Định lý Tem thư.
Cho a, b là các số nguyên dương nguyên tố cùng nhau. Khi đó
1) Với mọi n > ab – a – b = n0,
n có thể biểu diễn được dưới dạng
n = ax + by với x, y là các
số nguyên không âm.
2)
Với mọi k, 0 £
k £
n0, có đúng một trong hai số k, n0-k biểu diễn được dưới
dạng ax + by với x, y nguyên không âm.
Kết quả này là
của Sylvester. Đây là trường hợp đặc biệt của bài toán Frobenius:
Cho trước n số nguyên
dương a1, a2, …, an với (a1, a2,
…, an) = 1. Tìm số Gn lớn nhất không biểu diễn được dưới
dạng a1x1 + … + anxn
với xi Î N.
Số nguyên Gn như
vậy luôn tồn tại do điều kiện (a1, a2, …, an)
= 1 và được suy ra từ định lý Schur (định lý khẳng định số nghiệm nguyên không
âm của phương trình x = a1x1
+ … + anxn bằng
Cho đến gần đây, ngay cả trường
hợp n=3 vẫn chưa giải được. Có một số người khẳng định rằng họ đã giải được
trường hợp n=3. Tuy nhiên, khi xem lời giải của họ thì họ không tìm được công
thức cho G3. Đúng hơn là họ đã đưa ra một thuật toán “đơn giản” để
tìm G3. Thuật toán này được mô tả trên vài trang giấy. Nếu theo
nghĩa này thì trường hợp tổng quát cũng có lời giải. Còn công thức cho Gn
có lẽ là không tồn tại, ngay cả trong trường hợp n = 3.
Davidson chứng minh được đánh giá
chặn dưới cho G3(a1, a2, a3) như
sau:
G3(a1, a2, a3) >= căn(a1*a2*a3) - a1 - a2 - a3
Bạn đọc quan tâm đến bài toán
Frobenius (còn gọi là Frobenius coin problem) có thể xem thêm tại địa chỉ
[1] http://en.wikipedia.org/wiki/Coin_problem
Bài tập
1. Cho (a, b) = 1. Ngân hàng trung ương Sikinia phát hành chỉ
2 loại tiền a- và b-Kulotnik. Bạn có thể trả được những khoản tiền nào nếu
(a) bạn có thể nhận tiền trả lại (b) bạn không nhận tiền trả lại
2. Ở Sikinia có ba loại quả cân: 15, 20 và 48 Slotnik. Hỏi
có thể cân được những trọng lượng nào nếu dùng cân
(a) 2 đĩa (b)
một đĩa
3. (IMO 1983) Cho a, b, c là các số nguyên dương với (a, b)
= (b, c) = (c, a) = 1. Chứng minh rằng 2abc – ab – bc – ca là số nguyên lớn
nhất không biểu diễn được dưới dạng xbc + yca + zab với x, y, z là các số
nguyên không âm.
4. Với tập hợp A, ký hiệu |A| và s(A) tương ứng là số phần
tử và tổng các phần tử của tập hợp A (nếu A = Æ thì |A| = s(A) = 0). Cho
S là tập hợp gồm các số nguyên dương sao cho
a) tồn tại
hai phần tử x, y thuộc S với (x, y) = 1.
b) nếu x, y
thuộc S thì x + y thuộc S.
Gọi T là tập hợp tất cả các số không nằm trong S. Chứng minh rằng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét