫn chắc chắn là một lợi thế. Học sinh luôn nhìn vào ngoại hình của bạn” – Kelly Mok, “nữ hoàng gia sư” 26 tuổi hiện đang làm việc cho King’s Glory – một trong những trung tâm gia sư lớn nhất Hồng Kông chia sẻ.

Những bộ trang phục và phụ kiện của cô không chỉ để chụp ảnh cho các tấm áp phích. Đó là cách ăn mặc yêu thích của cô khi không phải đứng lớp. Tuy nhiên, Kelly cũng nói thêm rằng, nếu cô không giúp học sinh đạt điểm cao môn tiếng Anh thì cô cũng không được yêu thích như vậy.

Richard Eng tới từ Beacon College cũng được cho là gia sư ngôi sao hàng đầu Hồng Kông. Từng là một giáo viên trung học, anh cho biết đã có ý tưởng này sau khi xuất hiện trong những bức ảnh quảng bá hình ảnh của em gái anh hiện đang là một nghệ sĩ.

“Ở trường, tất cả các giáo viên trông đều giống nhau. Chẳng có gì gây hứng thú cho học sinh” – anh nói.

Hiện tượng gia sư nổi tiếng là kết quả của sự phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp phụ đạo ở Châu Á.


Nó sinh ra do hệ thống thi cử nhiều áp lực và những ông bố bà mẹ đầy tham vọng, luôn muốn con mình có chỗ đứng ở những trường đại học hàng đầu và những trường phổ thông danh tiếng.

Trong một xã hội mà thành công được đánh đồng với điểm tốt thì sự lo lắng của các bậc phụ huynh sẽ chuyển đổi thành một “nguồn doanh thu ổn định”, một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á ADB cho hay.

Ngành công nghiệp gia sư – hay như ADB gọi là “nền giáo dục trong bóng tối” đang trở nên rất phổ biến ở Châu Á. Nó được nuôi dưỡng bởi sự mọc lên của các trường đại học và tỷ lệ học sinh muốn học tiếp đại học ngày càng tăng.

Chuyên gia Mark Bray của Đại học Hồng Kông – một trong những tác giả nghiên cứu của ADB cho biết 72% học sinh trung học ở Hồng Kông có học thêm. Những gia đình giàu có thuê gia sư riêng.

Không chỉ ở Hồng Kông, dịch vụ gia sư “lan rộng và tăng nhanh ở các nước châu Á và ngày càng trở nên thương mại hóa hơn” – giáo sư Bray nhận định. Ở Hàn Quốc, 90% học sinh tiểu học đi học thêm.
Ở Hàn Quốc, Thái Lan, Sri Lanka và Ấn Độ, các trung tâm gia sư sử dụng những gia sư ngôi sao để thu hút nhiều học sinh hơn.

Tuy nhiên, ông Pramod Maheshwari – giám đốc điều hành Trường Huấn luyện sự nghiệp ở Kota, Rajasthan, Ấn Độ cho rằng sự phát triển của trung tâm gia sư không phải nhờ những gia sư nổi tiếng mà do “sự không hiệu quả của hệ thống trường học”.

Ở Trung Quốc, nơi mà các trường tư không được biết đến cho tới khi nền kinh tế mở cửa vào những năm 90, Trường Công nghệ và Giáo dục New Oriental dần trở thành một trong những trường học phụ đạo lớn nhất châu Á với khoảng 2,4 triệu học sinh theo học trong năm nay.

Trường này tự hào với 17.600 giáo viên ở 49 thành phố và một mạng lưới trực tuyến với hơn 7,8 triệu người dùng.

Được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York từ năm 2006, người sáng lập trường, Michael Yu, đã trở thành một triệu phú.

Dạy thêm đôi khi được xem là yếu tố giúp học sinh các quốc gia Đông Á đạt thành tích cao hơn so với các trường quốc tế, đặc biệt là ở môn Toán.

Tuy nhiên, chuyên gia Bray chỉ ra rằng những người đạt kết quả cao trong bài kiểm tra Pisa quốc tế cũng có người tới từ những quốc gia không sử dụng dịch vụ dạy kèm nhiều như Scandinavia.

Cấm dạy thêm

Chính phủ các nước cũng đã có những nỗ lực để giảm bớt tình trạng dạy thêm, học thêm.

Vào những năm 80, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra quy định cấm dạy kèm. Những quy định này không thể thực hiện được nhưng nó đã phản ánh sự lo ngại việc dạy thêm sẽ khiến học sinh có quá nhiều áp lực, trong đó có hiện tượng học sinh phải ngủ trong giờ chính khóa sau những đêm dài học thêm.

Năm 2009, Chính phủ Hàn Quốc thông qua các biện pháp giới hạn số giờ học thêm của học sinh nhằm giảm sự căng thẳng và nâng cao khả năng tư duy sáng tạo.

Tuy nhiên, biện pháp này cũng không mấy hiệu quả khi nhiều người tìm đến những lớp học phụ đạo trực tuyến.

Từ đó, Chính phủ nước này nhận ra rằng cách duy nhất để thay đổi là thay đổi văn hóa thi cử, giảm số kỳ thi vào đại học và khuyến khích các trường xem xét hồ sơ đăng ký thông qua nhiều yếu tố, chứ không chỉ phụ thuộc vào điểm thi.

Một nghiên cứu của Singapore cho rằng, trong khi dịch vụ gia sư có thể mang lại những kết quả tốt ở một số môn học thêm nhưng thời gian đầu tư vào những môn đó có thể dẫn đến việc sa sút chất lượng tổng thể.

Báo cáo của ADB cho biết ở các quốc gia Châu Á, các gia đình thường dành một khoản thu nhập đáng kể để cho con đi học thêm. Nó có thể làm tăng thành tích của các cá nhân, nhưng có thể làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng xã hội.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng gia sư phụ thuộc vào những gì mà các trường phổ thông và đại học yêu cầu, chuyên gia Bray nói.

“Tâm lý sợ hãi xuất phát từ chính những kỳ thi. Nếu không có những kỳ thi ở Hồng Kông thì cho dù tôi có nói gì hay trông như thế nào thì học sinh cũng sẽ không đến với tôi” – gia sư nổi tiếng Richard Eng khẳng định.

Theo kenh14

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Phát hiện loài ong "dã man, khát máu" từ bé

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài ong bắp cày mới ở Thái Lan. Nó có tên Cystomastacoides kiddo, đặt theo tên của nhân vật Beatrix Kiddo trong phim Kill Bill.

Cystomastacoides kiddo là loài ong bắp cày ký sinh thuộc họ Braconidae nổi tiếng với thói quen sinh sản kỳ dị. Con ong cái tìm một vật chủ phù hợp (thường là sâu bướm) và cấy trứng vào bên trong. Sau đó, chúng tiết ra một loại hormone để bảo vệ ổ trứng khỏi hệ miễn dịch của vật chủ. Những quả trứng nở thành ấu trùng, từ từ ăn thịt vật chủ từ trong ra ngoài cho đến khi chúng đủ lớn và nếu không giết chết vật chủ, chúng sẽ tiết dịch khiến vật chủ bất động hoặc vô sinh.

                                                                 Ong bắp cày ký sinh

Các nhà khoa học đã giải thích lý do chọn tên Cystomastacoides kiddo cho loài ong này: “Đặc điểm sinh học đầy chết chóc của ong bắp cày khiến chúng tôi liên tưởng tới nhân vật của Uma. Cô là một sát thủ và là bậc thầy về kungfu hổ và hạc. Cô giết người nhanh chóng bằng cách tạo năm điểm áp lực xung quanh tim bằng các đầu ngón tay. Nạn nhân sẽ nhanh chóng tử vong do vỡ tim. Ngoài ra, những con vật ký sinh cũng khoác trên mình “chiếc áo” màu vàng – đen giống bộ jumsuit của Kiddo".

Loài ong bắp cày ký sinh thường được biết đến là những sát thủ tài tình. Ấu trùng của Ampulex compressa (một loài ong bắp cày ký sinh khác) tiết ra chất kháng kháng khuẩn để giữ vật chủ - một con gián không bị phân hủy. Trong một nghiên cứu vào năm 2000, các nhà khoa học tìm thấy ong bắp cày coccinellae Dinocampus dùng bọ rùa làm vườn ươm ấu trùng. Những con bọ rùa Zombie đã giữ những con ấu trùng dễ bị tổn thương khỏi các loài động vật ăn thịt.

Các nhà khoa học đã xác định được hai loài khác của ong bắp cày trong chi Cystomastacoides ở Papua New Guinea. Một là Cystomastacoides asotaphaga, với nạn nhân một con sâu bướm sâu bướm thuộc loài Asota plana. Hai là Cystomastacoides nicolepeelerae, được đặt theo tên Nicole Peeler, một tiểu thuyết gia yêu thích của Donald Quicke. Ông là nhà khoa học tại trường Imperial College London, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.

Phát hiện của các nhà khoa học đã mở rộng phạm vi phân bố của loài ong bắp cày ký sinh. Trước đây, chỉ có một loài duy nhất được biết tới - Cystomastacoides coxalis ở Trung Quốc đại lục.

Năm ngoái, các nhà khoa học xác định được ít nhất 177 loài ong bắp cày ký sinh riêng biệt của phân họ Orthocentrinae từ Guatemala, Honduras, Nicaragua và những khu rừng mưa Amazon của Ecuador.


TheoKHoaHoc


Xem thêm các thông tin tại đây: http://giasutainhaedu.blogspot.com/

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Bài toán cho gia sư

Vua Gia Sư sau khi lấy được thiên hạ nước Ngu, nhưng trong lòng rất sợ thiên triều Minh Tuệ, nên kỳ thi năm ấy ngài chọn hai vị gia sư, gia sư hà nộigia sư tại nhà sang đi sứ Minh Tuệ. Vua thiên triều rất coi thường các gia sư nên thử tài 2 gia sư nước Ngu, Vua nói:

 - Ta có 2 con số, cả hai là các số nguyên lớn hơn 1. Ta sẽ nhân 2 số đó với nhau và nói thầm cho ông gia sư tại nhà, còn ta sẽ nói thầm với ông gia sư hà nội tổng của chúng. Ta cũng nói thầm với gia sư tại nhà rằng số mà ta nói với gia sư hà nội không lớn hơn 60. Vậy các ngươi hãy đưa ra 2 con số ban đầu của ta.

 Hai vị gia sư suy nghĩ hồi lâu, nhưng vẫn chưa nghĩ ra, cuối cùng gia sư tại nhà xấu hổ nói:

- Thần chịu không đoán được con số đó.
 - Thần biết trước điều này - Vị gia sư hà nội châm chọc.
 - Vậy thì thần đoán ra được hai con số đó - Vị gia sư tại nhà mừng rỡ.
 - Thế thì thần cũng đoán ra - Vị gia sư hà nội kêu to lên.

 Trên đây là 1 câu chuyện của người xưa. Vậy các bạn gia sư ở đây có thể đoán được 2 con số đó là gì không ?

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Đề thi olympic toán tuổi thơ năm 2012 - 2013 cấp tiểu học tỉnh Bà Rịa


Gia sư tại nhà xin giới thiệu đến các em học sinh tiểu học đề thi olympic toán học tuổi thơ cấp tiểu học thành phố Bà Rịa năm 2012 - 2013.



CUỘC THI OLYMPIC TOÁN TUỔI THƠ NĂM HỌC 2012 -2013
CẤP TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BÀ RỊA

Câu 1:  Tìm số thích hợp điền vào dấu ...: 99 x 99 = 99 x 9 + 99 + 99  x...
Câu 2 : Thực hiện phép nhân một số với 10,4. Khi viết 10,4  bạn Hùng lại viết thiếu chữ số 0 nên tích giảm đi 1120,5. Tìm thừa số kia ?
Câu 3:  Một đơn vị có 45 người đã chuẩn bị đủ gạo ăn trong 15 ngày. Sau khi ăn được 5 ngày đơn vị đó tiếp nhận thêm 5 người nữa. Hãy tính xem số gạo còn lại đủ cho đơn vị ăn trong bao nhiêu ngày?

Câu 4. Tìm  số có hai chữ số cùng chia hết cho 2 cho 3 và cho 5 ?
Câu 5. So sánh hai phân số sau: 1998/1999 và 1999/2000.
Câu 6. Có 26 xe vừa xe ô tô 4 bánh vừa xe máy 2 bánh . Tìm số xe mỗi loại ? Biết rằng cả hai loại xe trên cộng lại có 70 bánh xe .
Câu 7. Một hình chữ nhật có chu vi 56 m. Nếu tăng chiều dài hình chữ nhật đó thêm 2 m thì diện tích hình chữ nhật đó tăng thêm 24 m2. Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu.
Câu 8. Hãy viết phân số 11/12 thành tổng các phân số có tử số là 1 nhưng  có mẫu số khác nhau.
Câu 9: Lớp có 57,5% bạn nữ. Học sinh nam ít hơn 6 bạn. Hỏi lớp có bao nhiêu học sinh ?
Câu 10. Tỉ số độ dài hai cạnh của hai hình vuông là 3/4 . Tính tỉ số diện tích của hai hình vuông đó ?
Câu 11. Hiện nay cha hơn con 24 tuổi, ba năm nữa tuổi con bằng 1/5  tuổi cha. Vậy tuổi cha hiện nay là bao nhiêu? 
Câu 12.  Tìm số tự nhiên bé nhất để thay vào a       thì được:      3,15xa       >     15,5 x     3,15.
Câu 13. Tìm hai số, biết  1/2  số thứ nhất đúng bằng 3/4  số thứ hai và hiệu của chúng bằng 20.
Câu 14. Tìm chữ số tận cùng của tích sau: 1 x 3 x 5 x 7 x 9 x … x 2009 x 2011
Câu 15. Trung bình cộng số tuổi của hai anh em ít hơn tuổi anh là 5 tuổi . Hỏi Anh hơn em mấy tuổi ?
Câu 16.  Nếu mua 1 quyển sách, 3 quyển vở và 5 cây bút thì phải trả 20000 đồng. Nếu mua 1 quyển sách, 4 quyển vở và 7 cây bút thì phải trả 25000 đồng. Hỏi nếu mua 1 quyển sách, 1 quyển vở và 1 cây bút thì phải trả bao nhiêu tiền?




................Hết...............






Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

Giải bài tập luyện thi tiểu học (Phần 1)


Dưới đây tôi thay mặt gia sư tại nhà xin trình bày lời giải từ bài 1 đến bài 10 trong bài viết Bài tập toán cho học sinh lớp 5 luyện thi lên 6 vào trường chuyên (Phần 1). Do quá trình giải có nhiều gấp gáp không khỏi tránh được những sai sót, mong quý vị thông cảm. 

Câu 1: 13
Tổng 59 + 109 = 168. Chia 168 thành 7 phần bằng nhau, mỗi phần mang giá trị là 24 đơn vị. Tử chiếm 3 phần => tử = 3.24 = 72. Vậy thêm vào tử 72 – 59 = 13 đơn vị.
Câu 2: 45
Người thứ 1: bắt tay 9 người còn lại.
Người thứ 2: bắt tay 8 người còn lại (Do bắt tay người thứ 1)
Người thứ 10: không cần bắt tay ai nữa.
à Số bắt tay = 9 + 8 +..2+1+0=45
Câu 3: 980 và 1980
Số lớn + số bé = 1480.2 = 2960.
Viết thêm số 1 vào đằng trước số bé được số lớn à số lớn = số bé + 1000
à 2 lần Số bé + 1000 = 2960 à Số bé = 980 à Số lớn = 1980
Câu 4: 196
Chiều dài + chiều rộng = 2.3.5 = 30.
Chiều dài – 4 = chiều rộng + 2 à chiều dài = chiều rộng + 6
à 2 lần chiều rộng + 6 = 30 à chiều rộng = 12
à Độ dài cạnh hình vuông = 12 + 2 = 14
à Diện tích hình vuông = 14.14 = 196
Câu 5:  42 và 160
Số nhà cuối cùng =  số nhà đầu tiên + 2.59 = số nhà đầu tiên + 118.
Theo đề bài:
Số nhà đầu tiên + Số nhà đầu tiên + 2 + Số nhà đầu tiên + 4 + …+ số nhà đầu tiên + 118 = 6060.
à 60.số nhà đầu tiên + (2 + 4 +…+118) = 6060
à 60. số nhà đầu tiên + 29.120 + 60 = 6060
à Số nhà đầu tiên = 42
à Số nhà cuối cùng = 42 + 118 = 160
Câu 6: 40 học sinh
Câu 7: 10589
Chữ số hang chục nghìn = 1. Hàng nghìn = 0.
3 chữ số còn lại tổng = 23. Mà 9x2 = 18 à chữ số hang trăm phải lớn hơn 4. Chọn chữ số hang trăm là 5. 2 chữ số cuối lần lượt là 8 và 9.


Câu 8: 75
11 bút = 2 vở + 1 sách à 33 bút = 6 vở + 3 sách = 11 vở à 3 bút =  1 vở.
5 vở = 3 sách à 15 vở = 9 sách
10 vở  + 9 sách = 10 vở + 15 vở = 25 vở = 75 bút.
Câu 9: ½ + 1/3 +1/12
11/12 = 10/12 + 1/12 = 6/12 + 4/12 + 1/12 = ½ + 1/3 + 1/6
Câu 10: 9
Sau khi ăn được 5 ngày số gạo đủ cho 45 người ăn là 10 ngày.
Số người đơn vị sau khi tiếp thêm là 50 người.
Số gạo đó đủ ăn trong 10.45/59 = 9 ngày

Bài tập toán cho học sinh lớp 5 luyện thi lên 6 vào trường chuyên (Phần 1)


Thay mặt cho đội ngũ gia sư tại nhà tôi xin sưu tập và tổng hợp một số các bài toán để giúp các em học sinh tiểu học ôn luyện để vào các trường chuyên, trường điểm. Các bài tập sẽ được chúng tôi giải đáp cụ thể vào các bài viết sau đó.

Xem lời giải: Giải bài tập luyện thi 5 lên 6 vào trường chuyên


Câu 1: 
Cho phân số 59/109  . Hỏi phải chuyển từ mẫu số lên tử số bao nhiêu đơn vị để được phân số mới có giá trị bằng 3/4.

Câu 2:                
Trong một buổi họp mặt có 10 người . Họ lần lượt bắt tay nhau. Hỏi có bao nhiêu cái bắt tay ? Biết mỗi người gặp nhau chỉ bắt tay nhau có 1 lần.

Câu 3: 
Trung bình cộng của hai số tự nhiên bằng 1480, biết viết thêm chữ số 1 vào đằng trước số bé ta được số lớn. Tìm số bé.

Câu 4:
Một hình  chữ nhật có nửa chu vi là số bé nhất cùng chia hết cho 2, cho 3 và cho 5 . Biết rằng nếu bớt chiều dài 4 m và tăng chiều rộng  2 m thì được một hình vuông . Tính diện tích hình vuông đó  ?

Câu 5: 
Một dãy phố có 60 nhà. Số nhà của dãy phố được đánh số là các số chẵn liên tiếp. Biết tổng của 60 số nhà đó bằng 6060. Tìm số nhà đầu tiên và số nhà cuối cùng của dãy phố.

Câu 6:
Một lớp học, số học sinh có mặt gấp 7 lần số học sinh vắng mặt. Vì có 3 bạn xin phép ra ngoài nên số học sinh có mặt lúc này gấp 4 lần số học sinh vắng mặt lúc đó. Hỏi lớp học có tất cả bao nhiêu học sinh ?

Câu 7:
Viết 1 số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số khác nhau sao cho tổng của chúng bằng 23.

Câu 8:
Giá 11 cái bút bằng giá 2 quyển vở và 1 quyển sách. Giá 5 quyển vở bằng giá của 3 quyển sách. Hỏi giá 10 quyển vở và 9 quyển sách bằng giá bao nhiêu cái bút?

Câu 9:
Hãy viết phân số  11/12 thành tổng các phân số có tử số là 1 nhưng  có mẫu số khác nhau.
Câu 10:
Một đơn vị có 45 người đã chuẩn bị đủ gạo ăn trong 15 ngày. Sau khi ăn được 5 ngày đơn vị đó tiếp nhận thêm 5 người nữa. Hãy tính xem số gạo còn lại đủ cho đơn vị ăn trong bao nhiêu ngày?

……….Hết………

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

8 Tuyệt Chiêu Luyện Thi Lịch Sử

Hôm nay, thay mặt cho đội ngũ các thầy cô gia sư môn sử của Văn Phòng Gia Sư Tài Đức Việt tôi xin chia sẻ với các em những tuyệt chiêu để ôn thi môn sử một cách nhanh nhất, vững chắc nhất. Nhằm giúp các em học khối C vững bước và tự tin hơn trong kỳ thi đại học sắp tới.


Theo các em muốn thành công điều kiện tiên quyết là gì? Không biết các em trả lời như thế nào, nhưng tôi nhận thấy một điểm chung của những con người thành công, dù trong những lĩnh vực khác nhau đó là sự đam mê. Thế thì, để đam mê môn sử cần phải làm như thế nào, nó khô khan quá đi mất thôi? Có lẽ những chia sẻ dưới đây sẽ giúp các em giải quyết được câu hỏi này.


Hãy nghe giảng ở lớp: Điều này mới đầu thấy là rất bình thường và tất nhiên. Nhưng không hề dễ thực hiện đâu các em ah. Thường khi nghe giảng, nhất là một môn học mà nhiều bạn học sinh cho là khô khan như môn sử không thể tập trung vào bài được. Hãy gặt phăng mọi vấn đề khác, sự sợ hãi môn sử, sợ hãi kỳ thi vì nó còn ở phía trước ta phải giải quyết vấn đề hiện tại trước hết. Nếu như các em không chú tâm nghe giảng được thì hãy nên xem lại động cơ học tâp, sự lựa chọn của mình.

Hãy các con số trở lên sinh động: Lịch sử tuy là môn học thuộc những không nhất thiết phải nhớ từng câu từng chữ. Tuy nhiên, phải nhớ các mốc lịch sử đó là ngày tháng năm nào. Các em phải hiểu sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào và đưa những mốc sự kiện, những con số về gần với mình nhất (như ngày sinh của một người bạn…). Hãy chia ra từng thời kỳ và trong từng thời kỳ hãy gạch ra những sự kiện cần ghi nhớ.

Đừng học vẹt: Theo kinh nghiệm của các gia sư thì môn sử cần phải được học thường xuyên và không ngắt quảng. Muốn làm bài thi tốt các em phải biết phân tích, tổng hợp khái quát vấn đề chứ không phải là học như một con vẹt cái gì cũng nói được nhưng lại không hiểu gì cả.

Xem phim tài liệu và đi nhiều hơn: Một cách để ghi nhớ trực quan và sinh động dễ dàng nhất đó là xem các cuốn phim tài liệu. Những cuốn phim sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hơn, ấn tượng mạnh hơn và không khô khan như những trang sách. Nếu có điều kiện hơn, hãy về cách khu di tích lịch sử – đây cũng là một cách học rất sinh động và linh hoạt.

Áp dụng logic vào sử: Khi làm bài hãy làm theo trình tự đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết thúc vấn đề bởi đó là logic vấn đề của lịch sử.

Gắn các sự kiện với những thứ gần gũi: Hãy đính các sự kiện, các cột mốc vào những năm tháng liên quan đến bản thân. Đây là một cách ghi nhớ được các gia sư môn sử của trung tâm đánh giá rất cao.

Nhớ 1 được 2: Với nhiều sự kiện chỉ cần nhớ 1, ta sẽ nhớ ra sự kiện kia. Chỉ cần các em tìm ra cách liên hệ giữa 2 sự kiện ấy.

Cuối cùng trước khi đi ngủ hãy hệ thống lại kiến thức đã học trong ngày bằng cách nhẩm lại các sự kiện.

Biển Đông nóng trong đề thi môn Địa

Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển đảo có ý nghĩa như thế nào là câu hỏi của đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa sáng 3/6.

Năm 2012, đề thi tốt nghiệp THPT môn Địa từng yêu cầu thí sinh nêu hiểu biết về vấn đề biển đảo, đánh bắt hải sản xa bờ có ảnh hưởng như thế nào đối với kinh tế và quốc phòng an ninh. Năm nay, đề thi tiếp tục theo đuổi vấn đề thời sự nóng bỏng này bằng câu hỏi “Việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển đảo có ý nghĩa như thế nào?”.

Ngoài ra, đề Địa 2013 còn đề cập đến một vấn đề thời sự là việc làm. Trong bối cảnh thất nghiệp gia tăng do tình hình kinh tế khó khăn, đề Địa đã buộc thí sinh phải tư duy với câu hỏi: “Nguồn lao động nước ta có những thế mạnh gì? Tại sao việc làm là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta hiện nay?”.

Tại Hà Nội, ở điểm thi THPT Minh Khai (Từ Liêm), thí sinh Anh Thư cho biết, đề thi tương đối dễ, dựa vào Atlat là có thể làm tốt. Riêng câu hỏi về biển Đông, Thư đã đoán trước sẽ có một câu vì vấn đề này đang nóng. Chính vì vậy, Thư đã đọc trên mạng, tìm hiểu về vấn đề biển Đông và mối quan hệ giữa các nước có liên quan. “Em rất hào hứng với dạng đề thi này bởi không đơn thuần là kiến thức mà nó còn giúp chúng em hiểu hơn về biển đảo đất nước, từ đó thêm yêu và cố gắng xây dựng, bảo vệ quê hương”, Thư nói.

Tại điểm thi ở trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông), phần lớn thí sinh nhận định đề Địa dài, khó hơn mọi năm. Nhiều em không làm hết hoặc phải bỏ dở giữa chừng. Không hài lòng lắm với bài thi của mình, Vũ Trọng Hiếu, THPT Lê Quý Đôn tiếc rẻ vì phải bỏ một câu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nam sinh này cho hay, nhiều phần câu hỏi trong đề cậu chưa kịp học. “Đề Địa năm nay sát chương trình nhưng dài và hơi khó. Nếu thầy cô chấm thoải mái thì may ra em mới được 7 điểm”, Hiếu nói.

Tại Thanh Hóa, phần đông thí sinh cho rằng đề không quá khó, bám sát chương trình nhưng dài. Tại điểm thi trường THPT Hoằng Hóa 4, nhiều thí sinh rời phòng thi với tâm trạng không vui. “Kết thúc 90 phút nhưng em chỉ làm được khoảng 70%. May mắn thì được 5-6 điểm thôi”, thí sinh Lê Ngọc Sỹ, trường THPT Hoằng Hóa 4, nói.

Ngoài ra, ở câu hỏi số 3 trong đề Địa có phần kiến thức về tình hình biển đảo cũng khiến nhiều thí sinh không chuyên bất ngờ. Em Lê Thị Thùy Linh, THPT Hàm Rồng cho biết, vì không theo chuyên ban C nên không quan tâm nhiều đến môn Địa, do đó không tìm hiểu sâu về vấn đề thời sự này. “Em có nghe báo đài nói nhiều về biển Đông, tuy nhiên em không lưu tâm nên bỏ qua câu hỏi này”, Linh nói và cho biết, không ít bạn cùng phòng đã “bỏ qua” câu hỏi mở này.

Tại Đà Nẵng, các thí sinh rời trường thi trong tiết trời nắng gắt. Nhiều học sinh chuyên ban A ở các hội đồng THPT Nguyễn Huệ, Trần Phú, Phan Chu Trinh… không mấy hài lòng khi không phải sở trường nhưng vẫn tự tin làm được khoảng 60%. “Kiến thức đều tập trung trong sách giáo khoa nhưng do chủ quan, ôn tủ nên em làm bài không được tốt”, thí sinh Lê Quang Tú, trường THPT Nguyễn Hiền nói.

Trong khi đó, thí sinh Nguyễn Hữu Minh Trí (học sinh trường chuyên THPT Phan Chu Trinh) cười tươi khi rời phòng thi tại hội đồng THPT Nguyễn Huệ từ khá sớm. Trí đánh giá đề Địa sát chương trình, câu vẽ biểu đồ không đánh đố khi cho vẽ cột và đường. Việc được mang Atlat vào phòng thi cũng tạo tâm lý thoải mái cho thí sinh.

Đánh giá câu phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ, Minh Trí cho rằng kinh tế miền Trung hiện nay cần tập trung vào nguồn lợi thủy hải sản sẵn có. “Em biết Nhà nước đang có nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển khai thác thủy hải sản ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên sự hỗ trợ này cần thực hiện liên tục, đầy đủ và quy mô mở rộng hơn”, Minh trí kiến nghị.

Tại TP HCM, là một trong những thí sinh ra khỏi phòng thi sớm nhất ở Hội đồng thi THPT Nguyễn Thị Minh Khai(quận 3), thí sinh Nguyễn Thị Phương Uyên cho biết, đề chủ yếu dùng kiến thức thực tế hơn là kiến thức sách giáo khoa. “Bọn em được ôn thi chủ yếu ở các phần trọng tâm gồm 7 vùng kinh tế và phần địa lý tự nhiên, tuy nhiên đề thi chỉ có câu “Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc”, còn lại là câu hỏi theo hướng mở, khai thác kiến thức tổng hợp của thí sinh là chính”, Uyên nói.

Còn Nguyễn Minh Tuấn đánh giá đề thi ở mức trung bình, với Tuấn là dân học khối C thì làm bài khá tốt, nhưng với học sinh trung bình thì để đạt điểm cao không dễ. Hơn nữa, đề thi chủ yếu dùng kiến thức bản thân vận dụng vào làm bài, không có khung chuẩn nào, nên không thể đánh giá được mình làm như vậy đã đúng hướng hay chưa. Tuấn cho rằng cái hay của đề là đưa vấn đề thời sự việc làm vào, nếu chịu khó xem thời sự thì có thể làm bài sinh động hơn.

Dưới góc nhìn của giáo viên, cô Nguyễn Thị Minh Đỗ, giáo viên Địa lý THPT Đào Duy Từ (Hà Nội) nhận định, đề thi năm nay so với năm trước kiến thức nhẹ hơn, nhưng vẫn trải dài chương trình từ tự nhiên đến lao động, việc làm, kinh tế… phù hợp với trình độ học sinh. Câu hỏi về biển đảo tương đối nhạy cảm. Theo cô Đỗ, nếu giáo viên có kinh nghiệm sẽ dạy kỹ phần này vì đây là vấn đề phù hợp với tình hình thời sự và không quá khó. “Điểm thi sẽ cao hơn năm trước, phổ điểm trung bình khoảng 5-7 điểm”, cô Đỗ nói.

Còn cô Bồ Thị Phương Thu, nguyên tổ trưởng Bộ môn Địa lý trường THPT Trần Phú, cho rằng đề Địa khá hấp dẫn khi đưa vấn đề biển đảo mang đậm tính thời sự và có ý nghĩa tuyên truyền về chủ quyền biển đảo. Dù không đề cập cụ thể, nhưng học sinh vẫn phải trình bày về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vấn đề này đã có trong chương trình nên học sinh chăm chỉ ôn luyện vẫn có thể làm tốt.

Cũng theo cô Thu, đề Địa năm nay thiên về học thuộc nhiều hơn là kỹ năng như những năm trước. Trong khi thực tế hiện nay học sinh chủ yếu chuyên ban A, khi ôn luyện cùng lúc nhiều môn cho kỳ thi tốt nghiệp các em sẽ thiên về ôn luyện kỹ năng đọc Atlat, xử lý số liệu chứ không học thuộc nhiều. “Chỉ có hai câu liên quan đến sử dụng Atlat và xử lý số liệu nên nhiều em sẽ khó đạt điểm cao môn Địa”, cô Thu nhận định.

Chiều nay thí sinh sẽ dự thi trắc nghiệm môn Sinh với thời gian 60 phút.