Thường mọi người sẽ thiên về hướng đi theo ngành nghề mà mình thích, đam mê. Tuy nhiên một số anh chị vừa thi ĐH xong lại cho rằng không hẳn lúc nào cũng theo đuổi đam mê là đúng.
Xác định đúng thực lực
Không
phải bất kỳ ai cũng đều nhất định phải vào ĐH, ngoài ĐH vẫn còn vô vàng
những lựa chọn khác phù hợp hơn với thực lực của bản thân.
Bạn
ước mơ được bước vào giảng đường, thế nhưng bạn có mức học trung bình
đều các môn, một lời khuyên chân thành là bạn nên chọn một trường cao
đẳng hoặc trung cấp. Bây giờ không thiếu những trường có ngành bạn
thích, bạn đừng có suy nghĩ rằng cái bằng CĐ hoặc trung cấp sẽ không có
giá trị, nhầm rồi đấy. Khi bạn được đào tạo bài bản chuyên môn, giỏi
chuyên ngành thì dù bạn có học gì đi nữa thì nhất định bạn sẽ xin được
việc làm.
Ảnh minh họa.
T.Thảo (21t, Đà Nẵng) kể rằng:
“Mình có nhỏ bạn rớt tốt nghiệp cấp 3, nhà cũng hoàn cảnh lắm nên bạn
ấy quyết định đi làm luôn chứ không đi học nữa. Sau 3 năm chăm chỉ làm
việc thì từ một công nhân bình thường với lương 3 triệu/tháng thì nay
bạn ấy vừa làm vừa học lớp quản lý. Cuối cùng bạn ấy đã đậu, bây giờ
lương cơ bản là 6 triệu/tháng. Bạn ấy quyết định đi học thêm ngoại ngữ
nữa để nâng cấp bậc lên, có cơ hội thăng tiến lên. Nhìn bạn mình đã đi
làm kiếm được tiền, còn mình thì vẫn còn là mốtinh viên không biết tương
lai trôi về đâu nữa.”
Thực tế có rất
nhiều bạn học vài năm ở ĐH rồi cảm thấy chương trình quá nặng, khả năng
theo không nổi rồi lại bỏ giữa chừng để thi lại một trường thấp hơn.
Có
những bạn học trường trung cấp chuyên nghiệp khoảng 2 năm là ra trường,
xin được việc làm ngon lành, lại đúng nghề. Như thế còn hơn cả khối
người cầm cái bằng ĐH nhưng lại lận đận tìm việc làm, thất nghiệp, làm
trái nghề.
Xác định chính xác
Ở đây có nghĩa là bạn phải chú trọng việc chọn ngành mà đảm bảo sau nhiều năm học ra trường chắc chắn là có việc làm.
Một
số bạn chọn những ngành nghề hot ở hiện tại bây giờ nhưng liệu có chắc
chắn rằng trong 4, 5 năm tới nó có còn hot không. Một ví dụ tiêu biểu
chính là ngành Ngân hàng, điểm lúc nào cũng cao vời vợi, lương cao, đầy
hứa hẹn. Vậy khi bạn chọn ngành này bạn phải xác định rằng ít ra phải
học thật sự giỏi, hoặc du học Thạc sĩ nước ngoài thì họa may bạn mới có
cơ hội xin được việc làm. Trong khi đó, hiện nay ngành Ngân hàng lại
đang gặp rất nhiều khó khăn, lương bị cắt giảm chỉ còn 2-3 triệu một
tháng, hoặc có những ngân hàng lương thử việc cực kỳ thấp hoặc không có
lương nhưng không dám chắc bạn có thể được nhận vào.
Ảnh minh họa.
H.Mai (sinh viên năm 2 ĐH SP) kể rằng:
“Học Sư phạm, Bách khoa, Kinh tế nghe oách thật đấy nhưng thật không
biết ra có việc làm không. Mình chọn Sư phạm là do muốn gia đình đỡ tốn
tiền học phí, học rồi nhưng chắc chắn là sau này sẽ không xin được đúng
việc. Mình có bà dì cũng học Sư phạm Anh nhưng 7, 8 năm nay vẫn chạy sô
đi dạy thêm chứ chưa được nhận dạy chính thức, bấp bênh lắm.”
Có
một số ngành đảm bảo tương đối đầu ra như An ninh, Sư phạm Mầm non,
Điện, CNTT. Chẳng hạn như An ninh bạn phải xác định học cho thật giỏi để
đậu ĐH, con trong ngành đã được cộng 2đ, còn không bạn học trung cấp.
Khi học xong bạn sẽ được phân công về khu vực mình sống để làm việc. Hay
Mầm non thì dù không dù không xin làm chính quy được thì bạn có thể xin
vào làm tư nhân, hiện nay có rất nhiều trường mầm tư thục và mầm non
quốc tế mọc ra.
Gần đây nhất chính là trường
hợp của thủ khoa Lê Văn Ngọ, ĐH GTVT ra trường với điểm trung bình 8.77
nhưng vẫn rất khó khăn để tìm được việc làm, vẫn phải đi làm thêm để
trang trãi cuộc sống thu nhập khoảng 1.5-2 triệu/tháng.
Tạm kết
Có
những con đường đi khác nhau nhưng đều đến chung một cái đích. Quan
trọng là bạn lựa chọn con đường nào phù hợp nhất với khả năng của bản
thân mình thì mới cố gắng hết mình được. Đam mê cũng tốt nhưng biết nhìn
nhận vào thực tế thì càng tốt hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét