Về nước dựng thành
Khoảng cuối năm 1854 đầu năm 1855, ông Khiêm lại xuống tàu quay về châu Á. Về tới đất nước,
ông chưa dám về quê nhà. Ông viết một bức thư nhờ một Hoa kiều về Hải Phòng thuê tiền một
ông khách trú đóng vai thầy lang mang thư của ông lên Phú Thọ tìm gặp và trao thư cho người
anh Trần Mạnh Trí đang làm thầy đồ dạy chữ cho trẻ nhỏ ở trong vùng.
ông chưa dám về quê nhà. Ông viết một bức thư nhờ một Hoa kiều về Hải Phòng thuê tiền một
ông khách trú đóng vai thầy lang mang thư của ông lên Phú Thọ tìm gặp và trao thư cho người
anh Trần Mạnh Trí đang làm thầy đồ dạy chữ cho trẻ nhỏ ở trong vùng.
Trong thư gửi anh, ông Khiêm không đề tên thật mà vẫn ghi là Lee Kim, nhưng khi xem thư,
ông anh Trần Mạnh Trí nhận biết qua nét chữ và qua ý từ ngầm trong thư. Lúc này,
Tự Đức đã lên ngôi vua, vừa mới bức tử anh ruột là Hồng Bảo để yên vị.
Ngoài Bắc Hà các đảng cướp Quảng Nghĩa Đường, Lực Thăng Đường và
Đức Thắng Đường từ bên Trung Quốc tràn sang đánh phá nhiều tỉnh miền núi
và vùng trung du và sau đó Cao Bá Quát, Lê Duy Cư, Tạ Văn Phụng... nổi lên.
ông anh Trần Mạnh Trí nhận biết qua nét chữ và qua ý từ ngầm trong thư. Lúc này,
Tự Đức đã lên ngôi vua, vừa mới bức tử anh ruột là Hồng Bảo để yên vị.
Ngoài Bắc Hà các đảng cướp Quảng Nghĩa Đường, Lực Thăng Đường và
Đức Thắng Đường từ bên Trung Quốc tràn sang đánh phá nhiều tỉnh miền núi
và vùng trung du và sau đó Cao Bá Quát, Lê Duy Cư, Tạ Văn Phụng... nổi lên.
Ông Trần Mạnh Trí không tin chắc ở ông thầy Tàu, nên khéo léo từ chối viết thư trả lời em,
mà chỉ nhắn miệng rằng: Gia đình ở nhà bình yên, nhưng người đi xa chưa nên về lúc này.
Ông Trần Trọng Khiêm nhận được tin nhắn cũng hiểu được thời cuộc, bèn đóng vai người
Minh Hương (gốc Hoa) đáp tàu biển về Bến Nghé - Sài Gòn rồi chuyển sang ghe nhỏ,
lên tận miền Tân Thành, tỉnh Định Tường khai hoang lập ấp.
mà chỉ nhắn miệng rằng: Gia đình ở nhà bình yên, nhưng người đi xa chưa nên về lúc này.
Ông Trần Trọng Khiêm nhận được tin nhắn cũng hiểu được thời cuộc, bèn đóng vai người
Minh Hương (gốc Hoa) đáp tàu biển về Bến Nghé - Sài Gòn rồi chuyển sang ghe nhỏ,
lên tận miền Tân Thành, tỉnh Định Tường khai hoang lập ấp.
Từ đấy ông Khiêm chiêu mộ thêm người đến mở rộng việc khai hoang, dựng thành Hòa An
(nay là vùng Thanh Hưng - Đồng Tháp). Dân ấp càng ngày càng đông. Họ suy tôn ông
Khiêm làm Hương cả, sống thì chỉ huy mọi người bàn việc làm, cư trú, bảo vệ,
chết thì làm thành hoàng. Tại vùng quê này, ông Khiêm lập gia đình với một cô gái
thông thạo nghề ruộng đồng thời rất giỏi nghề sông nước. Ông bà có với nhau 5 người con trai,
lấy họ Lê theo như giấy tờ, nhưng đều đệm chữ Xuân ở giữa để ghi nhớ quê gốc của mình
là làng Xuân Lũng, gốc tổ Phú Thọ, Bắc Kỳ.
(nay là vùng Thanh Hưng - Đồng Tháp). Dân ấp càng ngày càng đông. Họ suy tôn ông
Khiêm làm Hương cả, sống thì chỉ huy mọi người bàn việc làm, cư trú, bảo vệ,
chết thì làm thành hoàng. Tại vùng quê này, ông Khiêm lập gia đình với một cô gái
thông thạo nghề ruộng đồng thời rất giỏi nghề sông nước. Ông bà có với nhau 5 người con trai,
lấy họ Lê theo như giấy tờ, nhưng đều đệm chữ Xuân ở giữa để ghi nhớ quê gốc của mình
là làng Xuân Lũng, gốc tổ Phú Thọ, Bắc Kỳ.
Tranh minh họa. |
Dựng thành chống thực dân Pháp
Năm 1859, Pháp đánh Gia Định rồi chiếm Biên Hòa, Định Tường buộc Tự Đức phải ký
Hòa ước Nhâm Tuất (1862), nhượng đất miền Đông Nam Bộ cho thực dân Pháp.
Trương Định (1820 - 1864) hô hào nhân dân tham gia nghĩa quân đánh Pháp.
Vùng Đồng Tháp có ông Võ Duy Dương giàu lòng thương người được tặng mỹ từ
Thiên hộ, lại giỏi võ nghệ, giỏi dùng 5 quả linh bằng sắt, nên nhân dân thường gọi là
ông ngũ linh Thiên hộ Dương.
Hòa ước Nhâm Tuất (1862), nhượng đất miền Đông Nam Bộ cho thực dân Pháp.
Trương Định (1820 - 1864) hô hào nhân dân tham gia nghĩa quân đánh Pháp.
Vùng Đồng Tháp có ông Võ Duy Dương giàu lòng thương người được tặng mỹ từ
Thiên hộ, lại giỏi võ nghệ, giỏi dùng 5 quả linh bằng sắt, nên nhân dân thường gọi là
ông ngũ linh Thiên hộ Dương.
Nghe lời Trương Định ông Võ Duy Dương lập nhiều đoàn quân đi đánh Pháp, liên tục
chiến đấu mặc dù Trương Định đã hy sinh. Trần Trọng Khiêm cũng đưa cả làng ấp Hòa An
vào tham gia chiến đấu chống Pháp. Dựa theo mô hình chiến lũy của tướng Mỹ Suter đã
dựng ở phòng tuyến California, ông Kim cũng cho đắp các đồn để bảo vệ Đồng Tháp Mười.
Đội quân Hòa An do ông Khiêm chỉ huy đã đánh thắng Pháp nhiều trận ở vùng Cai Lậy, Mỹ Tho,
Cao Lãnh, My Trà... Cuối năm 1868, trong một trận quyết chiến ở Đồng Tháp Mười,
ông Khiêm bị trúng đạn địch và hy sinh.
chiến đấu mặc dù Trương Định đã hy sinh. Trần Trọng Khiêm cũng đưa cả làng ấp Hòa An
vào tham gia chiến đấu chống Pháp. Dựa theo mô hình chiến lũy của tướng Mỹ Suter đã
dựng ở phòng tuyến California, ông Kim cũng cho đắp các đồn để bảo vệ Đồng Tháp Mười.
Đội quân Hòa An do ông Khiêm chỉ huy đã đánh thắng Pháp nhiều trận ở vùng Cai Lậy, Mỹ Tho,
Cao Lãnh, My Trà... Cuối năm 1868, trong một trận quyết chiến ở Đồng Tháp Mười,
ông Khiêm bị trúng đạn địch và hy sinh.
Trước khi trút hơi thở cuối cùng, ông dặn anh em nghĩa quân hãy tiếp tục bền gan chiến đấu
tới cùng. Ông cũng dặn vợ đem đàn con nhỏ lánh qua vùng Rạch Giá, nhắc con cháu đừng
bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Sau này các con trai ông lớn lên chia nhau đi lập nghiệp ở các
vùng đất thuộc các tỉnh Tây Ninh, Phước Long, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau... đến nay đã
sáu bảy đời những vẫn giữ đúng họ Lê có lót chữ Xuân để luôn ghi nhớ quê tổ xưa là
vùng đất Xuân Lũng, tỉnh Phú Thọ.
tới cùng. Ông cũng dặn vợ đem đàn con nhỏ lánh qua vùng Rạch Giá, nhắc con cháu đừng
bao giờ cúi đầu làm nô lệ. Sau này các con trai ông lớn lên chia nhau đi lập nghiệp ở các
vùng đất thuộc các tỉnh Tây Ninh, Phước Long, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau... đến nay đã
sáu bảy đời những vẫn giữ đúng họ Lê có lót chữ Xuân để luôn ghi nhớ quê tổ xưa là
vùng đất Xuân Lũng, tỉnh Phú Thọ.
Mộ ông tại làng Hòa An có câu đối: Lòng trời không tựa, tấm gương tiết nghĩa vì nước
quyên sinh
quyên sinh
Chính khí nêu cao, tinh thần Hùng Nhị còn truyền hậu thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét