Đề thi môn Văn trong kỳ tuyển sinh năm nay sẽ có
đổi mới so với các năm trước, thay vì tái hiện kiến thức, học sinh phải bày tỏ
được quan điểm và kiến thức tổng hợp của mình.
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học
Bộ GD-ĐT: “Có một số vấn đề mang tính nguyên tắc làm cơ sở cho hướng đổi
mới đề thi môn ngữ văn chắc chắn cần phải mạnh dạn quyết định để tiếp cận với
tinh thần đổi mới giáo dục (GD) phổ thông theo hướng phát triển phẩm chất và
năng lực học sinh. Đó là việc hạn chế cách ra đề theo lối yêu cầu ghi nhớ máy
móc nội dung, kiến thức, học thuộc văn mẫu, đánh đố người học... mà tập trung
kiểm tra năng lực vận dụng thông qua kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết, kỹ năng
phân tích và trình bày, kỹ năng huy động và vận dụng tổng hợp từ nhiều lĩnh vực
các môn học và những hiểu biết xã hội”.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, đề thi sẽ
không yêu cầu học thuộc quá nhiều, tiếp tục ra theo hướng mở và tăng cường tính
thực tiễn để phát huy được năng lực thực sự của thí sinh.
Trao đổi về việc đối mới hướng ra đề thi môn Ngữ Văn năm
nay, một chuyên gia Văn học ở trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Đề thi năm nay
vẫn gồm 3 câu. Trong đó, câu 1 sẽ có thể là một phần văn bản đọc hiểu chứ không
phải kiểu ra đề thi tái hiện kiến thức như trước đây. Văn bản đó có thể trong
sách giáo khoa, có thể ngoài văn bản giáo khoa nhằm giúp cho học sinh không chỉ
ghi nhớ kiến thức đơn thuần như trước đây mà còn kiểm tra kiến thức tổng hợp
của học sinh về các vấn đề đời sống và xã hội.
Câu 2 hầu như không có sự thay đổi. Ở câu 3, nội dung đề thi sẽ lồng kiến thức văn học và đời
sống, xã hội, yêu cầu học sinh phải bày tỏ quan điểm, cách đánh giá và nhìn
nhận của mình về các vấn đề trong cuộc sống. Câu hỏi sẽ không đơn thuần là phân
tích nhân vật, tác phẩm mà sẽ kết hợp lồng ghép với các vấn đề xã hội nhằm nâng
cao khả năng tổng hợp kiến thức, nhìn nhận và đánh giá vấn đề của học sinh.
Theo một Tiến sĩ khoa Ngữ văn, trường ĐH Sư phạm Hà Nội nhận
định: yếu ở câu 2 điểm (câu 1). Thay vì hỏi kiến thức văn học sử (về xuất xứ
tác phẩm, phong cách – vị trí tác gia, tác phẩm, nhan đề - hoàn cảnh sáng tác…)
thì giờ đây câu hỏi đề cập đến các vấn đề của ngôn ngữ trong các tác phẩm (ngữ
nghĩa, ngữ pháp, các biện pháp tu từ...).
Tiến sĩ đã đưa ra hử nghiệm 1 đề như sau:
Câu 1: (2 điểm)
Cho văn bản sau:
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên.
(Thơ tình người lính biển – Trần Đăng Khoa)
a. Anh (chị) hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật sử dụng
trong đoạn thơ trên. Phân tích giá trị nghệ thuật của những biện pháp tu từ đó.
b. Viết đoạn văn theo cấu trúc quy nạp (dưới 150 tiếng) cảm
nhận về đoạn thơ trên
Câu 2 (3 điểm):
Trong trường ca “Những người đi tới biển”, Thanh Thảo đã
viết về lứa tuổi hai mươi của thời chống Mĩ như sau:
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc
Anh (chị) đã và đang chào đón tuổi hai mươi của mình. Hãy
trình bày những suy nghĩ, cảm nhận, khát vọng về tuổi hai mươi của thế hệ mình
trong bổi cảnh đất nước và quốc tế hiện nay. (không quá 400 tiếng)
Câu 3 (5 điểm).
Trong đoạn trích “Đất nước” (Trường ca mặt đường khát vọng),
luận đề quan trọng nhất mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đưa ra là : Đất nước là của
nhân dân
Để triển khai luận đề đó, tác giả đã sử dụng những hình ảnh,
biểu tượng nào? Phân tích vẻ đẹp của những hình ảnh, biểu tượng đó để thấy được
vẻ đẹp của đất nước hiện lên trong bài thơ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét